Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Một phần của tài liệu 1019m (Trang 48 - 58)

- Tình hình đấu thầu TPCP

b, Giao dịch của trái phiếu doanh nghiệp

2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Là một công ty chứng khoán, CTCK Thăng Long không thể huy động nguồn vốn từ các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các CTCK khác trên thị trường về thị phần giao dịch chứng khoán. Đến tháng 12/2009, CTCK Thăng Long đã tăng vốn điều lệ từ 650 tỷ đồng lên tới 800 tỷ đồng và kế hoạch lên tới 2.000 tỷ tới cuối năm 2012, hiện CTCK Thăng Long đứng thứ 9 về vốn điều lệ trong số 103 CTCK trên cả nước, tổng tài sản lên tới 4.210 tỷ đồng cũng là một con số không nhỏ trong số các CTCK trên thị trường.

Hình 2.8. Tăng trưởng vốn điều lệ của TLS

Nguồn: CTCK Thăng Long

Thời kỳ đầu, CTCK Thăng Long mới chỉ tính tới đầu tư tự doanh vào cổ phiếu, nhưng với tình hình TTCK có nhiều biến động, CTCK Thăng Long đã nghĩ tới việc đầu tư thêm vào một tài sản khác vừa sinh lợi, lại vừa bảo đảm an toàn đồng thời có thể sử dụng tài sản đó huy động nguồn vốn từ thị trường bất cứ lúc nào, khi đó hoạt động kinh doanh trái phiếu là một lựa chọn. Cho đến thời điểm này, CTCK Thăng Long đã đầu tư kinh doanh cả vào TPCP là loại có ít rủi ro, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng, và TPDN đồng thời huy động nguồn thông qua Repo trái phiếu với các NHTM hay tổ chức tài chính một cách nhanh chóng với tỷ lệ lên tới 95% thị giá trái phiếu.

CTCK Thăng Long thành lập năm 2000, nhưng tới năm 2007 phòng Dịch vụ tài chính mới được hình thành chịu trách nhiệm về huy động nguồn đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của Công ty đồng thời mở rộng dịch vụ cho vay chứng khoán OTC thông qua Hợp đồng Repo và sau đó là chứng khoán niêm yết qua Hợp đồng Hợp tác kinh doanh chứng khoán. Phòng Dịch vụ tài chính đã sớm nhận thức được vai trò của việc huy động nguồn vốn qua phát hành trái phiếu và kinh doanh TPCP. Tháng 9 năm 2007, công ty đã huy động được 200 tỷ thông qua phát hành TPDN 3 năm với lãi suất 8,5%/năm. Mức lãi suất này đã giúp cho CTCK vượt qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng năm 2008 khi lãi suất liên ngân hàng lên tới 23-25%. Bên cạnh đó công ty vẫn đều đặn tới các cuộc bảo lãnh phát hành và đấu thầu TPCP cùng Ngân hàng MB để nắm bắt tình hình lãi suất và giúp MB tham dự thầu.

Hình 2.9. Giá trị phát hành TPDN tại TLS

Nguồn: Phòng nguồn vốn – CTCK Thăng Long

Năm 2007, TLS huy động 200 tỷ từ phát hành trái phiếu TLS với kỳ hạn 3 năm. Trong năm đầu tiên, số tiền này sử dụng cho các dịch vụ tài chính của công ty thông qua các hợp đồng repo cổ phiếu, trái phiếu và hợp tác kinh doanh chứng khoán với khách hàng cá nhân và tổ chức. Hoạt động repo sử dụng đối với chứng khoán OTC và hoạt động hợp tác kinh doanh chứng khoán sử dụng đối với chứng khoán niêm yết.

Năm 2008 công ty sử dụng phát hành thêm 350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất 8,9%, tổng cộng giá trị huy động trái phiếu lên tới 550 tỷ đồng. Trong đó, 100 tỷ cho hoạt động kinh doanh đầu tư trái phiếu và 450 tỷ đồng cho hoạt động dịch vụ của công ty.

Năm 2009, TLS phát hành thêm 360 tỷ đồng nâng tổng giá trị trái phiếu TLS phát hành là 910 tỷ đồng. Số tiền này sử dụng cho hoạt động dịch vụ tài chinh là chủ yếu, dịch vụ kinh doanh đầu tư trái phiếu vẫn giữ ở con số 100 tỷ đồng.

Hoạt động môi giới trái phiếu

Hiện nay, hoạt động môi giới trái phiếu của TLS mới chỉ dừng ở việc tiến hành giao dịch trái phiếu cho Ngân hàng TMCP Quân đội. Từ sau khi chính thức trở thành thành viên giao dịch TPCP của HNX, hoạt động môi giới trái phiếu tại TLS cũng chưa được mở rộng thậm chí còn giảm đi bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội có thể tự đứng ra giao dịch trái phiếu cho chính ngân hàng. Bên cạnh đó, do nhu cầu dự trữ bắt buộc, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chuyển lưu ký hầu hết trái phiếu lên Kho Bạc Nhà nước để dễ dàng giao dịch trên thị trường OMO, chỉ để lại 03 trái phiếu tại TLS để trading với tổng mệnh giá là 300 tỷ đồng.

