Hệ thống Chanh Dương Hải Phòng 14.000 5.000

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 35 - 38)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 1995

16Hệ thống Chanh Dương Hải Phòng 14.000 5.000

17 Hệ thống Sóc Sơn Hà Nội 37 Dự án độc lập 1 Hồ suối Nứa Hà Bắc 800 25 2 Đập Đồng Bụt 4.000 50 3 Hệ thống Sông Sải 4.000 100 4 Hệ thống Thanh Lanh Vĩnh Phúc 35

5 Trạm bơm tiêu Cầu Trắng 1.000 25

6 Khai hoang lấn biển 200

7 Các dự án khác 280

Nguồn: Số liệu thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi- Bộ NNPTNT

- Nghiên cứu nhận dạng lũ là một trong những đóng góp quan trọng trong

việc xác định cơ chế hình thành lũ trên các lưu vực, giúp cho việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp kỹ thuật thích hợp để chống lũ.

- Đánh giá khả năng thoát lũ của sông Hồng:

+ Nhiều công trình nghiên cứu về bồi, xói, diễn biến lòng dẫn, cửa sông của hệ thống sông Hồng, Thái Bình vào nhiều thời kỳ khác nhau.

+ Công trình nghiên cứu về hành lang thoát lũ ở các sông, trọng tâm là đoạn sông từ Sơn Tây đến Hưng Yên đã đưa ra khẩu độ đê hợp lý cho từng đoạn.

- Các công trình nghiên cứu đánh giá khả năng phân lũ sông Hồng vào sông Đáy tạo cơ sở khoa học để lập các dự án cải tạo, sửa chữa công trình đầu

mối, cải tạo một số đoạn sông, củng cố hệ thống đê kè cống, đồng thời quản lý các hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng trong hành lang phân chậm lũ.

- Các công trình nghiên cứu về thủy triều, bờ biển đã đánh giá về sự biến đổi nước biển, ảnh hưởng thủy triều tới hình thái cửa sông, bờ biển ở Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật hợp lý để bảo bệ từng đoạn bờ biển, đề xuất tiêu chuẩn thiết kế đê, kè biển...

- Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành các hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp Hoà Bình, Thác Bà đã tạo cơ sở khoa học để đưa ra quy trình vận hành khá hiệu quả các hồ chứa trong những năm qua.

1.2.5. Trong xây dựng và bảo vệ công trình

Đã nghiên cứu các loại vật liệu và công nghệ tiên tiến tu sửa, nâng cấp và xây dựng công trình:

- Về vật liệu xây dựng có những công trình nghiên cứu về công nghệ xi măng lưới thép vỏ mỏng, các loại phụ gia, đất xây dựng, xi măng đất, đất có cốt...

- Về thăm dò đánh giá chất lượng nền móng và thân công trình đã nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ dò tìm ẩn họa trong nền, thân đê, đập bằng địa vật lý, bằng thiết bị rađa đất... đã cho những kết quả khá chính xác, giúp cho việc gia cố, xử lý kịp thời.

- Về công nghệ gia cố nền và thân công trình đã nghiên cứu, ứng dụng và cho kết quả tốt công nghệ thi công cọc xi măng đất theo phương pháp khoan phụt cao áp tạo cột đất gia cố từ vữa phụt và đất nền; công nghệ bảo vệ bờ bằng thảm đá gia cố mái kè và đề xuất chế tạo thiết bị mới để thi công rải thảm đá dưới mực nước sâu; công nghệ + kết cấu mới gia cố bảo vệ mái đê sông, đê biển...

1.2.6. Xây dựng, nghiên cứu ứng dụng và phát triển các phần mềm tiêntiến trong nghiên cứu đánh giá nguồn nước, quy hoạch, thiết kế xây dựng tiến trong nghiên cứu đánh giá nguồn nước, quy hoạch, thiết kế xây dựng thủy lợi như:

- Mô hình lưu vực sông: MIKE BASIN, MIKE SHE, MITSIM, REBASIN...

- Mô hình thuỷ văn: SSARR, NAM, TANK, AR, ARIMA...

- Mô hình thuỷ lực: VRSAP,KOD1,WENDY,SOBEK,MIKE11, MIKE21, MIKE FLOOD, TELEMAC-2D

- Hệ thống thông tin địa lý GIS : MAPINFOR, ARCVIEW... - Mô hình chất lượng nước : QUALL2, MIKE BASIN-WQ...

- Mô hình phân tích tối ưu trong quy hoạch, quản lý, vận hành hệ thống: GAMS.

- Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng : CROPWAT ...

- Các phần mềm tin học tính toán thiết kế, lập bản vẽ các công trình thủy lợi

- Các phần mềm tin học được ứng dụng rộng rãi để trình bày các dự án, báo cáo tại hội nghị (Powerpoint) cho độ sinh động cao với nhiều tư liệu, tiết kiệm thời gian...

1.2.7. Trong quản lý nguồn nước và công trình thuỷ lợi đã có nhiều côngtrình nghiên cứu bảo vệ các nguồn nước, nâng cao hiệu quả của các hệ thống: trình nghiên cứu bảo vệ các nguồn nước, nâng cao hiệu quả của các hệ thống:

- Về quản lý tài nguyên và môi trường nước có nhiều công trình nghiên cứu

về môi trường, diễn biến chất lượng nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở các vùng nông thôn, thành thị, khu công nghiệp; đánh giá các mô hình xử lý nước thải; anh hưởng chất thải đô thị tới nguồn nước tưới; tương quan giữa phát triển và ô nhiễm nguồn nước; sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và môi trường đất, nước... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong quản lý, khai thác các hệ thống thủy lợi đã có những công trình nghiên cứu ứng dụng các thiết bị đo nước; quản lý tưới và cơ cấu cây trồng tối ưu; sự tham gia của cộng đồng; hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật trong quản lý khai thác; cơ sở hình thành giá nước; vấn đề tài chính ở các xí nghiệp Quản lý thuỷ nông...

Đầu tư cho thuỷ lợi phần lớn được chú trọng vào hệ thống kênh mương để phục vụ tưới tiêu, trong thời gian gần đây một số địa phương cùng với việc đầu tư xây dựng công trình mới đã tích cực triển khai công tác kiên cố hoá kênh mương và bước đầu đã đạt những kết quả thiết thực.

Ngày 13/6/2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 66- 2000 QĐ/TTg về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên

cố hoá kênh mương. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đã có các công văn hướng dẫn triển khai công tác này. Sau khi có các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác kiên cố hoá kênh mương đã có bước phát triển mới và thu được những kết quả đáng khích lệ.

- Đồng bằng và trung du sông Hồng: 1782 tỷ đồng

- Duyên hải miền Trung: 1728.928 tỷ đồng

- Bắc Trung Bộ: 1663.619 tỷ đồng

- Đồng bằng sông Cửu Long: 1157.857 tỷ đồng

- Đông Nam Bộ: 1102.814 tỷ đồng

- Miền núi phía Bắc: 1009.021 tỷ đồng.9

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý đầu tư phát triển ngành thủy lợi Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 35 - 38)