NAM THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu 1003m (Trang 61 - 65)

- Tại thời điểm ngày 31/12/2009, công ty vẫn chưa thực hiện đầy đủ việc lập biên bản đối chiếu xác nhận công nợ phải thu với khách hàng do công ty mẹ không

NAM THỰC HIỆN

2.1. Đánh giá quy trình thực hiện kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ACC thực hiện trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ACC thực hiện

2.1.1. Ưu điểm

Các cuộc kiểm toán do công ty kiểm toán ACC thực hiện được tiến hành trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam cũng như các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận rộng rãi ở nước ta, kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền cũng không là một ngoại lệ. Khi vận dụng vào kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, kiểm toán viên cần có sự vận dụng linh hoạt để phù hợp với đặc điểm của khách thể kiểm toán. Trong kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền, kiểm toán viên đã kết hợp khá đầy đủ các thủ tục trong một cuộc kiểm toán. Việc thực hiện kiểm toán về cơ bản phù hợp với các quy định trình bày trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam với các vấn đề như lập kế hoạch kiểm toán, tính trọng yếu, thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát, xác định các rủi ro…

2.1.1.1. Về giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Về lập kế hoạch kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”, kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá rủi ro tiềm tàng và xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán.

Tại công ty kiểm toán ACC, trong quá trình lập kế hoạch, kiểm toán viên căn cứ vào đánh giá rủi ro tiềm tàng để đưa ra nhận định về mức trọng yếu. Cơ sở để xác định mức trọng yếu được kiểm toán viên sử dụng là lợi nhuận trước thuế, doanh thu hoặc tổng tài sản. Nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu dựa trên lợi nhuận

trước thuế thì ước lượng ban đầu về trọng yếu không vượt quá 5% lợi nhuận trước thuế, nếu kiểm toán viên sử dụng doanh thu hoặc tổng tài sản làm căn cứ xác định mức trọng yếu thì ước tính ban đầu về trọng yếu không vượt quá 0.5% của doanh thu hoặc tổng tài sản. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng xác định được ngưỡng sai lệch trọng yếu ở đó, kiểm toán viên cho rằng, mọi sai lệch ở trên ngưỡng này là trọng yếu, ngưỡng này được xác định khoảng 75% so với ước lượng trọng yếu ban đầu. Đây là cơ sở để kiểm toán viên xác định các số dư cần kiểm tra liên quan đến thủ tục chọn mẫu và là cơ sở để kiểm toán viên quyết định các bút toán điều chỉnh. Kiểm toán viên cũng xác định ngưỡng sai lệch được chấp nhận ở đó những sai lệch nhỏ hơn mức này có thể bỏ qua, ngưỡng sai lệch được chấp nhận không vượt quá 3% đến 5% ước lượng trọng yếu ban đầu.

Kiểm toán viên sử dụng các ngưỡng này để ra các quyết định trong khi thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên các mức độ trọng yếu này cần được phân bổ cho các khoản mục khác nhau, đặc biệt đối với các khoản mục được xác định là “vùng kiểm toán trọng yếu” như doanh thu, hàng tồn kho… Nếu chỉ sử dụng những đánh giá chung về trọng yếu đối với các phần hành khác nhau thì có thể dẫn đến không phát hiện đủ các sai phạm trọng yếu. Với phần hành bán hàng- thu tiền, nếu sử dụng mức trọng yếu xác định chung cho cả cuộc kiểm toán, có thể không phát hiện ra những sai lệch nhỏ hơn ngưỡng xác định của những khoản doanh thu bán hàng nhỏ không được kiểm tra nhưng sai lệch luỹ kế lại có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Để khắc phục tình trạng này, ngay trong quá trình lập kế hoạch, kiểm toán viên xác định và phân bổ ước lượng về tính trọng yếu cho từng khoản mục hoặc phần hành cụ thể.

2.1.1.2. Về giai đoạn thực hiện kiểm toán

Kiểm toán viên đã thực hiện việc kiểm tra hệ thống kiểm soát, kiểm tra chi tiết tài khoản. Và đây là giai đoạn đòi hỏi kinh nghiệm cũng như tính khách quan của mỗi KTV. Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền đã được giao cho KTV có kinh nghiệm thực hiện. Đồng thời có một KTV khác thực hiện kiểm toán chu trình thu tiền. Việc này nhằm khẳng định tính khách quan cũng như tính hợp lý khi kết hợp hai chu trình này. Qua đó, có thể thấy việc phân chia trách nhiệm như vậy sẽ giúp cho công tác kiểm toán đạt kết quả cao hơn và dễ phát hiện những điểm chưa hợp lý.

Công ty luôn cập nhập mọi thông tin về luật, về các quy định chế độ và phổ biến kịp thời cho nhân viên để công tác kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán, kiểm toán viên phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó.

