Dịch LBS tìm đường đi trong thành phố cài đặt thử nghiệm của đề tài sử dụng giao tiếp giữa máy chủ và khách thông qua dịch vụ tin nhắn. Máy khách là các loại thiết bị liên lạc di động hỗ trợ sẵn khả năng gửi nhận tin nhắn. Máy chủ là máy tính thông thường giao tiếp với mạng GSM thông qua thiết bị đóng vai trò là GSM Modem.
Để thuận tiện cho thử nghiệm, hệ thống sử dụng một điện thoại di động có khả năng kết nối với máy tính đóng vai trò của một GSM Modem. Để lập trình cho điện thoại này thực hiện các hoạt động: gửi, nhận, quản lý các tin nhắn gửi đi và nhận về trong hệ thống, ta có thể sử dụng bộ lệnh điều khiển modem AT.
Giới thiệu chung về tập lệnh AT
AT Commands (viết tắt của Attention Commands) là tập các lệnh được sử dụng để điều khiển modem. Hầu hết các lệnh trong đó bắt đầu bởi “AT” hay “at” nên nó được gọi là tập lệnh AT. Với tập lệnh AT chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển được các modem GSM/GPRS và điện thoại di động (có tích hợp GSM Modem). Tập lệnh này do Viện Tiêu Chuẩn Viễn Thông Châu Âu (European Telecommunication Standards Institute - ETSI) đưa ra.
Các GSM modem hỗ trợ tập lệnh AT chuẩn để giao tiếp với ứng dụng máy tính. Ngoài ra, modem có thể có tập lệnh mở rộng. Nếu ứng dụng máy tính sử dụng tập lệnh AT chuẩn để giao tiếp với modem thì ứng dụng đó không phụ thuộc vào thiết bị.
Các tập lệnh AT cơ bản
Các tập lệnh đưới giới thiệu dưới đây được công bố theo chuẩn máy Nokia.
Bảng 4.1: Tập lệnh AT xử lý tin nhắn (SMS), chế độ văn PDU
Lệnh Mô tả
AT+CMGL Xem danh sách message AT+CMGR Đọc message
AT+CMGS Gửi message AT+CMGW Lưu message
Bảng 4.2: Tập lệnh AT điều khiển cuộc gọi
Lệnh Mô tả
ATA Lệnh trả lời ATD Lệnh gọi ATH Lệnh cúp máy
ATL Bật chế độ loa bên trong ATM Chế độ loa ngoài
ATO Go on-line
ATP Set pulse dial as default
ATT Thiết đặt nhạc chuông mặc định AT+CSTA Chọn kiểu địa chỉ
Bảng 4.3: Tập lệnh AT điều khiển Card
Lệnh Mô tả
AT&F Trở về chế độ mặc định AT&V Xem những thiết đặt
AT+GMI Xem thông tin nhà sản xuất AT+GMM Xem thông tin đời của điện thoại AT+GMR Xem phiên bản sản xuất
AT+GSN Xem số IMEI
Bảng 4.4: Tập lệnh AT điều khiển máy điện thoại
Lệnh Mô tả
AT+CBC Xạc pin
AT+CPAS Chế độ hoạt động của điện thoại AT+CPBF Tìm kiếm trong danh bạ
AT+CPBR Đọc danh bạ AT+CPBW Lưu vào danh bạ AT+CSQ Xem lưu lượng sóng
Bảng 4.5: Tập lệnh AT xử lý tin nhắn (SMS), chế độ văn bản
Lệnh Mô tả
AT+CSMS Chọn dịch vụ message AT+CMGF Định dạng message AT+CSCA Số của trung tâm dịch vụ AT+CSMP Thiết đặt dạng text
AT+CSDH Hiển thị chế độ text AT+CSAS Lưu thiết đặt
AT+CRES Phục hồi cài đặt
AT+CMGL Xem danh sách message AT+CMGR Đọc message
AT+CMGS Gửi message
AT+CMSS Gửi message từ bộ nhớ AT+CMGW Lưu message vào bộ nhó AT+CMGD Xóa message
Cách sử dụng tập lệnh AT để điều khiển modem
Để gửi/nhận tin nhắn SMS, ta cần kết nối thiết bị là GSM modem vào cổng COM của máy tính. Nếu modem kết nối máy tính bằng cổng USB thì cần phải biết tên của thiết bị trong hệ thống hoặc thiết bị đã được kết nối qua cổng COM mô phỏng nào. Chương trình máy tính và thiết bị trao đổi dữ liệu thông qua hệ thống lệnh AT chuẩn. Tùy vào thiết bị và nhà sản xuất, mỗi modem có thể có hệ thống lệnh AT mở rộng nhằm tối ưu và nâng cao khả năng kết nối của thiết bị với máy tính.
Trong chương trình giao tiếp với modem bằng lệnh AT, trước hết cần tạo một kết nối cổng COM tới modem. Sau đó gửi đến cổng COM những lệnh AT tương ứng và đọc kết quả thực thi lệnh AT từ cổng COM. Cần kiểm tra kết nối và modem bằng cách sử dụng nhóm lệnh: AT, +CPIN, +CSCA, +CGMI, +CGMM, +CMEE, +CSMS, +CSQ, +CBC trước mỗi phiên làm việc.
