Bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 28 - 31)

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty Bảo hiểm Bưu điện

2.2.2. Bảo hiểm phi nhân thọ

2.2.2.1. Tình hình chung

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã rà soát để sửa đổi bổ sung quy tắc, điều khoản biểu phí Bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm hiện hành, phát triển sản phẩm mới mang tính đặc thù của doanh nghiệp, hoàn thiện quy trình quản lý nghiệp vụ quy trình thủ tục giải quyết bồi thường vừa mang tính cải cách thủ tục hành chính vừa hướng tới phục vụ khách hàng khẩn trương , tốt nhất, vừa quản lý chặt chẽ từ khâu khai thác đến giải quyết bồi thường. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đã tập trung xây dựng cơ sở công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý nghiệp vụ kinh doanh và phục vụ khách hàng. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tập trung phát triển khâu chăm sóc khách hàng xây dựng trung tâm giải quyết bồi thường, trung tâm cứu nạn cứu hộ, trung tâm tư vấn khách hàng. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra chỉ tiêu phải có lãi từ nghiệp vụ bảo hiểm hoặc từng bước giảm tỉ lệ bồi thường hàng năm xuống bằng tỉ lệ bồi thường chung của toàn thị trường. Tình trạng cạnh tranh vẫn còn gay gắt nhưng mức độ cạnh tranh phi kỹ thuật (mở rộng điều kiện điều khoản, giảm phí bảo hiểm không tương xứng với trách nhiệm bảo hiểm) đỡ quyết liệt hơn.

Các doanh nghiệp bảo hiểm bằng nội lực của mình đã vượt qua khó khăn thách thức của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nắm nhanh cơ hội khi nền kinh tế phát triển để đẩy mạnh khai thác phát triển thị trường bảo hiểm. Năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 13.616 tỉ đồng tăng 2.738 tỉ đồng đồng so với năm 2008 tương đương 25,16%. Top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao là Bảo Việt 3.659 tỉ đồng (tăng 10,22%), PVI 2.770 tỉ đồng (tăng 37,1%), Bảo Minh 1.824 tỉ đồng (giảm 3,19%), PJICO 1.271 tỉ đồng (tăng 19,84%), PTI 449 tỉ đồng (tăng 1,33%), BIC 367 tỉ đồng (tăng 38,79%), MIC 341 tỉ đồng (tăng 138,34%), AAA 334 tỉ đồng (tăng

64,98%), Bảo Long 325 tỉ đồng (tăng 27,91%), VNI 298 tỉ đồng (tăng 312,92%). Tổng số tiền bồi thường toàn thị trường 5.094 tỉ đồng, tỉ lệ đã bồi thường (chưa tính dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng dao động lớn, dự phòng bồi thường) 37,5%. Doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Chartis 62,58%, Bảo Minh 59,98%, QBE 50,45%, Liberty 47%, SVI 46,22%. Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 4375 tỷ đồng (tăng 36%), bồi thường 2087 tỷ đồng. Tổng số vốn chủ sở hữu là 13 647 tỷ đồng, đầu tư nền kinh tế quốc dân 20 447 tỷ đồng.

2.2.2.2. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới

Do chính sách kích cầu của chính phủ giảm thuế ô tô nên số lượng xe tiêu thu tăng nhanh kể cả xe nhập khẩu, thông tư 126 bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới cho phép tăng phí từ 10% - 20% so với quyết định 23 ngày 9/4/2007 là những yếu tố khách quan phát triển thị trường và tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới. Toàn thị trường đạt 4.326 tỉ đồng (tăng 36,28%), Top đầu doanh thu gồm có Bảo Việt 1.139 tỉ đồng, PJICO 652 tỉ đồng, Bảo Minh 583 tỉ đồng, PVI 533 tỉ đồng, MIC 200 tỉ đồng, PTI 196 tỉ đồng. Đặc biệt công ty bảo hiểm Liberty mới gia nhập thị trường đã đạt doanh thu bảo hiểm xe cơ giới 132 tỉ đồng đứng thứ 10 của thị trường bảo hiểm xe cơ giới. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử phạt chủ xe cơ giới. Bộ Tài chính đã chỉ đạo kiểm tra giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thông tư 126 Quy tắc điều khoản biểu phí và bảng trả tiền bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam được giao quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã đưa Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đi vào hoạt động và đang triển khai các công việc đề phòng hạn chế tổn thất, tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ nhân đạo, bước đầu mang lại hiệu quả thúc đẩy phát triển bảo hiểm xe cơ giới.

