Máy khách chỉ sử dụng tin nhắn SMS

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ DỰA TRÊN VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ THỬ NGHIỆM doc (Trang 77 - 79)

Định dạng gói tin này áp dung cho trường hợp máy khách không cài đặt được phần mềm bản đồ hoặc người sử dụng lựa chọn hình thức giao tiếp bằng tin nhắn SMS.

4.3.2.1. Gói tin yêu cầu

Gói tin yêu cầu được máy khách gửi đi đề yêu cầu máy chủ cung cấp dịch vụ. Ví dụ, khi máy khách muốn xác định đường đi từ vị trí hiện hành đến một điểm đích nào đó, máy khách sẽ sử dụng gói tin yêu cầu để gửi tới máy chủ (thông qua số điện thoại đã công bố).

Gói tin được biểu diễn thuần tuý văn bản, chia thành 5 trường, mỗi trường ngăn cách nhau bởi ký tự xuống dòng. Cấu trúc gói tin được mô tả như sau:

Lenh Dau Cuoi TTGT PT

Đầu tin nhắn Cuối tin nhắn

Lenh: mã quy ước lệnh khai thác dịch vụ, biểu diễn dưới dạng xâu văn bản (ví dụ: “TD” để tìm đường).

Dau: Vị trí hiện thời của của người sử dụng (cũng chính là của máy khách). Vị trí này có thể nhận được thông qua thiết bị định vị hoặc do người dùng cung cấp. Vị trí có thể biểu diễn bằng cặp toạ độ (x,y) hoặc tên nút giao thông hay tuyến đường. Phần mềm xử lý phía máy chủ sẽ tự động phân tích nhận dạng kiểu dữ liệu phù hợp. Vị trí này cũng chính là vị trí xuất phát.

Cuoi: Vị trí đến, vị trí này có thể biểu diễn dưới dạng toạ độ thông qua thiết bị trỏ (áp dụng cho trường hợp có hiển thị bản đồ số phía máy khách) hoặc tên nút giao thông hay tuyến đường do người dùng cung cấp. Định dạng tương tự như định dạng của vị trí xuất phát.

TTGT: Thông tin cho biết tình trạng giao thông hiện. Có 3 giá trị tương ứng với 3 trạng thái: bình thường, bị tắc nhẹ, bị tắc hoàn toàn. Trong đó, giá trị “0” ứng với bình thường, “1” ứng với tắc nhẹ và “2” ứng với tắc hoàn toàn.

PT: Xác định kiểu phương tiện sử dụng để lưu thông trên lộ trình cần tìm. Giá trị của PT=”xemay” nếu đi phương tiện là xe máy hay các phương tiện khác tương tự hoặc đi bộ. PT=”Oto” nếu đi bằng phương tiện là ô tô. Giá trị của PT có thể được bỏ qua, khi đó hệ thống tự động xác định phương tiện sử dụng là “xe máy”.

4.3.2.2. Gói tin báo kết quả

Gói tin báo kết quả được máy chủ sử dụng để trả lời cho máy khách. Gói tin này được dùng để thông báo kết quả tìm đường theo yêu cầu của máy khách. Trường trường hợp tìm được giá trị biểu diễn chính là danh sách các cung đường phải đi qua và độ dài tương ứng. Trường hợp không tìm được sẽ là thông báo “không tồn tại đường đi cần tìm” dưới dạng văn bản.

Ngoài chức năng báo kết quả, gói tin này còn có thể sử dụng với vai trò xác nhận thông tin. Trong trường hợp máy khách gửi số liệu về “vị trí xuất phát”, “vị trí đến” dưới dạng tên nút giao thông, tuyến đường. Nếu dữ liệu không hoàn toàn khới với dữ liệu hiện có trên máy chủ thì khi đó máy chủ sẽ phải yêu cầu máy khách xác nhận lại thông tin chính xác. Để trợ giúp cho người dùng lựa chọn được chính xác, máy chủ sẽ gửi về danh sách một số “tên” có mức độ “giống” cao nhất so với “tên” đã được yêu cầu. Nếu người dùng trả lời với “tên” để trống hoặc không trả lời sau khoảng thời gian quy định hệ thống sẽ tự huỷ bỏ yêu cầu dịch vụ. Gói tin trả lời xác nhận thông tin của người dùng chỉ

gồm một xâu văn bản biểu diễn “tên” được chọn. Cấu trúc gói tin được mô tả như sau:

TieuDe NoiDung

Hình 4.9: Định dạng gói tin kết quả 2

TieuDe: được trình bày trên một dòng (ngăn cách bằng ký tự xuống dòng), giá trị của tiêu đề là một xâu văn bản theo quy ước:

Là “Ket qua:” nếu vị trí cung cấp hợp lệ và đã thực hiện việc tìm đường. Là “Vi tri xuat phat:” nếu yêu cầu người dùng phải xác định lại vị trí xuất phát. Trong trường hợp này, phần “NoiDung” sẽ liệt kê danh sách các “tên” để gửi ý người dùng lựa chọn, mỗi “tên” trên một dòng.

Là “Vi tri den:” nếu yêu cầu người dùng phải xác định lại vị trí đến và cũng có danh sách gợi ý giống như trường hợp yêu cầu xác định vị trí xuất phát.

Là “Phuong tien:” nếu yêu cầu người dùng xác định lại phương tiện sử dụng do không thể nhận dạng được phương tiện mà người dùng đã yêu cầu trước đó. Phần “NoiDung” sẽ thể hiện danh sách phương tiện hợp lệ.

NoiDung: được sử dụng để trình bày kết quả tìm kiếm hoặc danh sách gợi ý cho người dùng.

Nếu là kết quả tìm kiếm: trong trường hợp không tìm thấy, đây sẽ là xâu văn bản “khong ton tai duong di can tim”. Trường hợp tìm được, dòng đầu tiên sẽ là xâu “di theo lo trinh”, các dòng tiếp theo là các cung đường phải đi qua. Mỗi cung đường thể hiện bằng tên và độ dài tương ứng (ngăn cách bởi dấu phẩy).

Nếu là danh sách gợi ý, mỗi dòng tương ứng với một “tên” gợi ý cho khách hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ DỰA TRÊN VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ THỬ NGHIỆM doc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)