Cơ cấu vốn theo vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 40 - 43)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 1995

2.1.Cơ cấu vốn theo vùng kinh tế

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào ngành thuỷ lợi Việt Nam

2.1.Cơ cấu vốn theo vùng kinh tế

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia làm 7vùng chính, mỗi vùng có những đặc điểm kinh tế khác nhau, chính vì vậy để đầu tư cho mỗi vùng này, chủ đầu tư phải nắm rõ những đặc điểm riêng để có phương thức đầu tư thích hợp đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua Nhà nước chủ yếu đầu tư vào vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long cũng dễ hiểu vì đây là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Ngoài ra, Đồng bằng sông Hồng cũng được sự quan tâm đầu tư thích đáng tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở các vùng khác với tỷ lệ đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng.

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn đó chính là nền tảng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để thực hiện mục tiêu đó, đầu tư cho thuỷ lợi cũng là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Vấn đề đặt ra là làm sao cho có một cơ cấu hợp lý trong quá trình đầu tư. Vì vậy phải có sự nghiên cứu thực tế qua các năm để phát huy những mặt tích cực và những tồn tại sẽ được khắc phục nhằm nâng cao tính hiệu quả trong đầu tư. Do đó, trong giai đoạn hiện nay Nhà nước cần phải có sự phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý để tạo điều kiện phát triển chung.

Nguồn vốn đầu tư trong nước vào thuỷ lợi liên tục tăng trong các năm, cụ thể năm 1995 chiếm 49.5%, năm 1996 chiếm 51.6%, 1997 chiếm 56.3%, 1998 chiếm 57.9%, 1999 chiếm 59% so với tổng vốn đầu tư. Với nguồn vốn đầu tư trong nước thì vốn Ngân sách Nhà nước luôn chiếm phần lớn, nguồn vốn tín dụng đầu tư vào thuỷ lợi cũng tăng lên qua các năm nhưng chủ yếu là vốn tín dụng ưu đãi, còn vốn tín dụng thương mại đầu tư vào thuỷ lợi là không đáng kể. Bên cạnh sự tăng lên của tỷ trọng vốn đầu tư trong nước vào thuỷ lợi so với tổng vốn đầu tư qua các năm thì tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nước lại giảm đi. Cụ thể năm 1995 chiếm 50.5% tổng vốn đầu tư, năm 1996 chiếm 48.4%, năm 1997 chiếm 43.7%, năm 1998 chiếm 42.1%, năm 1999 chiếm 41%. Đối với công tác thuỷ lợi thì nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong vốn nước ngoài là vốn ODA luôn có tỷ trọng đầu tư cao hơn so với FDI và các nguồn đầu tư nước ngoài khác.

Trong công tác thuỷ lợi với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nên tỷ trọng vốn đầu tư của nhân dân vào thuỷ lợi tương đối cao, 1995 chiếm 11.8% tổng vốn đầu tư, đến năm 1999 chiếm 13.6%.

Với tỷ trọng vốn đầu tư trong nước như trên thì vốn Ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư vào hệ thống công trình lớn, phục vụ lâu dài, các công trình đầu mối. Với lượng vốn đóng góp của dân phần làm kênh mương nội đồng, các công trình nhỏ, hồ chứa nước.

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi

Đơn vị: % Mục 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100 1. Vốn trong nước 49,5 51,6 56,3 57,9 59 - Ngân sách nhà nước 19,7 20,4 22,5 22,8 23,2 - Vốn tín dụng 14,3 13,9 15,6 15,2 16,1 - Nhân dân đóng góp 11,8 12,7 13,1 13,9 13,6 - Vốn khác 3,7 4,6 5,1 6 6,1 2. Vốn nước ngoài 50,5 48,7 43,7 42,1 41 - ODA 23.6 20,7 18,6 19,3 17,4 - FDI 17,2 18,3 15,2 14,6 12,9 - Vốn khác 8,9 9,4 9,9 8,2 10,7

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cơ cấu đầu tư giữa các vùng tương đối hợp lý, song song với việc tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, là những vùng trọng điểm có thể phát triển nhanh, có sản lượng hàng hoá lớn ( gần 40%). Nhà nước đã giành một phần vốn đáng kể để đầu tư phát triển các vùng miền núi phía bắc, khu 4 cũ và miền Trung là những vùng thường xuyên bị thiên tai, đầu tư thuỷ lợi các vùng này không chỉ đầu tư trực tiếp mà còn đầu tư gián tiếp qua các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo.

Bảng 8: Tỷ trọng vốn đầu tư thuỷ lợi phân theo vùng kinh tế 1991- 1995

Đơn vị: (%)

Đồng bằng sông Hồng 18%

Duyên hải miền Trung 21%

Tây Nguyên 10%

Đông Nam Bộ 8%

Đồng bằng sông Cửu Long 17%

Miền núi bắc bộ 9%

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bảng 9: Tỷ trọng vốn đầu tư thuỷ lợi phân theo vùng kinh tế

1996 - 2003

Đơn vị: (%)

Đồng bằng sông Hồng 31%

Bắc Trung Bộ 17%

Duyên hải miền Trung 9%

Tây Nguyên 3%

Đông Nam Bộ 9%

Đồng bằng sông Cửu Long 20%

Miền núi bắc bộ 11%

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Các vùng ĐBSH, ĐBSCL là những vùng được xác định là vùng trọng điểm để đầu tư cho thuỷ lợi, chính vì vậy mà chỉ riêng hai vùng này đã chiếm gần 35% tổng mức đầu tư của cả nước, vùng duyên hải miền Trung và Bắc Trung Bộ được tập trung gần 40% tổng mức đầu tư của cả nước nhằm cải thiện điều kiện thiên tai khắc nghiệt và tình trạng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trong vùng. Miền núi phía Bắc và Tây nguyên là những vùng mà cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế, yêu cầu đầu tư thuỷ lợi ở vùng này là trực tiếp góp phần phát triển sản xuất, từng bước tạo ra vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung ở cao nguyên Tây Nguyên, vừa nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho các đồng bào dân tộc, gián tiếp góp phần xoá đói giảm nghèo… Mức đầu tư ở vùng này được tăng lên gần 20% so với tổng đầu tư của cả nước, tỷ lệ đầu tư ở Tây Nguyên so với thời kỳ 1986 - 1990 tăng hơn 2.5 lần

Bảng 10: Tổng hợp vốn Ngân sách đầu tư phát triển thuỷ lợi 1996 - 2002 phân theo vùng kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Mục Năm 1996 - 2000

Tổng số 14.075 7.720 6.356

Đồng bằng sông Hồng 4.373 2.333 2.041

1 Đồng bằng sông CL 2.956 1.436 1.391

2 Miền núi Bắc Bộ 1.555 755 822

3 Bắc Trung Bộ 2.457 1.539 917

4 Duyên hải miền Trung 1.215 999 287

5 Tây Nguyên 376 320 56

6 Đông Nam Bộ 1.288 361 906

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 40 - 43)