Thực trạng xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 26 - 31)

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG.

2.Thực trạng xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU.

Thắng sang thị trường EU.

2.1. Theo hình thức xuất khẩu.

Hàng may mặc của may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu theo phương thức gia công ( CMP ) và mua nguyên liệu, bán thành phẩm ( FOB ). Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức gia công chiểm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của may Chiến Thắng, chiếm từ 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu theo phương thức CMP tuy mang lại hiệu quả kinh tế không cao nhưng lại đóng góp một phần rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho lao động. Mặt khác nó tạo điều kiện cho Công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác để học hỏi kinh nghiệm quản lý, liên kết hợp tác mua sắm máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ cho sản xuất qua đó ngày càng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao năng lực sản xuất, dần chuyển từ phương thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp nâng cao doanh số và dần tạo lập thương hiệu Chigamex trên thị trường EU và thị trường thế giới. Hiện nay, khối lượng hàng may mặc may Chiến Thắng xuất khẩu theo phương thức gia công sang thị trường EU ngày càng giảm và lượng hàng may mặc xuất khẩu theo phương thức FOB có xu hướng tăng dần cùng với sự phát triển của Công ty.

Xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức FOB đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với xuất khẩu theo phương thức CMP, mặt khác xuất khẩu theo phương thức này mang lợi nhuận cao hơn cho Công ty, tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời Công ty phải liên tục đổi mới mẫu mã sản phẩm, tự liên hệ tìm khách hàng, tổ chức marketing nhằm quảng cáo sản phẩm may mặc của mình trên thị trường…qua đó nâng cao trình độ quản lý của ban giám đốc Công ty, nâng cao trình độ tay nghề cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty… May Chiến Thắng

đang nỗ lực để chuyển dần từ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công sang xuất khẩu theo phương thức FOB. Dưới đây là kết quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU theo phương thức gia công và xuất khẩu trực tiếp của Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh thu xuất khẩu 96,135 125,300 137,564 Doanh thu bán FOB 75,085 92,384 109,328 Doanh thu gia công 21,050 32,916 28,236

( Nguồn: Phòng Kế hoạch XNK )

Ta có thể thấy mặc dù hàng may mặc của Công ty được xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu theo phương thức CMP nhưng lợi nhuận thu được rất thấp do Công ty chỉ nhận được phí gia công từ phía khách hàng, doanh thu từ gia công chỉ chiếm từ 20 – 35% tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Công ty và ngày càng có xu hướng giảm xuống. Năm 2003, doanh thu gia công chiếm 21% tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2004 doanh thu này tăng lên chiếm 26% nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống còn 20% điều này chứng tỏ may Chiến Thắng đã có sự nỗ lực cố gắng rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch chuyển dần từ xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU theo phương thức CMP sang phương thức FOB. Số lượng sản phẩm xuất khẩu theo phương thức FOB chiếm tỷ trọng ít nhưng mang lại lợi nhuận rất lớn cho Công ty do Công ty chủ động trong khâu mua nguyên phụ liệu, có thể sử dụng các loại vải có chất lượng cao được sản xuất trong nước có giá thành rẻ hơn nguyên phụ liệu nhập từ nước ngoài vì vậy tiết kiệm được ngoại tệ và tăng lợi nhuận. Trong năm 2003, doanh thu bán FOB của Công ty đã chiếm 79% tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ tăng lên chiếm 80% tổng doanh thu.

Từ đầu năm 2005, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU không phải chịu hạn ngạch mà được tự do xuất khẩu, không hạn chế số lượng. Do đặc thù của ngành may mặc là luôn hoạt động với thời gian chậm khoảng 6 tháng, tức là nếu đặt hàng vào ngày hôm nay thì phải mất khoảng 6

tháng nữa để tất cả các thủ tục như giao nhận hàng diễn ra. Đối với thị trường Việt Nam mãi đến tháng 12/2004 các doanh nghiệp EU mới biết là Việt Nam không còn phải chịu quota của EU nữa. Trung Quốc lại là một cường quốc dệt may với khả năng cạnh tranh lớn nên đã rất nhiều doanh nghiệp đặt hàng ở Trung Quốc rồi. Vì vậy, việc tăng trưởng của ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng trong năm 2005 tuy có tăng nhưng với tốc độ chậm.

2.2. Theo mặt hàng xuất khẩu.

Hiện nay các sản phẩm may mặc xuất khẩu của may Chiến Thắng sang thị trường EU không chỉ dừng lại ở các mặt hàng truyền thống như áo jacket, sơ mi, khăn tay trẻ em, găng tay da mà còn mở rộng sang các mặt hàng khác như thảm len, bộ quần áo, váy…

Dưới đây là số liệu về các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty trong 3 năm qua:

Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU.

Đơn vị: Sản phẩm

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Áo jacket các loại 575.772 537425 462754 Áo sơ mi các loại 136678 108611 121367 Quần 412120 445433 445203 Khăn tay trẻ em 26173 12817 10487 Sản phẩm may khác 52534 299380 285412 Găng tay da 774129 1190767 1105046

Thảm len 438 563 684

( Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu.)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy lượng hàng may mặc của may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều biến động trong những năm gần đây. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU đều có xu hướng giảm ngoại trừ mặt hàng thảm len - một mặt hàng Công ty mới đầu tư dây truyền công nghệ sản xuất.

