nào được phát hiện.
Kết luận:
Bảng 25: Tính toán lại giá gia công
Đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu ở công ty B
Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát với chu trình bán hàng, kiểm toán viên đưa ra kết luận về mức rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu đối với chu trình bán hàng – thu tiền như sau:
Cơ sở để đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu
Rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu
Rủi ro tiềm tàng (Bán hàng) Trung bình Trung bình
Rủi ro kiểm soát (Bán hàng) Kiểm soát hiệu
quả
Rủi ro tiềm tàng (Phải thu) Trung bình Trung bình
•Áp dụng thủ tục phân tích đối với phần hành bán hàng- thu tiền tại công ty B + Thực hiện thủ tục phân tích xu hướng đối với doanh thu ở công ty B
Kiểm toán viên trên cơ sở số liệu năm 2008 và năm 2009, tiến hành phân tích xu hướng khoản mục doanh thu như dưới đây:
Bảng 27: Thực hiện thủ tục phân tích xu hướng đối với doanh thu ở công ty B
Trong năm 2009, doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu, so với năm 2008, doanh thu tăng lên 17%, chủ yếu do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân đầu tiên là giá tiêu chuẩn tăng lên so với năm 2008 .
Nguyên nhân thứ hai là số lượng đơn đặt hàng từ công ty mẹ tăng lên từ 390.220 sản phẩm tiêu chuẩn năm 2008 lên 535.532 sản phẩm tiêu chuẩn năm 2009.
Doanh thu trong năm 2009 bao gồm hai bộ phận như dưới đây:
Bảng 28: Chi tiết doanh thu năm 2009 ở công ty B
Mô tả USD VND’000
Doanh thu gia công 2.309.163 43.737.862
Phí vận chuyển và bảo hiểm tính cho công ty mẹ 171.418 3.246.821
Tổng 2.480.581 46.984.683
+ Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu gia công ở công ty B
Kiểm toán viên tiến hành thu thập Báo cáo xuất khẩu do phòng xuất nhập khẩu lập để có được thông tin về số lượng hàng bán thực tế và số lượng hàng bán tiêu chuẩn, sau đó thu thập Báo cáo doanh thu gia công do phòng kế toán lập để đối chiếu
số lượng hàng bán thực tế giữa hai báo cáo này. Dựa trên số liệu đã khớp nhau, kiểm toán viên thực hiện kiểm tra tính hợp lý của doanh thu năm 2009 như sau:
Bảng 29: Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu gia công ở công ty B
Mức chênh lệch nhỏ nên kiểm toán viên chấp nhận và đi đến kết luận, doanh thu của công ty B phản ánh trên sổ sách kế toán là hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
+ Thực hiện thủ tục phân tích với khoản phải thu nội bộ ở công ty B
Kiểm toán viên dựa vào số liệu khoản phải thu nội bộ của năm 2008 và năm 2009 để thực hiện thủ tục phân tích như sau:
Bảng 30: Thực hiện thủ tục phân tích các khoản phải thu nội bộ ở công ty B
Số dư các khoản phải thu nội bộ năm 2009 tăng lên 39% so với năm 2008 là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.
Đầu tiên là sự tăng mạnh của khoản phải thu thương mại so với năm ngoái (65%) chủ yếu là do các đơn hàng tăng lên đột biến vào tháng 11 và tháng 12 năm 2009 so với tháng 11 và tháng 12 năm 2008.
Tiếp đến là sự giảm mạnh của các khoản phải thu phi thương mại, do các chi phí vận chuyển giảm mạnh trong khi các chi phí phát sinh do công ty mẹ yêu cầu nhuộm lại sản phẩm tăng lên không đáng kể so với năm 2008.
Các khoản phải thu phi thương mại bao gồm các khoản công ty B thay mặt cho công ty mẹ để chi trả những chi phí phát sinh từ phía công ty mẹ như chi phí cho người nước ngoài, chi phí đi lại, chi phí nhuộm lại sản phẩm và thanh toán bù trừ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả nội bộ. Chi tiết của số dư này như sau:
Bảng 31: Khoản phải thu phi thương mại ở công ty B
Như vậy, số dư các khoản phải thu nội bộ phi thương mại bao gồm chủ yếu là số dư từ năm ngoái chuyển sang và các khoản công ty B trả thay cho người nước ngoài.
Các khoản phải thu thương mại phát sinh chủ yếu trong tháng 11 và tháng 12, do số dư các khoản phải thu này không chi tiết cho từng hoá đơn cụ thể nên kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra các khoản nhận tiền công ty mẹ ứng trước cho
công ty B trong năm 2009 qua giấy báo có ngân hàng của các tháng, số dư khoản phải thu thương mại tại ngày 31/12/2009 là số còn lại của doanh thu sau khi trừ đi khoản tiền ứng trước. Kiểm toán viên không phát hiện ra sự sai khác nào.
Qua tính toán, kiểm toán viên nhận thấy số ngày một vòng quay các khoản phải thu của công ty B trong năm 2009 không biến động nhiều so với năm 2008.
Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên nhận thấy công ty B có đánh giá lại số dư các khoản phải thu cuối năm theo tỷ giá liên ngân hàng.
Kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận cho công ty mẹ đối với số dư các khoản phải thu thương mại và phi thương mại, kết quả xác nhận được đối chiếu với sổ cái như sau:
Bảng 32: Kết quả gửi thư xác nhận cho khoản phải thu nội bộ ở công ty B
Mô tả Số dư tại ngày 31/12/2009 (USD)Theo sổ sách Theo xác nhận Chênh lệch
Khoản phải thu thương mại 329.826 329.826 -
Khoản phải thu phi thương mại 37.599 37.599 -
Kiểm toán viên kết luận, số dư các khoản phải thu nội bộ của công ty B được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
• Áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết đối với phần hành bán hàng- thu tiền tại công ty B