Một số giải pháp cho các tỉnh miền Bắc

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 73 - 78)

- Chính phủ quy định khung mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với từng loại hình công trình thủy lợi, từng loại đối tượng sử dụng nước, từng

2.Một số giải pháp cho các tỉnh miền Bắc

Các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn trong vùng nói riêng là khu vực có nhiều tiềm năng, đồng thời có vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng. Việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quan trọng này luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó chúng ta có thể thấy qua nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, đặc biệt cuối tháng 9 vừa qua Chính phủ đã triệu tập một hội nghị chuyên đề để bàn về phát triển kinh tế - xã hội của 6 tỉnh này. Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, tác giả đưa ra một số giải pháp về khoa học và công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực thủy lợi - một bộ phận của kết cấu hạ tầng, vấn đề quan trọng đang được các địa phương này quan tâm.

Công tác thuỷ lợi nói chung, công tác khoa học và công nghệ (KH&CN) thuỷ lợi nói riêng có vai trò quan trọng góp phần thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các tỉnh miền núi.

Theo số liệu thống kê của Viện khoa học thuỷ lợi (KHTL), không kể những công trình lớn như Thác Bà, Hoà Bình, đến nay tại khu vực miền núi phía Bắc, Nhà nước và nhân dân địa phương đã xây dựng được 893 hồ chứa nước loại vừa và nhỏ; 1 200 đập dâng; hàng trăm công trình thuỷ luân, thuỷ điện nhỏ, trạm bơm; hàng vạn trạm thuỷ điện cực nhỏ có công suất 0,3-0,6 kW; hàng vạn công trình trung, tiểu thuỷ nông gồm kênh dẫn, mương phai; hàng chục vạn bể chứa, giếng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; hàng trăm kilômét đường ống dẫn nước kiên cố; đã phục vụ tưới chắc cho 100 000 ha lúa chiêm, 210 000 ha lúa mùa, cung cấp 20 000 kW điện, giải quyết nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hơn 30 vạn dân ở các vùng khan hiếm nước, vùng núi đá, vùng biên giới và các vùng dân cư, kinh tế tập trung. Tuy nhiên, các công trình thuỷ lợi ở đây còn bộc lộ nhiều nhược điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các tỉnh trong tình hình mới.

Các công trình tạm, bán kiên cố còn chiếm tỷ lệ cao; các công trình do Nhà nước đầu tư, thường mới chỉ kiên cố công trình đầu mối, còn kênh mương do dân tự làm, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, nên hiệu suất còn rất thấp. Ví dụ: Trong tổng số 4 524 phai đập thì mới kiên cố được 1 200 đầu mối, chiếm 26,5% (chưa kể các công trình kiên cố còn bị xuống cấp nghiêm trọng); các công trình thuỷ luân, thuỷ điện nhỏ đã được xây dựng đến nay chỉ còn dưới 50% số trạm hoạt động.

Để góp phần phát triển KT-XH các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là 6 tỉnh thuộc diện đặc biệt khó khăn (Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Cạn), theo chúng tôi việc phát triển thuỷ lợi ở đây phải gắn với việc xây dựng hồ chứa nước, kết hợp thuỷ điện nhỏ để cung cấp nước, điện cho đời sống và sản xuất ở vùng thiếu nước, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể là:

- Nâng cấp, tu bổ và kiên cố hoá công trình và cụm công trình đầu mối, hoàn chỉnh các hệ thống kênh mương để phát huy hiệu suất các công trình hiện có.

- Xây dựng một số công trình mới tại các khu vực sản xuất lương thực tập trung và có tiềm năng, kết hợp với việc cấp nước cho các cụm dân cư, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp.

- Tăng cường trồng rừng kết hợp với làm hồ chứa nước nhỏ, ruộng bậc thang nhằm bảo vệ tầng phủ, giảm lũ, giữ ẩm và tăng nguồn sinh thuỷ.

- Nghiên cứu xây dựng kè bảo vệ các đoạn sông suối, đặc biệt là sông biên giới, kiểm soát nguồn nước và chất lượng nước vào lãnh thổ Việt Nam, phòng chống lũ quét, lũ ống miền núi.

- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối, địa phương huy động nhân dân đóng góp công lao động để xây dựng, tu bổ các hệ thống kênh mương.