- Áo jacket: đây là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của may Chiến Thắng so với các công ty may khác trên thị trường nội địa cũng như thị trường EU trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trong những năm 2003 – 2005 số lượng áo

jacket xuất khẩu sang thị trường EU giảm đáng kể: năm 2004 lượng hàng xuất khẩu là 537425 sản phẩm giảm 7% so với năm 2003 và năm 2005 số lượng áo jacket xuất khẩu là 462754 sản phẩm giảm 14% so với năm 2004. Mặc dù số lượng sản phẩm xuất khẩu giảm nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu áo jacket của Công ty vẫn tăng do hiện nay Công ty đang mở rộng phát triển xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì thị trường này không quy định hạn ngạch đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác tuy số lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU giảm nhưng doanh thu từ thị trường này vẫn tăng đều qua các năm do đơn giá sản phẩm xuất khẩu tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2003, giá áo jacket xuất khẩu trung bình là 35,8 USD/áo nhưng đến năm 2005, giá đơn vị sản phẩm xuất khẩu trung bình đã tăng lên 39,7 USD/áo.

- Găng tay da: May Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường EU 2 loại sản phẩm đó là găng đông và găng gôn. Sản phẩm găng đông rất được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ với số lượng lớn; còn sản phẩm găng gôn chỉ phục vụ cho nhu cầu giải trí của những người có thu nhập cao do vậy lượng sản phẩm tiêu thụ thấp. Tuy nhiên trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu găng tay da sang thị trường EU có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 8% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự giảm sút đó là do khả năng cạnh tranh của Công ty còn thấp và giá thành sản phẩm cao hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác.

- Thảm len: đây là mặt hàng mới được Công ty đưa vào sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU nhưng đã dành được sự chú ý của người tiêu dùng. Năm 2003 số lượng thảm len xuất khẩu chỉ đạt 438 sản phẩm và đơn giá chỉ là 42 USD/sản phẩm thì năm 2005, số lượng thảm len xuất khẩu đã tăng lên đạt 684 sản phẩm và đơn giá tăng lên đạt 47,5 USD/sản phẩm.

Các sản phẩm may khác của Công ty xuất khẩu sang thị trường EU đều có xu hướng giảm về số lượng do người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, tính thẩm mỹ và thời trang của sản phẩm, trong khi các sản phẩm của Công ty lại ít được thay đổi về mẫu mã, chủng loại, chất lượng do dây truyền công nghệ lạc hậu và trình độ của đội ngũ thiết kế còn yếu vì vậy Công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường dễ tính hơn.

2.3. Kết quả xuất khẩu theo từng quốc gia thành viên EU.

Thu nhập, thói quen tiêu dùng, điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua các sản phẩm may mặc của người tiêu dùng. EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 25 quốc gia thành viên các quốc gia trong khối có những điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, chính trị tuy nhiên cũng có những khác biệt và điều đó tác động đến hành vi mua và nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của quốc gia. Trong những năm qua Đức là quốc gia nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của Công ty, tiếp đó là các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha…Tình hình xuất khẩu các mặt hàng sang một số quốc gia trên thị trường EU được thể hiện qua bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang một số quốc gia EU:

Đơn vị: Triệu USD

Khách hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Pháp 15,261 17,835 22,647 Đan Mạch 5,541 5,387 6,743 Anh 21,583 23,437 21,751 Thuỵ Điển 4,218 6,359 3,613 Tây Ban Nha 12,425 13,252 17,624 Đức 24,372 27,895 29,697 Italia 4,358 5,952 3,128 Bỉ * 8,274 7,581 Phần Lan * 7,962 6,836 Tổng cộng 87,758 116,353 119,62 ( Nguồn Phòng kế hoạch XNK )

Trong thời gian qua khối lượng hàng may mặc xuất khẩu sang các nước trên thị trường EU có xu hướng giảm tuy nhiên do số hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức FOB tăng nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU không ngừng tăng lên. Trong số các quốc gia thành viên EU nhập khẩu hàng may mặc của may Chiến Thắng thì Đức là nước nhập khẩu với kim ngạch lớn nhất và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 24,372 triệu USD chiếm 27,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2005 kim ngạch nhập khẩu tăng lên 29,697 triệu USD chiếm 24,82% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của may

Chiến Thắng. Tiếp theo Đức là các nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha với kim ngạch nhập khẩu trong năm 2005 lần lượt là 18,9%; 18,1%; 14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của may Chiến Thắng. Trong thời gian tới may Chiến Thắng nên tiếp tục duy trì kim ngạch xuất khẩu sang các nước Đức, Anh, Tây Ban Nha đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt hoạt động marketing xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang các nước nhập khẩu với kim ngạch còn thấp như Phần Lan, Bỉ…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 26 - 31)