Bảng 2.7. Thị phần giao dịch trái phiếu của TLS qua các năm

Năm 2007 2008 2009 Toàn thị trường (tỷ) 89,8 23 195,4 95 83,1 65 Giá trị giao dịch (tỷ) 1,2 58 2,9 32 2,1 37 Thị phần giao dịch TLS 1.4% 1.5% 2.57%

Doanh thu giao dịch trái

phiếu (tỷ) 0.19 0.44 0.32

Nguồn: Thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP.HCM

Năm 2007, giá trị giao dịch của TLS đạt 1.258 tỷ chiếm 1,4% thị phần trên cả hai sàn HNX và HSX. Sang năm 2008 và 2009 thị phần tăng lên 1,5% và 2,57%. Đặc biệt, năm 2009, TLS đã đứng vào danh sách 10 công ty có thị phần giao dịch trái phiếu cao nhất trên sàn HSX và HNX.

Hoạt động giao dịch trái phiếu toàn thị trường năm 2009 chỉ bằng 42,5% giá trị giao dịch năm 2008, giá trị giao dịch của TLS cũng giảm tương ứng từ 2.932 tỷ đồng còn 2.137 tỷ đồng và do vậy doanh thu hoạt động môi giới trái phiếu của TLS cũng chỉ bằng 320 triệu đồng so với năm 2008 là 440 triệu đồng.

Hoạt động tự doanh trái phiếu

Tham gia thị trường trái phiếu từ ngày đầu thành lập thông qua hoạt động môi giới trái phiếu cho Ngân hàng TMCP Quân Đội nhưng đến hết năm 2007, tên tuổi của TLS vẫn chưa được biết đến trên thị trường trao đổi mua bán trái phiếu. Bộ

phận trái phiếu của TLS vẫn để ngỏ chưa có cán bộ nào và cũng chưa có đối tác kinh doanh nào.

Tháng 9 năm 2007, do tình hình huy động nguồn vốn khó khăn, TLS đã mạnh dạn phát hành TPDN và đã huy động được 200 tỷ đồng với lãi suất 8,5% kỳ hạn 3 năm. Nhận thấy thị trường trái phiếu vô cùng phong phú và đa dạng, TLS đã chủ động nghiên cứu tình hình thị trường để tìm kiếm cơ hội và đối tác kinh doanh đầu tư. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh trái phiếu chưa được chính thức phê duyệt, thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển, lãi suất thị trường cũng không có nhiều biến động, hoạt động giao dịch trái phiếu trên thị trường vẫn còn khá ảm đạm do nhà đầu tư chủ yếu giữ trái phiếu tới thời điểm đáo hạn.

Bắt đầu tham gia thị trường trái phiếu với nghiệp vụ repo trái phiếu vào tháng 3 năm 2008, TLS đã sử dụng nguồn vốn giá rẻ do huy động từ phát hành trái phiếu để thực hiện chính nghiệp vụ repo. Đây là nghiệp vụ người bán cam kết mua lại trái phiếu sau một thời gian nhất định với giá mua lại bằng giá bán lại cộng với lãi repo trong đó lãi suất repo được ấn định ngay từ khi ký kết hợp đồng.Tổng doanh thu hoạt động repo của cả trái phiếu và cổ phiếu của TLS năm 2008 lên tới 80 tỷ đồng. Thực hiện nghiệp vụ này, TLS đã dần làm quen với một số đối tác giao dịch trái phiếu trên thị trường, đã định giá trái phiếu để thực hiện nghiệp vụ repo. Tuy nhiên, do thị trường biến động, cuối năm 2008, UBCKNN yêu cầu ngừng hoạt động repo nên sau khi hợp đồng repo trái phiếu hết hạn, TLS cũng đã thu hồi vốn và dừng hoạt động nghiệp vụ này.

Tháng 5/2008, phòng DVTC tiền thân của phòng Nguồn vốn sau này đã bắt đầu tập trung phân tích thị trường kinh tế vĩ mô, thị trường TPCP và doanh nghiệp, nhận thức tình hình kinh tế có nhiều biến động, căng thẳng về thanh khoản kéo dài từ tháng 4/2008, lãi suất vay qua đêm của các ngân hàng loại 3 huy động từ các tổ chức kinh tế lên tới 23-25%. Căng thẳng thanh khoản cũng như cơ cấu các món vay không tốt đã đẩy mức tín nhiệm về tín dụng của Việt Nam do các tổ chức uy tín trên thế giới xếp hạng (S&P, Merrill Lynch, Morgan Stanley…) hạ xuống mức Negative, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Tình hình sử dịch vụ tài chính thu hẹp do lãi suất cao và đề phòng rủi ro, phòng DVTC đã chủ động đề suất việc tham gia TTTP, đây là thời điểm CTCK Thăng Long chính thức thâm nhập vào thị trường kinh doanh đầu tư trái phiếu.

