KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ LỢI 1 Tiềm năng của ngành

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 25 - 29)

1. Tiềm năng của ngành

Việt Nam hiện có một nền kinh tế nông nghiệp, tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển bền vững của đất nước. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với sự hình thành của hệ thống đê điều chống lũ hàng ngàn năm với hệ thống kênh rạch để mở mang vùng đất mới, phát huy mặt lợi của nước, hạn chế mặt hại của nước để tồn tại và phát triển. Cũng chính nhờ lợi thế đó, một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ nghìn năm ở Đồng bằng sông Hồng và di cư vào đồng bằng sông Cửu Long 300 năm trước đây.

Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, thuỷ lợi mới thực sự trở thành một ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được ưu tiên đầu tư, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.

- Ngành thuỷ lợi được sự quan tâm đúng đắn của Đảng và Nhà nước - Điều kiện kinh tế, kỹ thuật của nước ta ngày càng phát triển khá, có khả năng đầu tư và giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, xây dựng các công trình thuỷ lợi

- Sự phát triển hợp tác quốc tế ngày càng mạnh, điển hình là sự hợp tác của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á… trong việc hỗ trợ đầu tư cho thuỷ lợi của nước ta.

- Phát triển hợp tác chuyển giao tiến bộ, khoa học - công nghệ bằng việc áp dụng chúng vào sản xuất và xây dựng các công trình thuỷ lợi.

Việt Nam có 2360 con sông, trong đó có 9 hệ thống sông lớn với lưu vực từ 10.000km2 trở lên như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông Đồng Nai. Phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long đã bồi đắp nên 2 đồng bằng đất đai mầu mỡ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, 2 vựa lúa lớn của Việt Nam. Tổng lượng nước mặt chảy qua lãnh thổ Việt Nam trung bình nhiều năm là 835 tỷ m3, trong đó chỉ có 313 tỷ m3 phát sinh trong lãnh thổ, 522 tỷ m3 từ lãnh thổ các nước khác đổ vào. Riêng sông Mê Kông có 505 tỷ m3, sông Hồng và sông Thái Bình có 137 tỷ m3. Hai lưu vực sông này có tổng lượng dòng chảy chiếm 77% tổng lượng dòng chảy trong cả nước. Lượng nước ngầm khá dồi dào, gần 50 tỷ m3 hàng năm. Có thể khai thác 20- 30% trữ lượng.

Tiềm năng thuỷ điện khoảng 230-300KWh/năm trong đó có thể khai thác 90-100 KWh/năm, sông Hồng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất. Nước còn tạo môi trường cho vận tải thuỷ và du lịch.

Tuy nhiên nguồn nước lại phân bố không đều theo thời gian và không gian, bình quân cả nước 2,51m3/m2, đồng bằng sông Cửu Long 13m3/m2, đồng bằng sông Hồng 10,5 m3/m2 nhưng vùng cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) 0,4-0,5 m3/m2. Mùa khô kéo dài 7-8 tháng nhưng lượng mưa chỉ chiếm 20-30%, mùa mưa 4-5 tháng nhưng lượng nước chiếm tới 70- 80% tổng số lượng mưa năm. Sự phân bố bất lợi đó thường xuyên gây khô hạn khắc nghiệt trong mùa khô và trong mùa mưa lũ ngập úng đe doạ nghiêm trọng.

Khi cách mạng Tháng Tám mới thành công, công trình thuỷ lợi tưới, tiêu trong cả nước chỉ có 13 hệ thống, trong đó có nhiều hệ thống làm dở dang nên không đạt năng lực thiết kế, tổng năng lực tưới 30 vạn ha, tiêu 8 vạn ha. Đồng bằng Nam Bộ chỉ có một số kênh rạch để giao lưu, còn việc canh tác phải dựa vào nước trời, chưa có công trình ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn, giữ ngọt. Trung Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc hàng năm đều chịu hạn. Đồng bằng sông Hồng nhiều vùng rộng lớn phải bỏ hóa vụ mùa vì bị úng. Đê Bắc Bộ và Thanh Nghệ Tĩnh bình quân 2-3 năm vỡ một lần.

