Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành

Một phần của tài liệu 1019m (Trang 43 - 44)

- Tình hình đấu thầu TPCP

b, Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành

Hiện nay, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu bao gồm các Doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần, công ty TNHH. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu mới chỉ tập trung ở các tập đoàn, Tổng công ty lớn thông qua các kênh đấu giá, bảo lãnh và môi giới.

Hình 2.6. Giá trị TPDN phát hành từ năm1994- 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP.HCM

Trong suốt giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2006, trước khi có NĐ52/2006 ngày 19/05/2006 về việc phát hành trái phiếu có hiệu lực, tổng số tiền doanh nghiệp huy động qua phát hành trái phiếu chỉ có 1.772 tỷ đồng. Chỉ 1 năm sau NĐ52/2006 quy định cụ thể về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt mở rộng chủ thể phát hành (bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước còn có công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), khối

lượng trái phiếu phát hành đã tăng lên tới 16.000 tỷ đồng. Từ đó tới nay, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn tới việc phát hành trái phiếu huy động nguồn vốn giá rẻ, kỳ hạn dài thay vay vốn từ các ngân hàng.

Năm 2008, do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao mức kỷ lục, tình hình phát hành TPDN giảm rõ rệt. Nhưng bước sang năm 2009 được coi là năm đặc biệt thành công của TPDN về khối lượng. Nếu như năm 2008 chỉ có 2-3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì năm 2009 đã có tới 15 đợt phát hành với tổng giá trị xấp xỉ 20.000 tỷ đồng tăng gấp hơn 3 lần về khối lượng đáng kể nhất là thành công của EVN, Vinacomin và Vinasteel… Bên cạnh đó các doanh nghiệp như KBC cũng thắng lợi với 4 lần phát hành thành công đạt giá trị 1.600 tỷ đồng. Đặc biệt sau quy định cụ thể tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thông qua hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệpViệt Nam, Vincom đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế mệnh giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu với tổng trị giá lên đến 100 triệu USD trên thị trường Singapore. Sự kiện này khiến dư luận và giới chuyên môn kết luận là các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.

Mặc dù có những bước tiến đáng kể nhưng việc huy động vốn theo hình thức này vẫn gặp phải một số khó khăn do thị trường trái phiếu sơ cấp vẫn chưa thực sự phát triển nên tổng số vốn huy động thông qua phát hành TPDN tính đến hết năm 2008 vẫn chỉ đạt 5,84% tổng giá trị trái phiếu lưu hành và đến năm 2009 vẫn chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị trái phiếu lưu hành.

2.2.1.2. Hoạt động của thị trường trái phiếu thứ cấp

Trước tháng 7/2000, ở Việt Nam hầu như không có thị trường thứ cấp chủ yếu chỉ là hoạt động chuyển nhượng được thực hiện tại KBNN nơi phát hành, một phần là hoạt động mua lại công trái xây dựng tổ quốc một cách tự phát của các tổ chức tín dụng, hiệu cầm đồ… Các hoạt động lưu ký, thanh toán chuyển giao trái phiếu chưa được tổ chức.

Từ tháng 7/2000 sau khi SGDCK TP.HCM đi vào hoạt động thì thị trường thứ cấp mới chính thức hình thành. Đến ngày 08/03/2005, trung tâm GDCKHN khai trương hoạt động – sau này đổi tên là SGDCKHH viết tắt là HNX đánh dấu thêm một bước phát triển nữa của TTCK Việt Nam. Nhưng do TTCK mới thành lập nên thị trường giao dịch vẫn chưa được hoàn thiện và sôi động theo đúng nghĩa của nó.

Một phần của tài liệu 1019m (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w