Đến đầu năm 2008, TLS chính thức tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng, thị trường cổ phiếu trên đà giảm mạnh, lạm phát tăng cao, lãi suất lên tới 25%. Tháng

6/2008, TLS chính thức được ban Tổng Giám đốc phê duyệt sử dụng nguồn vốn điều lệ tăng thêm là 100 tỷ đồng để đầu tư tự doanh trái phiếu.

Bắt đầu tự doanh TPCP vào tháng 06 năm 2008, phòng DVTC trình ban lãnh đạo CTCK Thăng Long mua 40 tỷ đồng trái phiếu do Kho bạc nhà nước phát hành giá trị là 10 tỷ đồng kỳ hạn 03 năm và 30 tỷ đồng kỳ hạn 05 năm.

Tiếp đến tháng 11 năm 2008, TLS đã thực hiện giao dịch đầu tư 60 tỷ đồng TPCP do Kho Bạc nhà nước phát hành với kỳ hạn 05 năm.

Như vậy, tính cho tới nay, tổng giá trị trái phiếu TLS nắm giữ là 100 tỷ đồng mệnh giá tương ứng với 04 mã trái phiếu. Hiện tại số trái phiếu này được đưa vào khoản đầu tư tài chính dài hạn và TLS sử dụng để thực hiện hợp đồng Repo trái phiếu nhằm huy động nguồn vốn giá rẻ cho TLS.

Ngoài số vốn đầu tư dài hạn cho lượng trái phiếu đầu tư tới thời điểm đáo hạn, TLS vẫn liên tục tìm kiếm cơ hội mua và bán trái phiếu trên thị trường căn cứ vào sự biến động tình hình kinh tế vĩ mô. Với nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh trái phiếu được duyệt là 100 tỷ cho dài hạn và 500 tỷ cho kinh doanh ngắn hạn, TLS đã mạnh dạn phân tích tình hình thị trường, đầu tư hưởng chênh lệch trong ngắn hạn. Trong thời gian từ tháng 6 năm 2008 đến này, TLS đã tham gia mua bán cả TPCP và TPDN mà điển hình là trái phiếu công ty Công Nghiệp Tàu Thủy tại thời điểm thuận lợi để thu được lợi nhuận.

Bảng 2.8. Doanh thu hoạt động tự doanh trái phiếu của TLS

Đơn vị: tỷ đồng

Quý III/2008Quý IV/2008Quý I/2009Qúy II/2009Quý III/2009Quý IV/2009Quý

Hình 2.10. Doanh thu hoạt động tự doanh trái phiếu của TLS

Nguồn: Phòng nguồn vốn – CTCK Thăng Long

Qua bảng trên ta thấy, chính thức tham gia hoạt động tự doanh trái phiếu được 1,5 năm, TLS cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công nhưng doanh thu của TLS biến động nhiều và không có xu hướng. Quý III năm 2008 TLS đạt 8,48 tỷ doanh thu, quý IV năm 2008 giảm xuống còn 2,595 tỷ, tăng lên tới 6,037 tỷ vào quý I năm 2009 sau đó lại giảm xuống 1,78 tỷ vào quý II năm 2009 và tăng lên trong 2 quý còn lại của năm.

Bảng 2.9. Doanh thu hoạt động kinh doanh trái phiếu qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Năm 2007 2008 2009

Môi giới trái phiếu 0.19 0.44 0.32

Tự doanh trái phiếu 0.00 11.08 12.53

Hình 2.11. Tỷ trọng doanh thu các hoạt động kinh doanh trái phiếu

Nguồn: Phòng nguồn vốn – CTCK Thăng Long

Hình 2.12. Tỷ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ tại TLS thời điểm tháng 12/2009

Nguồn: Báo cáo tài chính tháng 12 năm 2009

Cho đến thời điểm tháng 12/2009, tổng tài sản của TLS lên tới 4.210 tỷ đồng, trong đó có 785 tỷ là tiền của nhà đầu tư chiếm 19% tổng giá trị tài sản của TLS. Số tiền này nhà đầu tư gửi vào tài khoản môi giới của TLS, đây là tài khoản tách bạch với tài khoản thanh toán của TLS theo quy định của UBCKNN. Tổng giá trị TLS dành cho hoạt động tự doanh là 1.200 tỷ trong đó sử dụng cho hoạt động tự

dụng 26% tài sản và kinh doanh vốn là hoạt động phụ trợ cho các khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại TLS như ứng trước, hợp tác kinh doanh trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết sử dụng 51%, còn lại là sử dụng cho hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành, lưu ký là 2%.

