Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và phạm vi hoạt động của

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VU HÀ LONG (Trang 38)

Các lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Kinh doanh lữ hành:

Công ty là đơn vị tổ chức lữ hành chuyên nghiệp nội địa và quốc tế tại Việt Nam đã tổ chức được hơn 4000 tour du lịch trong một năm và đã giành được khá nhiều thành công.

- Kinh doanh dịch vụ du lịch cũng là một mảng mà công ty gặt hái được khá nhiều thành công trong thời gian qua.

Phạm vi hoạt động của công ty

Phạm vi hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty tương đối rộng gồm cả lữ hành quốc tế nhận khách và gửi khách. Ở trong nước công ty có quan hệ hợp tác với các hãng lữ hành và các đại lý lữ hành trên toàn quốc. Đây là cơ hội rất tốt để công ty tổ chức các chương trình du lịch tại Việt Nam cho khách nước ngoài,Việt Kiều và cho khách ở trong nước ra nước ngoài.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Ở CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀ LONG TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 So sánh 2008/2007 +/- % - Tổng doanh thu VND 681.585.4 77 1.148.487. 102 466.601. 655 168.5 - Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ VND 681.585.4 77 1.148.487. 102 466.601. 655 168.5 -Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ VND 121.277.2 17 263.983.1 58 142.705. 941 217,67 - Doanh thu HĐTC VND 2.842.880 8.974.211 6.131.33 1 315,67

- Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh

VND 9.222.176 2825.725 -

6.396.44 1

30.64

-Tổng lợi nhuận kế hoạch

trước thuế VND 9.222.176 2825.725 6.396.44-

1

30.64

- lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

VND 6.639.967 2034.529 -

4.605.43 8

30.64

Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2008-2009 Các chỉ tiêu Đơn vịtính Thực hiện 2008 Thực hiện2009 So sánh 2009/2008 +/- % - Tổng doanh thu VND 1.148.487. 102 4.742.647. 350 3.594.16 0.248 412,95 - Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ VND 1.148.487. 102 4.742.647. 350 3.594.16 0.248 412,95 -Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ VND 263.983.158 529.150.659 265.167.501 200,45 - Doanh thu HĐTC VND 8.974.211 9.163.668 189.457 102,11

- Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh VND 9.222.176 50.907.19 8 41.685.0 22 552.01 -Tổng lợi nhuận kế hoạch

trước thuế VND 9.222.176 50.907.19 8 41.685.0 22 552.01 - lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp VND 2.034.529 41.998.438 39.963.909 206,43

- Về tổng doanh thu : năm 2008 so với năm 2007, tổng doanh thu tăng 466.601.655 tương ứng với 68.5%:

Nói chung tình hình kết quả kinh doanh của doanh thu trong 2 năm qua khá ổn định và có xu hướng ngày càng phát triển năm sau cao hơn năm trước, mức tăng doanh thu khá mạnh, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành. Tuy vậy công ty cũng cần phải cố gắng nhiều trong năm 2010 và trong những năm tới vì trong tương lai cơ hội kinh doanh du lịch rất thuận lợi. Để đạt được nhưng kết quả tốt trong những năm tới công ty cần phải có nhiều giải pháp để thu hút khách hàng đến với công ty nhiều hơn.

Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nhận khách năm 2008- 2009 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 So sánh 2008/2009 +/- % 1. Tổng số khách Lượt 876 1547 671 76,59 2. Tổng doanh thu VND 1.148.487.102 4.742.647.350 3.594.160.248 412,95 ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách)

Xem kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách trên bảng số 7 ta thấy : Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách năm 2009 tawng3.594.160.248 tương ứng với 412.95% so với năm .

Bảng 8: Cơ Cấu nguồn khách của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại khách Đơn vị tính Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 So sánh 2008/2009 +/- % Khách Việt Nam (sài gòn) Lượt 354 689 335 94,6

Khách nước ngoài Lượt 81 130 49 60,49

Khách Việt Kiều Lượt 441 728 287 65,1

Hoạt động kinh doanh lữ hành nhận khách là hoạt động chính của công ty đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Trong chiến lược kinh doanh doanh của mình công nhằm vào thị

trường khách truyền thống của mình là khách Việt Kiều. Đây được coi là thị trường khách khách quen thuộc của công ty trong lĩnh vực nhận khách. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 287 lượt khách tương ứng với 65,1%.Đây có thể coi là cơ hội kinh doanh trong năm tới của công ty được xác định là điểm đến an toàn trong thời gian tới.