Do nhận thức được vị trí quan trọng của công tác thuỷ lợi trong việc bảo vệ và phát triển đất nước nên Đảng và Chính phủ đã có những quyết định đúng đắn về chủ trương, kế hoạch, chính sách đầu tư thuỷ lợi, phát triển nguồn tài nguyên nước, vạch ra những bước đi thích hợp cho từng giai đoạn.

2. Thách thức

Mức thu thuỷ lợi phí ở mỗi địa phương hiện nay khác nhau, nơi được Nhà nước đầu tư lớn có hồ đập, công trình tự chảy chi phí cho thuỷ lợi sẽ thấp hơn những nơi phải dùng hệ thống bơm điện bơm dầu, tiếp nước theo nhiều thang bậc. Tại một số tỉnh có nguồn thu ngân sách khá đã thực hiện hỗ trợ thuỷ lợi phí hoặc giảm thu thuỷ lợi phí cho dân, ngân sách lớn từ Trung ương cấp bù cho các DN thuỷ nông thuộc hệ thống doanh nghiệp công ích và khó có thể tăng nguồn thu thuỷ lợi phí trong nông dân. Nếu không tăng thuỷ lợi phí, khi giá điện tăng, các doanh nghiệp thuỷ nông sẽ tính toán ra sao để trả được tiền điện? Bên cạnh đó còn 30% diện tích lúa chưa được tưới, 40.000 ha chỉ làm được 1 vụ nhờ nước trời. Vấn đề tiêu úng cho 20 - 25.000 ha chưa được giải quyết. Điều cần quan tâm là phần lớn công trình thuỷ lợi trong vùng đều là đập dâng sử dụng nước sông, song do phá rừng, nước sông mùa khô cạn đều gây thiếu nước tưới. Vì vậy cần xây dựng các công trình điều tiết đầu nguồn để đảm bảo cung cấp đủ nước cho công trình về muà khô.

- Tài nguyên nước bắt đầu suy thoái, thiên tai ngày càng là mối đe doạ thường xuyên đối với con người.

- Tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, nhu cầu về nước của các ngành kinh tế ngày càng tăng lên nhiều mà thuỷ lợi phải đảm đương được đầy đủ nhu cầu đó.

- Sức ép về dân số và chất lượng cuộc sống ngày càng gia tăng

- Mâu thuẫn quyền lợi về nguồn nước của các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng.

Chính vì tất cả những cơ hội và thách thức trên mà chúng ta thấy rằng đầu tư cho thuỷ lợi ngày càng trở nên quan trọng, một phần góp sức vào phục vụ sản xuất, một phần góp sức cho việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Hầu hết các doanh nghiệp khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải (XNT) vào nguồn nước đều vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường (BVMT). Các dạng vi phạm chủ yếu là hoạt động không phép hoặc chưa thực hiện đúng giấy phép. Ví dụ cụ thể như khi kiểm tra tại Tổng Cty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) cho thấy, trong 4 Khu đô thị (KĐT) do HUD làm chủ đầu tư, chỉ có duy nhất khu Mỹ Đình 2 có quy hoạch trạm xử lý nước thải cục bộ trước khi thải ra hệ thống sông chung. Còn 3 khu đô thị còn lại đều xả thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố. Tại KĐT mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, nước thải được xả thẳng ra sông Kim Ngưu. Tại Cty Cổ phần Xà phòng Hà Nội

(đơn vị có nguồn tiếp nhận nước thải là sông Tô Lịch), nước thải của Cty có hàm lượng BOD và COD cao gấp 4 lần so với chỉ số cho phép. Những đơn vị này đều chưa lập hồ sơ đầy đủ xin cấp phép khai thác nước ngầm và XNT vào nguồn nước theo đúng quy định.