Quy trình kinh doanh đầu tư trái phiếu: Với thời gia tham gia thị trường

gần 2 năm, TLS cũng đã dần hoàn thiện quy trình hoạt động kinh doanh trái phiếu để hoạt động này chuyên nghiệp và quy củ hơn hơn.

- Hàng tuần, hàng tháng theo định kỳ, chuyên viên phân tích trái phiếu lập các báo cáo lên trưởng phòng Nguồn vốn, Giám đốc khối và Ban tổng giám đốc về thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô, báo cáo thông tin về hoạt động giao dịch trái phiếu trên thị trường, các thông tin nội bộ chính thức và các thông tin thu thập được từ bên ngoài về các công ty, nhà đầu tư và các đối tác, cân đối tình hình nguồn, lãi suất và phân tích cung cầu TTTP từ đó đưa ra các kiến nghị về kinh doanh trái phiếu.

Sau khi xem xét tình hình thị trường, Giám đốc khối và ban tổng giám đốc gửi yêu cầu kinh doanh tới phòng Nguồn vốn. Xem xét yêu cầu đầu tư, Trưởng phòng Nguồn vốn và chuyên viên phân tích trái phiếu sẽ đưa ra kế hoạch đầu tư hoặc kiến nghị về yêu cầu đầu tư.

- Lập kế hoạch kinh doanh đầu tư và chuẩn bị đầu tư: Khi yêu cầu đầu tư khả thi, kế hoạch đầu tư sẽ được lập với những điểm chính:

+ Xác định nguồn vốn cho hoạt động đầu tư + Xác định thời điểm đầu tư phù hợp

+ Cơ cấu kỳ hạn của danh mục + Lợi suất sinh lời của danh mục

+ Phương án sử dụng trái phiếu trong danh mục đầu tư

Toàn bộ kế hoạch kinh doanh đầu tư sẽ được báo cáo lên Trưởng phòng/Giám đốc khối/Ban tổng giám đốc muộn nhất 01 ngày trước khi tiến hành đầu tư.

-Tiến hành kinh doanh đầu tư: Sau khi tờ trình kinh doanh đầu tư được phê

duyệt, chuyên viên phân tích sẽ tiến hành định giá trái phiếu theo mức lợi suất đã thỏa thuận với đối tác và thực hiện việc mua bán trái phiếu thông qua tài khoản tự doanh của công ty theo sự phê duyệt của Tổng giám đốc.

-Lập báo cáo kinh doanh trái phiếu: Định kỳ, trưởng phòng Nguồn vốn sẽ

đánh giá danh mục đầu tư và gửi báo cáo lên Tổng giám đốc. Nếu đạt yêu cầu, chuyển tổng giám đốc phê duyệt, ngược lại, nếu không đạt yêu cầu làm rõ thực

trạng của danh mục đầu tư đồng thời có hướng điều chỉnh danh mục đầu tư vào kỳ báo cáo tiếp theo nhằm bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động đầu tư

Hình 2.13. Quy trình hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS

Nguồn: Phòng nguồn vốn – CTCK Thăng Long

- Phê duyệt: Căn cứ vào báo cáo của Trưởng phòng nguồn vốn, ban Tổng

giám đốc sẽ phê duyệt hoặc đưa ra ý kiến hướng dẫn hay điều chỉnh đối với phương án kinh doanh đầu tư sau đó chuyển trả lại bộ phận kinh doanh trái phiếu.

Thiết lập và phân tích Danh mục đầu tư Trình Đầu tư Tổng giám đốc

Tiến hành đầu tư.

Báo cáo kết quả đầu tư theo hàng kỳ.

Quản lý danh mục.

Theo dõi và cập nhật thông tin danh mục. Phân tích và kiểm Soát lại danh mục Bán, điều chỉnh

doanh mục đầu tư

Tổng giám đốc

Đánh giá

Phê chuẩn đầu tư

Bán, điều chỉnh danh mục đầu tư

Tổng kết danh mục.

Đánh giá hiệu quả quản lý danh mục.

Xây dựng danh mục đầu tư tiếp theo. Kỳ hạn, lãi suất, khối lượng đầu tư Báo cáo về thị trường tiền tệ

và kinh tế vĩ mô Báo cáo thông tin Thông tin nội bộ.

Thông tin thu thập được từ bên ngoài (công ty, nhà đầu tư, đối tác)

Cân đối nguồn và lãi suất Phân tích cung cầu

Phê chuẩn đầu tư

Không duyệt đầu tư

Một phần của tài liệu 1019m (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w