Để đọc thiết lập hiện tại, dùng lệnh AT có thêm ký tự ‘?’. Để xem những giá trị nào có thể thiết lập, dùng lệnh AT có thêm hai ký tự ‘=?’. Để thiết lập giá trị thông số mới, dùng lệnh AT có thêm ký tự ‘=’, và theo sau đó là những giá trị
thông số mới. Để gửi một nội dung đến một thuê bao của khách hàng, sử dụng lệnh +CMGS. Trong trường hợp nội dung cần gửi đến nhiều khách hàng khác nhau ta sử dụng lệnh +CMGW ghi SMS lên bộ nhớ của modem, sau đó dùng lệnh +SMSS để gửi SMS đó đến các khách hàng khác nhau. Cách này cho phép nâng cao tốc độ làm việc của modem nhờ giảm thiểu trao đổi thông tin giữa modem và chương trình.
Có thể gửi SMS theo hai chế độ văn bản (text mode, +CMGF = 1) và chế độ mặc định PDU (Protocol Data Unit, +CMGF = 0). Giá trị các thiết lập thông số cho chế độ văn bản và PDU có khác nhau cho một số lệnh AT. Ví dụ, với lệnh đọc tất cả các tin nhắn +CMGL tiếp nhận các thông số "REC UNREAD","REC READ","STO UNSENT", "STO SENT" và "ALL" trong chế độ văn bản. Trong khi đó ở chế độ PDU sẽ là các giá trị 0 - 4. Ngoài ra, không phải tất cả các GSM modem đều hỗ trợ chế độ văn bản. Thử nghiệm cho thấy không chỉ những điện thoại lạc hậu, mà ngay cả với một số loại điện thoại hiện đại, chẳng hạn W580, cũng không hỗ trợ chế độ văn bản khi làm việc với các chương trình trên máy tính. Trong khi đó, chế độ PDU thì tất cả các modem đều hỗ trợ và chế độ này cho phép gửi hình ảnh và nhạc chuông. Từ đó cho thấy, khi xây dựng một chương trình làm việc với các GSM modem, cần phải nghiên cứu tài liệu kỹ thuật của từng loại modem để có thể thiết lập đúng những thông số mà modem đó hỗ trợ. Tất cả các modem đều phải hỗ trợ tập các lệnh AT chuẩn nên nếu chương trình sử dụng tập lệnh AT chuẩn để làm việc với các modem, thì hệ thống sẽ không bị phụ thuộc vào thiết bị được sử dụng.
Sau đây là một ví dụ sử dụng lệnh AT và chương trình HyperTerminal của Windows để gửi tin nhắn SMS. Nội dung dưới đây là các lệnh và kết quả trả về từ màn hình giao diện HyperTerminal:
AT
OK
AT+CMGF=1
OK
AT+CMGW="0982713301"
> Day la noi dung thong diep thu nghiem.
+CMGW: 1 OK
AT+CMSS=1
+CMSS: 20 OK
Dòng thứ nhất: “AT” để gửi tới GSM modem nhằm kiểm tra kết nối. GSM modem gửi lại xâu “OK” (dòng thứ 2) cho biết kết nối giữa HyperTerminal và modem là tốt.
Dòng thứ 3: câu lệnh “AT+CMGF” để báo cho modem biết lựa chọn chế độ làm việc SMS là văn bản (text mode). Kết quả trả về “OK” báo rằng lệnh “AT+CMGF=1” đã thực hiện thành công. Nếu kết quả là “ERROR” thì có nghĩa là lệnh đã không được thực hiện thành công, điều này cũng có nghĩa là modem không hỗ trợ SMS text mode. Để xác nhận, thực hiện lệnh “AT+CMGF=?”, nếu kết quả trả về là “+CMGF: (0,1)” trong đó 0=PDU mode và 1=Text mode. Nếu kết quả là “+CMGF: (1)” thì Text mode được hỗ trợ, ngược lại thì không.
Các dòng 5 và 6: câu lệnh “AT+CMGW” được sử dụng để ghi một thông điệp đến modem. Số điện thoại nhận là “0982713301”. Sau khi nhập xong số điện thoại nhận tin nhắn, nhấn phím Enter, modem gửi lại dấu nhắc “>”, tiếp theo nhập nội dung tin nhắn muốn gửi (trong ví dụ là “Day la noi dung thong diep thu nghiem.”). Nhấn tổ hợp phím “Ctrl+z” để kết thúc soạn nội dung tin nhắn.
Dòng 7: “+CMGW:1” cho biết chỉ số được gắn với tin nhắn là 1. Đây cũng chính là vị trí của tin nhắn trong bộ nhớ lưu trữ tin nhắn văn bản.
Dòng 9: kết quả trả về “OK” báo lệnh “AT+CMGW” đã thực hiện thành công.
Dòng 10: “AT+CMSS” được sử dụng để gửi tin nhắn được lưu trong bộ nhớ tin nhắn tại ví trí 1.
Dòng 11: “+CMSS:20” cho biết số hiệu tham chiếu được gán cho tin nhắn là 20.
Dòng 13: “OK” báo câu lệnh “AT+CMSS” đã được thực hiện thành công.