Kết quả trên cho thấy cả thành công cũng như hạn chế của công ty. Điều quan trọng hiện nay của công ty là phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tạo nét khác biệt cho sản phẩm của mình, để từ đó thu hút khách du lịch đến với công ty. Xây dựng các tour mới lạ với giá cả phải chăng và đảm bảo chất lượng để thu hút khách. Cụ thể dưới đây là các tour du lịch giành cho thị trường lữ hành giành cho đối tượng khách Việt Kiều:Hà Nội-Hạ Long-Tuần Châu,Hà Nội –Hạ Long –Cát Bà…

2.2.3. Đánh giá kết quả đạt được và tồn tại trong hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành

Nhìn vào kết quả đạt đựơc của công ty trong các bảng trên cho thấy công ty đạt kết quả rất đáng tự hào. Phải kể đến hiện nay là số lượng khách Việt Kiều hành hương về thăm quê. Đối với thị trường này khách du lịch ưa thích nhất là các tuor du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long(Quảng Ninh), và các tour thăm Chùa Hương vào mùa lễ hội, hiện nay hàng ngày công ty tổ chức các tuor này để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Công ty rất quan tâm đến các dịch vụ tại các điểm tham quan theo nhu cầu của khách (thông qua phiếu nhận xét của khách tại công ty), từ đó có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách. Hiện nay tất cả Hướng dẫn viên khi dẫn đoàn bắt buộc phải phát thẻ cho khách gồm hai ảnh về danh lam phong cảnh của Việt Nam. Nhờ vào việc làm hài lòng khách hàng mà doanh thu của công thu vẫn tăng trưởng ổn định mặc dù năm vừa qua có rất nhiều công ty khác gặp phải khó khăn trong việc thu hút khách đến với công ty.

Bên cạnh những thành quả mà công ty đã đạt được, công ty cũng gặp phải vấn đề khó khăn, những mặt chưa tốt. Chẳng hạn như ngày càng nhiều đối thủ trên thị trường khi ngày càng nhiều xuất hiện trên thị trường.Tất cả đội ngũ của công ty còn rất trẻ.

Cùng với với hạn chế của công ty là mảng kinh doanh lữ hành nội địa chưa được phát triển, doanh thu hàng năm từ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa rất thấp, phần do công ty chỉ chú trọng đến khách du lịch Việt Kiều. Còn thị trường khách quốc tế thì mảng outbuond vẫn còn kém, cho thấy công ty cần cố gắng hơn trong việc tổ chức tour du lịch trong cũng như ngoài nước.

Tuy vậy cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu đi du lịch của dân cư ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề mà ban lãnh đạo công ty cần quan tâm xem xét đến thị trường khách nội địa này.

2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIÁ TRONG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Ở CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀ LONG TRONG THỜI GIAN QUA Ở CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀ LONG TRONG THỜI GIAN QUA 2.3.1. Các nhân tố cấu thành giá

- Thị trường du lịch

+ Vận động của cầu du lịch:

Du lịch thế giới hiện đang phát triển với tốc độ nhanh và đầy triển vọng. Vì sau chiến tranh thế giới lần hai, khoa học phát triển mạnh, mức sống của người dân ngày càng tăng. Mặt khác do hiện tượng ô nhiễm môi trường và làm việc căng thẳng con người có nhu cầu đi du lịch để thư giãn. Cùng với nó là sự phát triển của phương tiện giao thông vận tải con người đi lại dễ dàng hơn. Do vậy nhu cầu đi du lịch tất yếu sẽ tăng, trong đó ở các nước phát triển thì nhu cầu lại càng cao, con người muốn vui chơi, chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh để quên đi mệt mỏi ngày thường. Và Việt Nam là một điểm đến thú vị đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày một đông.