2.2.2.3. Nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn và chăm sóc y tế:

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm mới thay thế sản phẩm bảo hiểm truyền thống đã có từ đầu những năm 1990 như sản phẩm bảo hiểm quân nhân, bảo hiểm trách nhiệm trả nợ tiền vay khi người đi vay bị tử vong hoặc mất khả năng lao động, bảo hiểm điều trị y tế cao cấp... Toàn thị trường đạt doanh thu 1.954 tỉ đồng (tăng 22,32%). Top đầu doanh thu là Bảo Việt 899 tỉ đồng, Bảo

Minh 364 tỉ đồng, PVI 132 tỉ đồng, PJICO 115 tỉ đồng, Chartis 55 tỉ đồng, AAA 54 tỉ đồng.

2.2.2.4. Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu

Năm 2009, vượt qua thách thức khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn đến vận tải biển và đóng tàu Việt nam, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tiếp tục tích cực khai thác bảo hiểm tàu thủy và đạt doanh thu 1.521 tỉ đồng (tăng 21,37%). Top đầu doanh thu PVI 464 tỉ đồng, Bảo Việt 458 tỉ đồng, Bảo Minh 245 tỉ đồng, PJICO 139 tỉ đồng, GIC 49 tỉ đồng.

2.2.2.5. Nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản thiệt hại:

Đạt doanh thu 2.822 tỉ đồng (giảm 6%) so với năm 2008. Top đầu các doanh nghiệp về doanh thu là PVI 1.191 tỉ đồng, Bảo Việt 438 tỉ đồng, Bảo Minh 209 tỉ đồng, PTI 149 tỉ đồng, AAA 139 tỉ đồng, BIC 124 tỉ đồng.

- Bảo hiểm Xây dựng lắp đặt: Đạt doanh thu 1.242 tỉ đồng (giảm 9,1%), các doanh nghiệp đứng đầu về doanh thu là PVI 421 tỉ đồng, Bảo Việt 260 tỉ đồng, Bảo Minh 187 tỉ đồng,

- Bảo hiểm kỹ thuật: đạt doanh thu 81 tỉ đồng tăng 75,98%, - Bào hiểm thiết bị điện tử: Đạt doanh thu 93 tỉ đồng,

- Bảo hiểm năng lượng: đạt doanh thu 757 tỉ đồng, tăng trưởng 51,1%.

2.2.2.6. Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

Bảo hiểm cháy nổ đã có hiệu lực hơn 2 năm, doanh thu có cao hơn năm trước nhưng các cơ sở thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tham gia bảo hiểm chưa nhiều. Mặt khác còn nhiều cơ sở thuộc đối tượng trên chỉ tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không tham gia các rủi ro đặc biệt hoặc mọi rủi ro (nhất là khu vực miền Trung) nên khi thiệt hại do giông tố, bão lốc, lũ lụt gây nên lại thuộc rủi ro không được bảo hiểm, không được giải quyết bồi thường. Doanh thu toàn thị trường đạt 1.191 tỉ đồng (tăng trưởng 15,63%), Top các doanh nghiệp đứng đầu về doanh thu bao gồm PVI 299 tỉ đồng, Bảo Minh 282 tỉ đồng, Bảo Việt 134 tỉ đồng, PJICO 71 tỉ đồng, UIC 61 tỉ đồng, SVI 51 tỉ đồng.

2.2.2.7. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bảo hiểm hàng hóa, nhưng các doanh nghiệp vẫn tích cực khai thác để đạt doanh thu toàn thị trường được 952 tỉ đồng (giảm 2,1%) so với cùng kỳ 2008. Top đầu doanh thu Bảo Việt 267 tỉ đồng, tiếp đến PJICO 130 tỉ đồng, PVI 90,3 tỉ đồng, Bảo Minh 90,2 tỉ đồng, VIA 49 tỉ đồng. Toàn thị trường đã bồi thường 494 tỉ đồng tương đương 51,86%.

Ngoài ra Bảo hiểm hàng không đạt doanh thu 434 tỉ đồng, giảm 23,8% so với cùng kỳ năm 2008 trong đó Bảo Việt 203 tỉ đồng, Hàng không 187 tỉ đồng, Bảo Minh 20 tỉ đồng.

Bảo hiểm trách nhiệm chung đạt doanh thu 352 tỉ đồng, tăng 92,73%. Top đầu doanh thu Bảo Việt 109 tỉ đồng, PJICO 49 tỉ đồng, PVI 44 tỉ đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w