Trong các cuộc kiểm toán thực hiện bởi công ty kiểm toán ACC nói chung và kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền nói riêng, việc thực hiện đánh giá hệ thống nội bộ bao gồm thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trên cơ sở phương hướng tiếp cận kiểm toán đã được xác định từ trước. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện qua nhiều thủ tục như quan sát, phỏng vấn, tính toán lại, kiểm tra tài liệu… Từ đó, kiểm toán viên xác định được mức rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu trong kiểm toán từng phần hành. Thủ tục này được thực hiện khá hiệu quả trong các cuộc kiểm toán của công ty kiểm toán ACC.

* Về tiến hành các thử nghiệm cơ bản

Các thử nghiệm cơ bản được thiết kế trên cơ sở đánh giá rủi ro của kiểm toán viên. Trong thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.

* Về tiến hành thủ tục phân tích

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “Quy trình phân tích”, thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với những thông tin khác hoặc có sự chênh lệch lớn với những giá trị đã dự kiến.

Thủ tục phân tích là một thủ tục có hiệu quả vì tính logic cũng như tính kinh tế của nó, có thể làm giảm các kiểm tra chi tiết khác và tiết kiệm thời gian cho kiểm toán viên. Việc thực hiện thủ tục phân tích đem lại cho kiểm toán viên tổng quan về sự biến động của chỉ tiêu phân tích và sự lý giải hợp lý cho những biến động ấy.

Tại công ty kiểm toán ACC, thực hiện thủ tục phân tích được vận dụng phổ biến và khá hiệu quả trong các cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán phần hành bán hàng - thu tiền nói riêng.

Tuy nhiên, thủ tục phân tích được sử dụng trong phần hành bán hàng- thu tiền chủ yếu là thủ tục phân tích xu hướng, so sánh số liệu năm kiểm toán hiện tại với các năm trước. Kiểm toán viên cần thực hiện thêm phân tích so sánh giữa chỉ tiêu của doanh nghiệp và chỉ tiêu trung bình ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng như phân tích thêm một số tỷ suất quan trọng khác như so sánh tỷ lệ

doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá hàng bán trên tổng doanh thu theo tháng, quý, năm, so sánh tỷ lệ chi phí dự phòng khoản phải thu khó đòi trên tổng doanh thu hoặc tổng khoản phải thu giữa các năm, kết hợp giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính…

Để thực hiện thủ tục phân tích có hiệu quả, cần xây dựng mô hình phân tích hợp lý và có nguồn dữ liệu đáng tin cậy vì thủ tục phân tích cung cấp những đánh giá dựa trên mối liên hệ của các thông tin xác thực.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, kiểm toán viên cần thu thập thông tin về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, chỉ số trung bình… để có thể xây dựng được các mô hình phân tích hiệu quả.

* Về thực hiện kiểm tra chi tiết

Trong kiểm toán, do hạn chế về thời gian, chi phí và đặc điểm của kiểm toán đưa ra ý kiến trên các khía cạnh trọng yếu, kiểm toán viên khi tiến hành kiểm tra chi tiết đặc biệt nhấn mạnh tới thủ tục chọn mẫu. Chọn mẫu, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”, chọn mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê. Việc chọn mẫu sẽ có khả năng dẫn đến rủi ro, bao gồm rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát thấp hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế là có (đối với thử nghiệm cơ bản và rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát cao hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc có sai sót trọng yếu trong khi thực tế không có (đối với thử nghiệm cơ bản). Loại rủi ro thứ nhất có thể ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán, và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không xác đáng. Loại rủi ro thứ hai ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì nó thường dẫn đến các công việc bổ sung để chứng minh rằng các kết luận ban đầu là không đúng.

Tại công ty kiểm toán ACC, việc chọn mẫu dựa trên chương trình chọn mẫu được thiết kế và sử dụng trong tất cả các cuộc kiểm toán do ACC thực hiện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kiểm toán viên thường sử dụng xét đoán của mình để

chọn mẫu theo nguyên tắc “số lớn” sao cho tổng giá trị các khoản được chọn chiếm khoảng 70% đến 80% giá trị tổng thể. Cách chọn mẫu này có thể dẫn đến sai phạm xảy ra ở những khoản mục có giá trị trung bình nhưng tổng thể lại bị sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Trong quá trình chọn mẫu, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác chứ không chỉ chú trọng vào tiêu chí giá trị của các phần tử trong tổng thể như tiêu chí về khách hàng của khách thể kiểm toán, tiêu chí về loại hàng hoá…

2.1.2. Nhược điểm

Trong quá trình thực hiện kiểm toán thì vẫn có một số nhược điểm như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu 1003m (Trang 61 - 65)