Bảng 9:Thống kê lượng khác quốc tế đến Việt Nam năm 2007

Theo thị trường:

Thị trường Lượt khách So với năm 2006

Trung Quốc 778.431 Tăng 12.3%

Mỹ 272.473 Tăng 24.5%

Nhật Bản 267.210 Tăng 27.5%

Đài Loan 256.906 Tăng 23.4%

Hàn Quốc 232.995 Tăng 79.1% Úc 128.661 Tăng 37.9% Pháp 104.025 Tăng 19.9% Campuchia 90.838 Tăng 11.2% Anh 71.016 Tăng 12.1% Đức 56.561 Tăng 26.8% Các thị trường khác 668.76 Tăng 26.8%

Theo mục đích chuyến đi:

Mục đích Lượt khách So với năm 2006

Du lịch, nghỉ ngơi 1.583.985 Tăng 27.9%

Công việc 521.666 Tăng 11.4%

Thăm thân nhân 467.404 Tăng 19.2%

Mục đích khác 354.821 Tăng 7.4% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: Tổng cục thống kê)

Từ trên cho thấy nhu cầu khách du lịch vào Việt Nam trong năm vừa qua chủ yếu là thị trường khách Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Xu thế nguồn khách chuyển dần sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Và nhu cầu với mục đích nghỉ ngơi và giải trí là chủ yếu, họ thường yêu thích các chương trình, tour sẵn có. Và đây thật sự là cơ hội cho công ty phát triển trong thời gian tới của công ty .Tuy nhiên để có thể thu hút được đối tượng khách này thì đòi hỏi công ty phải có những đầu tư thích đáng cũng như phải xây dựng được những tour hấp dẫn hơn nữa.

- Xu hướng phát triển của cung:

Do sự canh tranh gay gắt về việc thu hút nguồn khách và chất lượng phục vụ nên các công ty tìm cách đa dạng sản phẩm và chất lượng, vì họ coi đây là lợi thế cạnh tranh.Hơn nữa để có thể bán được sản phẩm với số lượng lớn thì công ty phải không ngừng mở rộng kênh phân phối cũng như tăng cường quảng bá trên thông tin đại chúng để thu hút khách. Và nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thông tin giúp cho việc quảng bá sản phẩm đạt kết quả cao hơn, đặc biệt là sự xuất hiện của internet vào Việt Nam trong những năm 90 giúp cho du khách biết đến nước ta nhiều hơn trong việc lựa chọn điểm du lịch. Hơn thế là những cố gắng từ phía Đảng và Nhà nước như giảm bớt thủ tục hành chính trong việc đến du lịch tại Việt Nam đã góp phần làm cho ngành du lịch phát triển hơn. Cùng với xu thế trên công ty cũng đang cố gắng hơn trong lĩnh vực chuyên môn để thu hút khách đến với công ty. Xu hướng của cung – cầu du lịch đang phát triển mạnh mẽ và dự đoán sang thế kỷ 21 sẽ trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới.

2.3.2. Tình hình thực tế về giá của du lịch lữ hành trong công ty TNHH Du lịch và dịchvụ Hà Long . vụ Hà Long .

Qua việc nghiên cứu thị trường khách, môi trường cạnh tranh trong thị trường du lịch ở Việt Nam nói chung và đại bàn Hà Nội nói riêng. Công ty TNHH du lịch và dịch vụ Hà Long đã áp dụng chính sách rất linh hoạt đối với từng thị trường khách, từng loại chương

trình và toàn bộ việc tính giá của công ty được đưa vào máy tính để xử lý và tính giá thành và giá bán trong hoạt động thu hút khách trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành của công ty. Công ty tính giá đều trên cơ sở cạnh tranh, và trên cơ sở nhận biết tầm quan trọng của giá trong kinh doanh công ty đã thực hiện hạch toán kinh doanh chi tiết theo từng quý đồng thời có kế hoạnh đánh giá và đề ra phương hướng cho quý sau một cách cụ thể đến với từng nhân viên trong công ty.

