Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu 266m (Trang 80 - 82)

- Giá trị khối lượng sản

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân.

Xí nghiệp xây dựng số 4 đã không ngừng vươn lên ,tích luỹ kinh nghiệm, mạnh dạn đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi đặt ra và hoạt động ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế những yêu cầu mới không ngừng đặt ra đối với công tác quản lý và tổ chức SXKD của đơn vị, trong đó có cả yêu cầu đổi mới hệ thồng kế toán. Song song với những ưu điểm nêu trên, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây dựng số 4 không tránh khỏi những khó khăn và tồn tại nhất định do tính chất phức tạp vốn có của ngành xây dựng.

Thứ nhất, về bộ máy kế toán:

Hiện nay bộ máy kế toán tại Xí nghiệp xây dựng số 4 được tổ chức khoa học và khá hiệu quả nhưng bên cạnh đó còn có một số hạn chế. Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, số lượng các nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều thì đội ngũ kế toán viên tại Xí nghiệp chỉ gồm 5 người phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán cho tất cả các công trình thi công trong kỳ. Do đó, các nhân viên kế toán rất vất vả trong công tác hạch toán, nhất là thời điểm cuối kỳ gây áp lực trong công việc. Điều này có thể dẫn đến sai sót trong quá trình ghi chép, phản ánh thông tin.

Đối với chi phí NVL trực tiếp: Việc quản lý NVL trong quá trình thi

công của các đội vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa chặt chẽ. Việc khoán sản phẩm đi đôi với khoán NVL và các chi phí phân bổ khác xuống từng đội sản xuất bên cạnh việc gắn liến trách nhiệm vật chất của công nhân sản xuất là thất thoát về chi phí NVL. Đồng thời, trong vấn đề mua vật tư vẫn còn có bất cập về giá cả, nguồn cung cấp gây cản trở tiến độ thi công công trình. NVL mua về không qua kho mà đưa thẳng tới chân công trình nhưng kế toán vẫn viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho tạo nên sự rườm rà trong quá trình kiểm nhận vật tư. Trong quá trình thi công, phế liệu thu hồi kế toán đội không làm thủ tục nhập kho, không được phản ánh trên giấy tờ, sổ sách về cả khối lượng và giá trị, do vậy không tiết kiệm được chi phí từ đó làm tăng giá thành sản phẩm xây lắp.

Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Xí nghiệp giao khoán cho từng đội,

đội trưởng tiến hành chia lương nhưng Xí nghiệp không theo dõi cụ thể quá trình chia lương nên dễ dẫn đến tình trạng người lao động hưởng khồn đúng với sức lao động mà mình bỏ ra.

Đối với chi phí sử dụng máy thi công: Do vốn kinh doanh so với hoạt

động SXKD không đủ để mua sắm đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho thi công. Xí nghiệp chỉ mua sắm chủ yếu máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, còn máy móc thiết bị phục vụ cho thi công ít, do vậy máy móc thiết bị cần cho thi công thiếu, đội công trình đều chủ yếu thuê máy thi công theo giá thoả thuận ghi trên hợp đồng nên chi phí sử dụng máy thi công là rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí công trình, hạng mục công trình, làm tăng giá thành sản phẩm. Chi phí khấu hao máy thi công chỉ bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ ở đội (do đội tự mua) còn chi phí khấu hao TSCĐ dùng thi công của Xí nghiệp lại được tập hợp vào CPSXC. Do vậy khoản mục chi phí sử dụng máy thi công tại Xí nghiệp chưa được hạch toán đầy đủ. Ngoài ra, khi hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công vẫn còn có bất cập. Theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị xây lắp thì các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ không được hạch toán vào tài khoản chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào tài khoản CPSXC. Như vậy việc hạch toán yếu tố này vào tài khoản chi phí sử dụng máy thi công của Xí nghiệp sẽ làm tăng chi phí sử dụng máy thi công. Việc tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng máy thi công là công tác quan trọng nhằm tính đúng các khoản mục trong giá thành sản phẩm xây lắp.

Đối với CPSXC: Các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển

máy thi công vẫn chưa được hạch toán vào khoản mục chi phí này theo quy định của Nhà nước. Trên bảng kê CPSXC do kế toán đội lập theo dõi gộp chung chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Vì vậy đã gây khó

khăn cho kế toán Xí nghiệp trong việc kiểm tra tình hình chi tiêu những khoản CPSXC phát sinh tại công trường.

Thứ ba, về các khoản thiệt hại trong sản xuất kinh doanh xây lắp.

Do đặc trưng của ngành xây dựng là hoạt động SXKD chủ yếu diễn ra ngoài trời, nhân công trực tiếp chủ yếu thuê ngoài. Các công trình thi công chịu nhiều tác động của điều kiện thời tiết do đó khi gặp thiên tai có thể dẫn đến phải ngừng thi công hoặc gây sụt lún, hỏng hóc các công trình, hạng mục công trình đang xây dựng gây thiệt hại trong sản xuất. Phòng kế toán không theo dõi hạch toán thiệt hại trong sản xuất do đó không phản ánh được chính xác chi phí phát sinh và giá thành các công trình, hạng mục công trình.

Thứ tư, về việc luân chuyển chứng từ.

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp khác, Xí nghiệp có địa bàn hoạt động rất rộng. Các công trình thi công được tiến hành trên khắp các tỉnh, thành phố nên việc tập hợp chứng từ gửi lên phòng Kế toán Xí nghiệp đôi khi bị chậm trễ là không thể tránh khỏi dẫn đến việc hạch toán không được kịp thời, hơn nữa khối lượng công việc bị dồn vào thời điểm cuối kỳ có thể dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán như ghi thiếu, ghi nhầm gây ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin quản lý.

Thứ năm, về công tác kế toán quản trị.

Mỗi doanh nghiệp ngoài các thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc phản ánh mối quan hệ với đối tượng bên ngoài còn phải có các thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc phản ánh mối quan hệ bên trong, phục vụ cho công tác quản lý tại đơn vị. Tại Xí nghiệp xây dựng số 4, công tác kế toán quản trị vẫn chưa được thực sự quan tâm. Công tác kế toán mới chỉ thiên về chức năng kế toán tài chính.

Một phần của tài liệu 266m (Trang 80 - 82)