- Ngành Ngân hàng tài chính:
3 Một số kiến nghị.
3.2- Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác
Để tạo điều kiện cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh nói riêng thực hiện được các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác cần lưu ý một số vấn đề sau :
- Những năm gần đây hàng năm Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật để điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng. Đặc biệt là 2 đạo luật về hoạt động của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng đó là: “ Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng” ra đời tạo điều kiện tốt cho một bước phát triển mới của ngành ngân hàng ở nước ta, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên nhìn chung hệ thống pháp luật hiện hành của chúng ta hiện nay còn chồng chéo, thậm chí một số văn bản pháp luật còn có mâu thuẩn nhau, chưa sát với thực tế, mang tính chất chung chung, sự hướng dẩn luật còn chậm điều đó gây ra lúng túng cho hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng.
Để khắc phục được tình trạng nói trên đề nghị Ngân hàng nhà nước và các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản thuộc lĩnh vực của mình để bải bỏ hoặc đề nghị bải bỏ (Nếu không thuộc thẩm quyền của mình) những văn bản không phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc có mâu thuẩn nhau.
- Đề nghị chính phủ, Ngân hàng nhà nước hướng dẩn chi tiết luật tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực thi một cách có hiệu quả. - Vốn tự có hiện tại của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khó có
điều kiện để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa công nghệ tín dụng. Mặt khác các ràng buộc về pháp lý, về tỷ lệ tương quan vốn tự có với dư nợ tín dụng cho một khách hàng cũng trực tiếp hạn chế khả năng mở rộng tín dụng các dự án trung, dài hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy: Để giúp Ngân hàng TMCP ngoại thương có điều kiện tăng nguồn vốn tự có đảm bảo các yêu cầu trong việ cho vay những dự án lớn đề nghị chính phủ tạo điều kiện cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tăng vốn điều lệ của mình bằng các hình thức như cấp vốn; cho để lại phần lợi nhuận vượt kế hoặch hàng năm; Đăc biệt là hiện nay Ngân hàng Ngoai thương đang thực hiện tiến trình cổ phần hoá theo chủ trương của Đảng và nhà nước, cổ phần hoá xong thì đây là một thuận lợi cơ bản để ngân hàng Ngoại thương Huy động vốn trên thi trường chứng khoán bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Vậy đề nghị Ngân hàng nhà nước và chính phủ khẩn trương hoàn thiện việc cổ phần hoá của Ngân hàng Ngoại thương.
- Một trong số các khó khăn của cán bộ tín dụng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh khi xem xét quyết định cho vay là thiếu thông hoặc thông tin không trung thực, thiếu chính xác về doanh nghiệp. Vì vậy, trung tâm phòng ngừa và phân tán rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm trong việc thu thập và cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về doanh nghiệp, về tình hình kinh tế, sản xuất trong cả nước cho hệ thống Ngân hàng có tổ chức tín dụng. Để phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tín dụng, chất lượng thông tin, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần thành lập các công tín dụng chuyên mua bán
thông tin để hỗ trợ thêm cho Ngân hàng Nhà nước. Qua đó sẽ tách biệt vai trò quản lý Nhà nước và vai trò kinh doanh của các công tín dụng tư vấn.
- Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn tỉnh, Thành phố nắm vững phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế ở vùng, địa phương mình, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, toàn địa phương, những ngành kinh tế mũi nhọn để tư vấn cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn đầu tư vốn để phát triển đúng hướng. Phát huy hiệu quả vốn tín dụng và đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn. Ngân hàng Nhà nước cũng có thể thành lập tổ thẩm định tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại nhằm tiến hành thẩm định dự án các doanh nghiệp.