Công ty thường áp dụng chính sách giá sau:

∗ Giá chi phí:

Để đảm bảo cho mức giá khoa học và hợp lý thì công ty phải căn cứ vào ba nhân tố: chi phí, cạnh tranh và quan hệ cung cầu. Việc xác định giá theo chi phí là phương pháp tính giá cơ bản nhất, để tính giá theo phương pháp này phải biết rõ cơ cấu giá, các loại chi phí và phải đảm bảo phải bù đắp được chi phí đồng thời phải đảm bảo giá cạnh tranh trên thị trường.

Việc xác định giá được tiến hành như sau:

+ Phải xác định được tổng chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm. + Tính tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm.

+ Xác định tỷ lệ lợi nhuận mà công ty cần đạt được.

Nguyên tắc tính giá là phải xác định toàn bộ chi phí. Trong kinh doanh du lịch thì chi phí bao gồm: chi phí trực tiếp và gián tiếp tới thực hiện một chương trình du lịch, và giá phải tính cho từng khách.

Khi tính đựơc tất cả các loại chi phí công ty lập bảng tính giá thành theo lịch trình từng ngày. Khi đã tính giá thành công ty dựa vào mức giá bán trên thị trường để đưa ra mức giá bán hợp lý dựa vào mức phổ biến của sản phẩm trên thi trường. Chẳng hạn nếu sản phẩm là mới thì công ty có quyền đặt giá cao và ngựơc lại, nếu sản phẩm( chương trình du lịch ) của công ty đã có mặt trên thị trường thì công ty có thể có mức giá thấp hơn để thu hút khách.

∗ Giá phân biệt:

Công ty áp dụng mức giá phân biệt nhằm khai thác tất cả đoạn thị trường khác nhau, nhằm bán được nhiểu sản phẩm, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận. Công ty thường áp dụng mức giá phân biệt sau:

-Giá theo đối tượng khách: Giá cho khách nội địa và quốc tế.

+ Khách nội địa: Giống như nhiều công ty du lịch khác công ty TNHH du lịch và dịch vụ Hà Long áp dụng mức giá cho đối tượng khách này bằng tiền Việt Nam và mức giá này thường thấp hơn so với mức giá cho người nước ngoài. Và các chi phí như tiền thuê

khách sạn cũng thấp hơn so với khách quốc tế. Cùng với chất lượng cuộc sống của người Việt Nam tăng lên thì nhu cầu du lịch của nhân dân ta không chỉ dừng lại ở trong nứơc mà sang cả nước ngoài, công ty cũng đã tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài cho khách nội địa tuy chỉ ở khu vực Đông Nam Á và số lượng còn ít nhưng trong thời gian tới chắc chắn số lượng các tour này sẽ tăng lên.

+ Đối với khách du lịch là trẻ em đi du lịch nước ngoài dưới 12 tuổi thì giảm từ 40 đến 50% giá vé, những trẻ em dưới 5 tuổi thì được giảm hoàn toàn giá vé.

+ Giá thời vụ: Việc áp dụng chính sách giá này chủ yếu là đối với khách du lịch trong nước, còn với khách nước ngoài áp dụng chính sách giá này là do khoảng cách vận chuyển xa. Với tour du lịch trái vụ thì công ty thường giảm giá cho khách du lịch mua vào trái vụ.

+ Giá theo số lượng khách: Để khuyến khích khách du lịch đi theo đoàn công ty có chính sách giảm giá cho đoàn có số lượng lớn. Với hình thức này công ty vừa tốn ít chi phí và thu được nhiều lợi nhuận do phục vụ được nhiều khách.

- Giá hợp đồng: Trong kinh doanh lữ hành du lịch thì việc xây dựng mối quan hệ với bạn hàng là vô cùng quan trọng, kể cả nhà các hãng lữ hành quốc tế đến các nhà cung cấp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Vì kinh doanh lữ hành du lịch là một lĩnh vực đặc biệt sản phẩm được tạo ra từ nhiều các thành phần kinh tế khác nhau do vậy thiết lập các

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VU HÀ LONG (Trang 38)