- Xây dựng hệ thống thuỷ điện nhỏ cung cấp điện sinh hoạt cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, nơi không có điện lưới quốc gia.

Sau đây, chúng tôi xin tập trung phân tích một số giải pháp về KH&CN:

2.1. Cải tạo nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tự chảy: Đậpdâng, hồ chứa, kênh mương. dâng, hồ chứa, kênh mương.

2.1.1. Đối với công trình đập dâng (bao gồm đập tạm, bán kiên cố, kiên cố): Phai đập tạm như phai gối, phai chân ếch, phai cũi, do nhân dân tự làm là chủ yếu. Loại này xây dựng đơn giản nhưng phải sửa chữa, làm lại hàng năm, hơn nữa các loại vật liệu để xây dựng tại chỗ hiếm, đặc biệt là gỗ không được phép khai thác tự do, vì thế không nên phát triển .

Đối với vùng núi nên cố gắng đầu tư xây dựng các loại phai đập bán kiên cố như phai rọ đá, phai đá xếp (phai rọ đá hiện nay được dùng khá phổ biến vì công nghệ và vật liệu làm rọ đá không khó khăn như thập niên 60-70, thép làm rọ có thể được mạ lớp chống rỉ, hoặc bọc nhựa, bọc composite) và các loại phai đập kiên cố như đập đá xây hoặc bê tông; đập có lõi đất đá, được bọc đá xây hoặc bê tông; đập đá đổ cải tiến; phai đập tự động nâng lên, hạ xuống theo mùa vụ.

2.1.2. Hồ chứa nước: Chú ý sửa chữa, nâng cấp cải tạo hệ thống đóng mở điều tiết hồ, chống thẩm lậu. Hầu hết hồ chứa ở miền núi là loại nhỏ, có dung tích trên dưới 1 triệu mét khối, chiều cao đập xấp xỉ 10 m, diện tích tưới vài chục hecta nên lưu lượng qua cống nhỏ, tiết diện cống bé, do đó vấn đề kín nước cửa van và thao tác đóng mở cửa cống là rất quan trọng, cần được lưu ý.

2.1.3. Hệ thống kênh mương, cầu máng: Hầu hết các hệ thống kênh mương miền núi đều không hoàn chỉnh, hay bị sạt lở. Vì vậy cần đẩy mạnh việc kiên cố hóa.

Ngoài ra có thể áp dụng công nghệ tưới cây vùng đồi bằng vòi phun, nhỏ giọt áp lực thấp đã được một số cơ quan trong nước nghiên cứu, chế tạo và áp dụng ở miền núi như các loại vòi phun bằng nhựa, bằng đồng...

2.2. Phát triển thuỷ luân, thuỷ điện nhỏ, trạm bơm:

Việc cấp điện cũng như cấp nước sinh hoạt ở miền núi cần được giải quyết theo hướng triệt để kết hợp với công trình thuỷ lợi để lắp đặt thiết bị. Thấy trước được vấn đề khó khăn về thiết bị, nhiều năm qua Viện KHTL đã chủ động nghiên cứu chế tạo trong nước nhiều loại thiết bị thủy luân, thuỷ điện nhỏ có kết hợp chạy các máy xay xát nông sản. Đến nay chúng ta có lực lượng để giải quyết đủ yêu cầu về thiết bị thuỷ luân, thuỷ điện nhỏ và hiện đang tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng thiết bị (như hiệu suất, độ bền) và giảm giá thành sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các dạng thiết bị này của các địa phương miền núi.

Do đặc điểm của sông suối miền núi là có mức dao động mực nước lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt nên thiết bị bơm nước phải đáp ứng được yêu cầu đó. Giải pháp bơm sử dụng năng lượng truyền thống, do chi phí vận hành cao nên chỉ được sử dụng cho vùng có cột nước bơm thấp hoặc cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giải pháp sử dụng năng lượng nước như dốc nước, thác nước, đập dâng để xây dựng, lắp đặt các loại bơm như bơm va, bơm thuỷ luân là phù hợp, vì công nghệ này chưa được sử dụng rộng rãi nên còn nhiều địa điểm có thể tận dụng được. Ngoài những công trình xây dựng mới, thì ngay trong hệ thống thuỷ lợi đã có cũng có thể lợi dụng các bậc nước ở sau đập, ở trên kênh để lắp đặt chúng, góp phần nâng cao hiệu quả tưới và cấp nước sinh hoạt của công trình. Công nghệ này có thể đưa nước lên cao (10-100m) tạo nguồn nước để cấp nước cho vùng đất dốc, cho cây ăn quả, cây công nghiệp, cho nuôi cá, có thể dẫn nước đi xa để cấp nước sinh hoạt. Quy mô công trình vừa và nhỏ, phù hợp với quy mô hộ gia đình ở miền núi, chi phí thấp (dưới 1 triệu đồng cho 1 trạm), người dân có thể tự đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành, góp phần xã hội hoá công tác thủy lợi .

