Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh (Trang 63 - 67)

- Ngành Ngân hàng tài chính:

3 Một số kiến nghị.

3.1- Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án:Trong giai đoạn 2008 – 2009, được sự chỉ đạo của NH nhà nước, Ngân Hàng TPCM Ngoại thương Việt nam đã tích cực nghiên cứu và ban hành cho mình cuốn sổ tay tín dụng, đây được coi như là một cuốn cẩm nang cho cán bộ làm công tác tín dụng nói chung, công tác thẩm định dự án nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chất lượng của cuốn sổ tay tín dụng chưa được như mong muốn của các nhà lãnh đạo NH. Nhiều nội dung hướng dẫn còn chung chung, dàn trải thay vì phải chi tiết, cụ thể khiến cán bộ thẩm định lúng túng trong quá trình tra cứu, áp dụng. Để hạn chế những rủi ro mà chi nhánh có thể gặp phải thì việc

thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án là một công việc không thể thiếu được của NH. Việc cải tiến quy trình thẩm định dự án phải cụ thể hoá cao cho phù hợp với năng lực cán bộ và hoạt động của NH.

- Hiện tại theo quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam áp dụng chung cho toàn hệ thống thì chưa phân đinh rõ giữa khâu thẩm định và khâu cho vay. Thẩm định và cho vay vẫn cùng ở các bộ tín dụng, sau đó qua kiểm soát của lãnh đạo phòng tín dụng và giám đốc duyệt cho vay; các khâu tiếp cận lập hồ sơ, tờ trình, tài liệu chủ yếu dựa trên thông tin của khách hàng cung cấp, nguồn thông tin ở các kênh khác để kiểm định vô cùng ít quy chế về hội đồng tín dụng đã được ban hành để giãi quyết những vấn đề khó khăn phức tạp. Nhưng các thành viên của hội đồng tín dụng cũng không phải là các chuyên gia về các lĩnh vực của dự án đầu tư. Tài liệu mà hội đồng tín dụng xem xét cũng chỉ dựa vào số liệu , tài liệu mà các bộ tín dụng cung cấp. Vậy kiến nghị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần phải tiến hành xây dựng áp dụng cho toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương một quy trình tín dụng nói chung và quy trình thẩm định dự án nói riêng theo nguyên tắc tách bạch giữa 3 khâu: Thẩm định – Cho vay – Thu hồi nợ

- Bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, từng địa phương để giúp chi nhánh đầu tư đúng hướng và an toàn. Từ đó cùng với chi nhánh tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng để mở rộng tín dụng.

- Tổ chức một cách thường xuyên hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ.

- Tổ chức hội thảo, tập huấn trước tiên để các chuyên gia, nhà tư vấn cung cấp các thông tin về cơ chế chính sách, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, về hành lang pháp lý, về các nhân tố khách quan chủ quan đang trực tiếp tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động ty của các Ngân hàng để từ đó chúng ta xác định hạn mức đầu tư phù hợp với từng ngành nghề, từng doanh nghiệp.Bên cạnh đó, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trẻ học hỏi kinh nghiệm hết sức cần thiết của cán bộ đang trực tiếp thẩm định dự án, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể và đảm bảo an toàn hiệu quả vốn đầu tư.

- Để có quyết định đầu tư chính xác, kịp thời các Ngân hàng cần có được nguồn thông tin nhanh, đầy đủ, nên đề nghị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam : tổ chức thu thập và cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách của Ngân hàng, các ngành liên quan về đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và bộ máy quản lý của doanh nghiệp trong tương lai, về hoạt động của các ngành có liên quan … - Nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.Để ra quyết định đầu

