Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 54 - 57)

II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA

2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

* Cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mại.

Về môi trường đầu tư: Cần hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật đồng thời thường xuyên xem xét và tiến hành sửa đổi các điều luật không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường hoặc những điều luật còn gây tranh cãi, bãi bỏ những điều luật phủ định nhau.

Về môi trường thương mại: cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhất là thủ tục hải quan; áp dụng công nghệ thông tin trong kê khai và tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu.

* Chính sách về nguyên phụ liệu và phát triển sản phẩm.

Hiện nay sự phát triển không đồng đều giữa ngành dệt và ngành may là một trở ngại lớn trong hoạt động sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của các công ty may. Do vậy trong thời gian tới Nhà nước cần có những kế hoạch quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đẩy mạnh phát triển các vùng trồng bông phục vụ sản xuất sợi đồng thời đặt cơ sở cho việc sản xuất các loại sợi hóa học, sợi nhân tạo…

* Các chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của các công ty may

Về chính sách tín dụng:

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các công ty may được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết những khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị.

- Đảm bảo quan hệ tín dụng bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đơn giản hoá thủ tục vay vốn và yêu cầu về tài sản thể chấp của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

-Áp dụng mức lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

- Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong huy động vốn trung hạn và dài hạn.

- Thông qua hệ thống ngân hàng thực hiện linh hoạt mức lãi suất chiết khấu để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.

Về chính sách thuế:

- Áp dụng suất thuế 0% đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng may mặc như bông, vải, sợi…và áp dụng mức thuế ưu đãi đối với các phụ liệu khác như cúc, fecmotuya…

- Xây dựng một biểu thuế cụ thể cho từng loại nguyên phụ liệu nhập khẩu.

- Giảm thuế VAT xuống còn 5% đối với các loại sợi và vải.

- Gia tăng thời hạn miễn thuế cho hàng may mặc tạm nhập tái xuất từ 90 ngày lên 120 – 150 ngày.

Về các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường EU:

- Đẩy mạnh phát triển thị trường EU thông qua việc đàm phán ký kết các hiệp định, thoả thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo những tiền đề và hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và may Chiến Thắng nói riêng.

- Hỗ trợ các công ty may trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường.

- Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam trên thị trường EU để hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác khuyến khích xuất khẩu, thưởng hạn ngạch đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc với tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa hoá cao và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức FOB.

- Tổ chức tốt hệ thống thông tin về thị trường và khách hàng, thiết lập mạng lưới thông tin cơ bản giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế nhất là các cơ quan liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu như: Tổng cục hải quan, Bộ thương mại, Ngân hàng ngoại thương, Uỷ ban vật giá...

- Đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, tiến hành có hiệu quả các cuộc đàm phán song phương và đa phương, nhanh chóng gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO để được hưởng các ưu đãi về thuế quan, xoá bỏ hạn ngạch đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như hàng may mặc, giày dép, thuỷ sản…

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần may Chiến Thắng cũng có những bước phát triển đáng khích lệ. Từ một công ty hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước nay chuyển sang tự hạch toàn kinh doanh, từng bước đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Trong tương lai Công ty có nhiều có hội để đẩy mạnh xuất khẩu và khẳng định mình trên thị trường hàng may mặc thế giới đặc biệt là thị trường EU.

Bên cạnh những kết quả đạt được đó cũng còn rất nhiều khó khăn mà Công ty cần phải khắc phục và vượt qua để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy may Chiến Thắng cần có những chiến lược quản lý marketing hữu hiệu để đối phó với những khó khăn và ngày càng mở rộng thị trường hiện tại của Công ty.

Để thâm nhập và mở rộng hơn nữa thị trường EU Công ty cần hiểu rõ đặc điểm về kinh tế văn hoá chính trị của các nước thành viên trong khối EU, hiểu rõ thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng từng quốc gia để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Mọi quyết định sản xuất kinh doanh đều phải xuất phát từ thị trường đồng thời cũng phải phù hợp khả năng của Công ty. Mặt khác may Chiến Thắng cần sử dụng hợp lý các chính sách marketing – mix để tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường EU qua đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường này.

Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền cùng các cô, chú Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cám ơn!

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w