Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 52 - 53)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ LỢ

10Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr

- Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tiềm năng thuỷ lợi đem lại; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do các công trình thuỷ lợi gây ra nhằm bảo đảm nước cho sinh hoạt của nhân dân, cho nông nghiệp và cho các ngành kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước. - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ lợi và mọi hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên ngành thuỷ lợi, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do các công trình thuỷ lợi gây ra trong phạm vi cả nước.

- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên ngành thuỷ lợi; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do các công trình gây ra; giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên của ngành thuỷ lợi tại địa phương.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về ngành thuỷ lợi.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thi hành pháp luật về ngành.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 52 - 53)