Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ DỰA TRÊN VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ THỬ NGHIỆM doc (Trang 25 - 27)

Hệ thống định vị có vai trò rất lớn trong việc triển khai các dịch vụ LBS. Hệ thống này cung cấp dịch vụ xác định vị trí của thiết bị di động và cung cấp cho các thiết bị này thông tin về vị trí của chúng để các thiết bị gửi kèm theo các yêu cầu dịch vụ LBS đến các nhà cung cấp dịch vụ LBS.

Ngoại trừ trường hợp người dùng nhập trực tiếp tọa độ (vị trí), phương pháp xác định vị trí có thể được chia thành hai nhóm [9]:

Nhóm thứ nhất được gọi là định vị dựa trên mạng (network-based positioning). Trong nhóm này, việc xác định vị trí của các thiết bị di động hay người dùng được thực hiện nhờ vào các trạm cơ sở của mạng. Trong khi hoạt động, các thiết bị di động thường gửi tín hiệu liên lạc với các trạm cơ sở của mạng, mỗi trạm cơ sở chỉ kiểm soát trọng một phạm vi gới hạn nên chỉ có một số trạm là có thể thu được tín hiệu gửi từ thiết bị di động, do vậy dựa vào tín thiệu thu nhận được từ các trạm cơ sở này mà xác định được thiết bị di động đang ở khu vực nào (thể hiện như ở hình 1.9) [13].

Nhóm thứ hai được gọi là định vị dựa trên thiết bị đầu cuối (terminal- based positioning). Trong nhóm này, vị trí của của thiết bị được tính toán bởi chính các thiết bị dựa trên các tín hiệu thu được từ các trạm cơ sở (hình 1.10) [13]. Một đại diện trong nhóm này là hệ thống định vị toàn cầu GPS. Trong hệ thống này, các trạm cơ sở chính là các vệ tinh GPS.

Nhóm thứ ba là nhóm được tạo nên từ sự tích hợp của kỹ thuật định vị dựa trên mạng và kỹ thuật định vị dựa trên thiết bị đầu cuối.

Hình 1.10: Định vị dựa trên thiết bị đầu cuối

Các nguyên tắc cơ bản để tính toán vị trí của người dùng, áp dụng cho cả ba nhóm trên là:

Các trạm cơ sở có vị trí xác định được biết từ trước

Thông tin từ các tín hiệu thu được được chuyển thành khoảng cách Tính toán vị trí dựa vào khoảng cách thu được tới các trạm cơ sở Sau đây là các kỹ thuật thường được dùng để xác định vị trí:

Kỹ thuật Cell of origin (COO), location signature, location beacons: cell id thường là nhận dạng của các trạm gần nhất, ví dụ như các trạm anten điện thoại di động. Với kỹ thuật này, vị trí được biết trong một đường tròn đã được định nghĩa sẵn hoặc một vùng xung quanh một trạm cơ sở đã biết trước vị trí. Các đèn hiệu (beacons), ví dụ như sóng hồng ngoại, sóng siêu âm hay RFID, thường có một số hiệu nhận dạng và truyền chính xác vị trí của chúng tới các thiết bị di động mà chúng có thể với tới được.

Kỹ thuật Time of Arrival (TOA): Các tín hiệu điện từ di chuyển với tốc độ của ánh sáng. Nhờ đó, khoảng cách giữa trạm truyền và trạm thu có thể tính được khi biết tốc độ và thời gian tín hiệu di chuyển tính từ lúc truyền đi đến khi nhận được. Tốc độ ánh sáng đã được biết là sấp xỉ 300000Km/s vì thế mà thời gian truyền là rất ngắn, đòi hỏi phải có một đồng hồ chính xác để ghi nhận thời gian. Nguyên tắc này cũng có thể được dùng cho các tín hiệu có tốc độ thấp hơn như sóng siêu âm.

Kỹ thuật Time Difference of Arrival (TDOA), Enhanced Observed Time Difference (E-OTD): các kỹ thuật này tính toán khoảng cách bằng cách đo thời gian truyền, sự khác nhau về thời gian truyền của các tín hiệu khác nhau của các trạm cơ sở (thường là 3 trạm). Vì thế, việc thu được các tín hiệu từ các trạm cơ sở ở các vị trí khác nhau (thường xếp theo hình tam giác) có thể được các nhà cung cấp dịch vụ tính toán vị trí theo TDOA và được các thiết bị di động sử dụng để tính toán vị trí trong E-ODT.

Kỹ thuật Angle of Arrival (AOA), Direction of Arrival (DOA): được thực hiện bằng cách sử dụng các anten có đực tính về chiều và góc có khả năng phát hiện được sự di chuyển của các thiết bị di động. Vì sự di chuyển của các thiết bị di động là không chính xác. Một khả năng khác là góm một số các trạm cơ sở lại tạo nên một cung (thường là 2 hoặc 4 trạm), chúng có thể được chia thành từng cụm trên một đường tròn với các cung 90, 120 hoặc 180 độ.

Các công nghệ định vị thường được dùng hiện nay là GPS và tính toán vị trí dựa vào Cell-ID từ các trạm thu phát cơ sở gần nhất (theo phương pháp định vị mạng). GPS cung cấp vị trí với độ chính xác rất cao (chính xác tới 5m), trong khi đó, Cell-ID chỉ cho phép xác định vị trí với độ chính xác rất thấp (độ chính xác thường trong phạm vi từ 100m đến Km).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ DỰA TRÊN VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ THỬ NGHIỆM doc (Trang 25 - 27)