Hiện nay, Viện KHTL đã nghiên cứu chế tạo được 15 loại bơm thuỷ luân, hợp tác nghiên cứu 4 loại bơm va, có thể đáp ứng rộng rãi nhu cầu phát triển thuỷ lợi miền núi. Từ năm 1998 đến 2001 Viện đã đưa kết quả nghiên cứu này vào sản xuất, góp phần xây mới và cải tạo trên 50 trạm bơm, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như Trạm bơm thuỷ luân Tà Xa (Sơn

La), Hệ thống thuỷ lợi Văn Quán (Lạng Sơn) và một số điểm trình diễn ở Tuyên Quang, được địa phương đánh giá cao.

Đối với vùng sâu, vùng xa điện lưới quốc gia khó vươn tới được, vì vậy việc tận dụng nguồn thủy năng sẵn có làm thuỷ điện nhỏ là một hướng quan trọng để nâng cao đời sống dân cư ở các bản làng. Thiết bị thuỷ điện nhỏ trước đây phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài, một số thiết bị sản xuất trong nước có chất lượng chưa ổn định nên làm mất lòng tin của các cấp quản lý và người sử dụng. Trong 10 năm gần đây, Viện KHTL đã tập trung nghiên cứu, áp dụng các thành tựu mới về thuỷ điện nhỏ của thế giới và bước đầu đã chế tạo được những thiết bị chính cho thuỷ điện nhỏ với quy mô công suất 5-200 kW, phục vụ cho quy mô thôn, bản đến quy mô xã miền núi. Đặc biệt trong 2 năm gần đây nhờ áp dụng một số tiến bộ KH&CN nên thiết bị thuỷ điện do Viện nghiên cứu đã đạt trình độ của khu vực. Riêng mảng thiết bị thuỷ điện cực nhỏ, do thiết bị của Trung Quốc giá quá thấp nên sản phẩm của ta chưa cạnh tranh được. Được sự hỗ trợ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Viện đang tập trung nghiên cứu loại thiết bị này nhằm sớm đưa ra các thiết bị chất lượng cao, giá thành thấp, phục vụ cho phát triển miền núi.

Ngoài 2 nhóm công nghệ phục vụ cho thuỷ lợi và thuỷ điện nhỏ nêu trên, Viện đang đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả; sử dụng vật liệu mới (vải địa kỹ thuật) để xây dựng bể chứa nước cỡ lớn phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng cao núi đá; sử dụng vật liệu mới kết hợp vật liệu địa phương để xây dựng hồ chứa nước với chi phí thấp; một số loại bơm phù hợp với địa hình miền núi... Để phát triển thuỷ lợi ở các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, ngoài các giải pháp về công nghệ, chúng tôi cho rằng còn một số vấn đề khác mà các cơ quan hữu quan và Nhà nước cần quan tâm giải quyết:

- Đẩy mạnh phổ biến những tiến bộ KH&CN bằng cách xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức các lớp tập huấn và mạng lưới cán bộ chuyển giao kỹ thuật (như mô hình khuyến nông).

- Với các trạm quy mô hộ gia đình, Nhà nước cần hỗ trợ vật tư (xi măng, sắt thép), thiết bị. Các trạm có quy mô lớn hơn cần được hỗ trợ đầu tư như đầu tư các dự án thuỷ lợi hiện nay, nhưng cần cải tiến phương thức quản lý đầu tư.

- Cần hỗ trợ các cơ quan nghiên cứu - triển khai để sớm đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất ở miền núi.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 73 - 78)