Đánh giá năng lục cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 39 - 41)

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty Bảo hiểm Bưu điện

2.3.5.Đánh giá năng lục cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện.

phần bảo hiểm Bưu điện.

2.3.5.1. Những kết quả đạt được.

Thực tế đã chứng minh, trong 10 năm qua cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, PTI đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và có uy tín với các nhà tái bảo hiểm thế giới. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ Cán bộ công nhân viên gồm 360 người làm việc tại Hà Nội và hơn 22 chi nhánh, các văn phòng đại diện trong phạm vi toàn quốc. Công ty đã triển khai rộng rãi hàng chục loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hàng vạn khách hàng trong cả nước. Công ty đã giữ vị trí hàng đầu trong các công ty bảo hiểm về loại hình bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây lắp các công trình viễn thông, dân dụng... Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua PTI đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: Bảo hiểm vệ tinh (Vinasat), Bảo hiểm bưu phẩm - bưu kiện khai giá.

Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã có quan hệ hợp đồng với nhiều Công ty bảo hiểm, Tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như các Công ty Tái bảo hiểm Thuỵ Sỹ (SwissRe), Công ty tái bảo hiểm Munich ( (Đức), Công ty tái bảo hiểm Sumitomo (Nhật), Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt nam (VINARE)... Công ty PTI có quan hệ mật thiết với các Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham, Lindsey, Crawford, Vivaco... và đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại.

Với những thành tích đã đạt được, cong ty đang ngày càng phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 26%. Năm 2007 công ty đã đạt doanh thu 304 tỷ đồng. Trong kế hoạch kinh doanh 5 năm lần thứ nhất, PTI bắt đầu hoạch định một chiến lược kinh doanh phát triển đến năm 2008, năm 2008 doanh thu đạt 303.608 tỷ đồng ngoài việc phục vụ tốt các khách hàng trong cổ đông và lấy đó làm nền tảng vững chắc để phát triển ra thị trường bên ngoài nhằm tích cực hoà nhập, đón nhận cơ hội cũng nhưng chấp nhận thách thức khi Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn với thị trường Bảo hiểm thế giới.

2.3.5.2.Những hạn chế và nguyên nhân.

Khâu khai thác thị trường còn nhiều yếu kém và công tác đánh giá rủi ro trước khi ký kết hợp đồng còn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc.

Sức ép từ phía các đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh mạnh: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO, nguy cơ gia nhap thị trường của các đối thủ tiểm ẩn khác cũng là thách thức cho công ty trong việc chiếm lĩnh thị phần ở lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

Tỷ lệ chi bồi thường Bảo hiểm gốc còn cao.

Do PTI hiện sử dụng biểu phí bảo hiểm của các nhà tái bảo hiểm cung cấp ngoài những biểu phí do bộ tài chính quy định nên gây ra hạn chế, thụ động nên biểu phí PTI còn cao, ít hấp dẫn trên thị trường. Nhiều hợp đồng lớn có khả năng tạo ra doanh thu và nếu phí lớn thì không cạnh tranh được nên ưu thế đã thuộc về đối thủ cạnh tranh đưa ra mức phí thấp hơn của Công ty

PTI chưa thực sự chú trọng đến hoạt động quảng cáo và tiếp thị đưa hình ảnh của công ty đến với công chúng một cách rộng rãi hơn. Thương hiệu của Công ty là một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng lớn khả năng cạnh tranh của công ty, thương hiệu phản ánh mức độ biết đến công ty của khách hàng và quảng cáo là hoạt động khuyếch trương đưa hình ảnh của công ty đến khách hàng. Kênh này chưa được chú trọng đối với công ty

Quan hệ với các công ty bảo hiểm nước ngoài và tái bảo hiểm chưa sâu nên chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, giám định tổn thất từ các công ty này.

Nguyên nhân :

- Trong những tháng đầu năm nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với cơn bão giá và lạm phát tăng cao( chỉ số CPI tăng 22,9% so với 2007- cao nhất so với 16 năm trước), lãi suất ngân hàng ấn định lên cao đỉnh điểm(14%). Những diễn biến không tôt của thị trường làm cho tình hình kinh doanh của PTII gặp nhiều khó khăn.

- PTI phải chịu sự cạnh tranh khốc liiệt của các công ty bảo hiểm khác và công ty có nguồn vốn lớn hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn.

- Do bảo hiểm ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ và bản chất của nghiệp vụ khá phức tạp nên phần nào hạn chế, thu hút được sự tập trung nguồn lực từ các nhà tái bảo hiểm quốc tế , khu vực.

- Điều kiện thời tiết khí hậu không ổn định, tình hình thiên tai và lũ lụt xảy ra ngày một nhiều, ở quy mô rộng hơn.

- Khó khăn đến từ thực trạng của chính, nền kinh tế. Tuy đã phân tích ở trên điều kiện kinh tế thuận lợi trong những năm qua là một tác nhân góp phần thúc đẩy Bảo hiểm phát triển. tuy vậy qua những diễn biến nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào tình trạng suy thoái thì Việt nam cũng không tránh khỏi những tác đông không mong muốn. Khi nền kinh tế kém phát triển thì bảo hiểm cũng không ngoại lệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 39 - 41)