tư, cán bộ lãnh đạo Ngân hàng cần có các nguồn cung cấp thông tin có chất lượng. Trên thực tế, hệ thống thông tin tín dụng của chúng ta còn nhiều điều chưa hợp lý.Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước ta tổ chức quản lý vĩ mô tài chính tiền tệ, nên Trung tâm CIC của NHNN là nơi có nguồn thông tin đa dạng nhất, tính pháp lý cao nhất. Bên cạnh đó, trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương còn có Phòng thông tin phòng ngừa rủi ro (TPR) hoạt động. Thực tế hiện nay, nguồn tin của CIC lấy từ các trung tâm phòng ngừa rủi ro của các Ngân hàng Trung ương, các Ngân hàng thương mại Trung ương nhận tin từ các chi nhánh, các chi nhánh lấy tin của các khách hàng đang quan hệ để truyền đi, nên thông tin phòng ngừa rủi ro thực sự không cập nhật, chưa khách quan và cũng chưa có sức thuyết phục. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các Ngân hàng chi nhánh đang bước đầu thiết lập quan hệ với các công tín dụng kiên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là đối tượng có trình độ quản lý tài chính, công nghệ thiết bị hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi cao, nguồn thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro không có, chi nhánh phải tự tìm kiếm từ báo chí. Hay các nguồn tin không chính thức, chi phí cao, khó có thể đáp ứng kịp thời cho công việc. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc khai thác, lưu trữ, trao đổi thông tin trong hệ thống; xây dựng quan hệ trao đổi mua bán thông tin với Ngân hàng khác, các cơ quan tư pháp, các tổ chức thông tin đại chúng trong và ngoài nước để có thông tin chính xác, kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh. Kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân cũng là biện pháp quan trọng đảm bảo an toàn, hiệu quả đầu tư.

- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát. Phòng kiểm tra, kiểm soát và khiếu tố của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chưa

tích cực trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của các chi nhánh trong hệ thống. Do vậy việc kiểm tra, kiểm soát không thường xuyên, một mặt do trình độ cán bộ kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế, mặt khác do thời gian hạn hẹp chỉ thực hiện được xác suất một số hồ sơ tín dụng, hơn nữa việc phát hiện ra sai sót còn đòi hỏi cán bộ kiếm soát phải am hiểu trình độ nghiệp vụ kỹ càng, có kinh nghiệm, có cánh đánh giá tổng hợp nên nhiều khi sai sót không được phát hiện kịp thời để có thể xử lý thích hợp không để quá muộn. Đứng trước tình hình đó Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời nhằm xử lý các sai phạm, hạn chế thấp nhất tổn thất, góp phần đưa hoạt động kinh doanh thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

- Tổ chức sắp xếp cán bộ một cách hợp lý: Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương nói chung và mỗi chi nhánh nói riêng. Mỗi chi nhánh nằm trên địa bàn hoạt động khác nhau sẽ có lợi thế và khó khăn riêng mình. Trong điều kiện cạnh tranh, tranh giành các khách hàng lớn giữa các Ngân hàng, để có chính sách thu hút đòi hỏi cán bộ lãnh đạo mỗi chi nhánh không chỉ dừng lại ở tay nghề cao, bề dày kinh nghiệm, tầm nhìn bao quát, hiểu biết khá sâu về những khách hàng lớn và thữ lự của Ngân hàng. Người lãnh đạo phải biết nhìn nhận và đánh giá, tìm cách sắp xếp sao cho hợp lý nhất, phù hợp năng lực ở mỗi người, ở vị trí công tác của mình, có thể kết hợp đựơc hết khả năng của mọi người cho công việc chung.

- Cơ chế tiền lương hợp lý: Trong hoạt động sản xuất cũng như trong kinh doanh, lương, thưởng luôn là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc, là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Với mức lương cao hợp lý, người lao động sẽ yên tâm, nhiệt tình hơn với công việc mình làm, ngược lại với mức lương thấp người lao động sẽ không chú tâm vào công việc của mình dẫn đến hiệu quả lao động thấp. Thực tế những năm qua lương bình quân của mỗi cán bộ chi nhánh còn thấp so với các ngân hàng cổ phần khác. Vì vậy, để khuyến khích kịp thời, thúc đẩy khả

năng sáng tạo trong công việc, đề nghị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có chế đọ tiền lương, thưởng thích đáng cho cán bộ công nhân viên. - Trao quyền tự chủ đối với các chi nhánh: Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam chi nhánh Vinh vẫn bị phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam mới được thực hiện. Ngân hàng TMCP Ngoại thương chinh nhánh Vinh gặp rất nhièu khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp đổi mới hoạt động của mình. Do đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên trao nhiều quyền tự chủ, mở rông quyền hạn và trách nhiệm hơn nữa cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Vinh. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chỉ cần đề ra định hướng, mục tiêu hướng dẫn thực hiện còn lại trao quỳên quyết định cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinhđồng thời yêu cầu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh chịu trách nhiệm với các quyết định của mình. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện quản lý, giám sát từ xa và trong trường hợp cần thiết giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w