Hà Nội vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào việc khai thác nước dưới đất phục vụ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt… chưa xin phép khai thác và việc thi công của các đơn vị có thể không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, không kiểm soát được lưu lượng khai thác gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất…

Bên cạnh đó, tình trạng khai thác, sử dụng TNN không theo quy định đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn TNN cả về số lượng và chất lượng. Thậm chí ở một số vùng mức độ ô nhiễm môi trường nước và mực nước ngầm đã hạ thấp đến mức báo động. Theo chỉ tiêu của Hội TNN, Việt Nam là một trong những nước thiếu nước, nếu ngay từ bây giờ Hà Nội không có biện pháp quản lý TNN thì không bao lâu nữa sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước như các địa phương khác.

Mục tiêu đầu tư đã được xác định trong nhiều thời kỳ kế hoạch 5 năm và hàng năm là tập trung đầu tư để chuyển dịch nhanh cơ cấu đầu tư, tăng hiệu quả của nền kinh tế, nhanh chóng hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện cho một số sản phẩm chính của nền kinh tế có qui mô sản xuất lớn, sức cạnh tranh trên thị trường trong và nước. Tuy nhiên, kết quả của nhiều năm đầu tư chưa thực hiện được mục tiêu đề ra.

Trong nông nghiệp còn nặng đầu tư vào thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu tư của ngành), chủ yếu là thuỷ lợi phục vụ cây lúa, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho các cây công nghiệp còn ít, còn coi nhẹ đầu tư thuỷ lợi cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thuỷ sản. Vốn cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thời gian đầu chưa được quan tâm thoả đáng (những năm gần đây đã được điều chỉnh).

Giá điện tăng, thuỷ lợi phí không thể tăng, chỉ có giải pháp đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho các DN công ích thuộc ngành thuỷ nông để duy trì sản xuất phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó ngành điện cũng nên quy định rõ giá ưu đãi cho các Cty thuỷ nông phục vụ nông nghiệp.

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng vừa gồng mình chống hạn đầu vụ đông xuân. Bây giờ cây lúa đã kín đồng, thì nỗi lo hạn giữa vụ, nước dưỡng lúa ra sao? Đây là năm thứ 3 các tỉnh đồng bằng sông Hồng vượt qua hạn hán để giữ

vững sản xuất, với giá thành chi phí cho thuỷ lợi tăng cao, việc thu thuỷ lợi phí càng khó khăn, công nợ tiền điện chống hạn thêm chồng chất. Còn ở thời điểm hiện tại, nông dân và các doanh nghiệp thuỷ nông đang nín thở khi nghe tin, ngành Điện vừa trình Chính phủ tăng giá điện trong năm 2006, theo đó, phương án thấp nhất thì giá điện trung bình cũng tăng trên dưới 14% so với giá hiện hành.

Nếu giá điện tăng ngành thuỷ nông có tính tới chuyện tăng thuỷ lợi phí hay không? Cũng xin nói thêm, những bất cập của thuỷ lợi phí và tiền điện vẫn là bài toán chưa có lời giải ở các Cty thuỷ nông. Chi phí cho thuỷ lợi quá cao trong sản xuất, ba năm gần đây (2004-2006) tỉnh đầu tư khoảng 50-60 tỷ đồng/năm cho việc chống hạn. Trong số này, ngân sách địa phương hỗ trợ nạo vét kênh mương khoảng 6 tỷ đồng, cấp bù lỗ cho các công ty thuỷ nông gần 6 tỷ, cấp chống úng 2,5 tỷ, chống hạn 6 tỷ, cùng với Trung ương hỗ trợ tiền điện vượt mức chống hạn, chống úng khoảng 15 tỷ. Trong khi đó doanh thu của Cty, xí nghiệp thuỷ nông trên địa bàn thu qua thuỷ lợi phí không đủ chi một vụ chống hạn, thế nhưng các công ty chỉ trích ra một số ít tỷ đồng trả tiền điện trong định mức, còn lại chi trả lương, vận hành thiết bị nâng cấp máy móc, tu bổ công trình, nạo vét kênh mương... Theo đó, số dư nợ tiền điện của một số Cty thuỷ nông năm nào cũng ở mức cao.

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦYLỢI GIAI ĐOẠN 1995 - 1999

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w