Giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công ty A

Một phần của tài liệu 1003m (Trang 29 - 39)

• Áp dụng thử nghiệm kiểm soát phần hành bán hàng- thu tiền tại công ty A KTV sẽ thực hiện thử nghiệm kiểm soát với mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận dụng của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB tại công ty A. Từ chương trình thử nghiệm kiểm soát mẫu được công ty kiểm toán ACC xây dựng cho phần hành bán hàng- thu tiền, KTV sẽ áp dụng vào với công ty A.

Bảng 9: Kiểm soát đối chiếu giữa báo cáo của KSV số 1 và báo cáo thu nhập hàng ngày

Công ty kiểm toán ACC Thử nghiệm kiếm soát: Kiểm tra giữa báo cáo thu nhập hàng ngày và báo cáo của KSV số 1

Khách hàng: Công ty A Niên độ: 31/12/2009 Giấy tờ làm việc: Người thực hiện: Thời gian:

Còng việc tiến hành:

- Chọn ra 2 tháng là tháng 3 và tháng 11 để thực hiện lại các hoạt đồng kiểm soát doanh thu của các dịch vụ khác nhau.

- Xem xét các báo cáo thu nhập mà KSV lập và theo dõi để kiểm tra xem các báo cáo này có được lập và kiểm tra đúng đắn hay không.

- Thu thập sự giải trình về những sự chênh lệch phát hiện được. Kết quả:

- Báo cáo thu nhập hàng ngày và báo cáo của KSV đã được lập và kiểm tra đầy đủ theo đúng quy định của công ty.

- Kết quả của việc chọn mẫu kiểm tra:

Đơn vị: USD Tháng kiểm tra Báo cáo của

KSV số 1

Báo cáo thu nhập hàng ngày

Chênh lệch

Tháng 3 212.706,33 212.706,33 -

Tháng 11 215.729,58 215.729,58 -

Từ kết quả kiểm tra cho thấy không có sự chênh lệch nào giữa hai báo cáo được kiểm tra.

Kết luận: Hoạt động kiểm soát đã được thực hiện hiệu quả như sự thiết kế trong suốt quá trình kiểm tra.

Bảng 10: Kiểm soát việc đối chiếu giữa bảng tổng hợp các hóa đơn và báo cáo doanh thu

Công ty kiểm toán ACC Thử nghiệm kiểm soát: Đối chiếu giữa bảng tổng hợp các hóa đơn do KSV thu nhập lập và báo cáo doanh thu do thủ quỹ lập

Khách hàng: Công ty A Niên độ: 31/12/2009 Giấy tờ làm việc: Người thực hiện: Thời gian: Công việc thực hiện:

- Chọn mẫu 5 ngày trong tháng 11 để thực hiện lại việc đối chiếu doanh thu giữa báo cáo doanh thu và bảng tổng hợp các hóa đơn.

- Xem xét bảng tổng hợp các hóa đơn từ tháng 1 đến tháng 11 và báo cáo doanh thu để đảm bảo các báo cáo này đã được lập đầy đủ và đúng quy định bởi thủ quỹ và kế toán thu nhập.

- Yêu cầu giải trình của những người có liên quan đến các khoản mục có sự chênh lệch.

Kết quả

- Báo cáp của bảng tổng hợp và doanh thu đã được lập đầy đủ trong 11 tháng đầu năm 2009.

- Kết quả của quá trình kiểm tra chọn mẫu:

Đơn vị: 1000 VNĐ Ngày

tháng

Bảng tổng hợp hóa đơn Báo cáo doanh thu hàng tháng Chênh lệch Thẻ tín dụng Tiền mặt Thẻ tín dụng Tiền mặt 01/11/2009 3.968,56 963,58 3.968,56 963,58 - 05/11/2009 2.871,35 2.415,231 2.871,35 2.415,231 - 17/11/2009 7.627,01 1.096,75 7.627,01 1.096,75 - 25/11/2009 8.012,98 1.524,63 8.012,98 1.524,98 - 30/11/2009 5.485,23 689,12 5.485,23 689,12 -

- Vào thời điêm cuối ngày, các bộ phận sẽ chuyển tiền thu được vào quỹ và gửi bản sao hóa đơn cho kế toán thu nhập và thủ quỹ. Tiến hành phỏng vấn thì cả kế toán doanh thu và thủ quỹ đều nắm rõ thủ tục và có thể giải thích được những chênh lệch nếu có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận: Qua các thử nghiệm kiểm soát trên cho thấy quá trình kiểm soát đã hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn đối chiếu.

Bảng 11: Kiểm soát đối chiếu báo cáo tuổi nợ và sổ cái

Công ty kiểm toán ACC Thử nghiệm kiểm soát: Thực hiện việc đối chiếu giữa sổ cái và báo cáo tuổi nợ

Khách hàng: Công ty A Niên độ: 31/12/2009 Giấy tờ làm việc: Người thực hiện: Thời gian: Công việc thực hiện:

được thực hiện theo đúng quy trình và có tồn tại sai lệch nào nữa không. - Xem xét việc ghi chép quá trình đối chiếu giữa sổ cái và báo cáo công nợ khoản phải thu để đảm bảo việc đối chiếu đã được ghi chép đầy đủ.

- Phỏng vấn với những cá nhân có liên quan đến các sai lệch nếu có. Kết quả:

- Báo cáo tuổi nợ đã được chuẩn bị đủ từ tháng 1 đến tháng 11/2009. - Kết quả kiểm tra:

Đơn vị: VNĐ

Tháng Sổ cái Báo cáo tuổi nợ Chênh lệch

Tháng 3 2.538.469.763 2.538.469.709 54

Tháng 11 2.416.470.210 2.416.424.491. 45.719

Các báo cáo đã được lập và chuẩn bị đầy đủ, ngoài các sai lệch phát hiện ra thì không phát hiện thêm trường hợp ngoại lệ nào khác nữa.

Bảng 12: Kiểm soát theo dõi các khoản nợ

Công ty kiểm toán ACC Thử nghiệm kiểm soát: Theo dõi các khoản nợ Khách hàng: Công ty A Niên độ: 31/12/2009 Giấy tờ làm việc: Người thực hiện: Thời gian:

Công việc thực hiện:

- Kiểm tra việc báo cáo tuổi nợ tại ngày 31/03/2009 và 30/11/2009 . + Theo báo cáo tuổi nợ tại ngày 31/03/2009, tổng của khoản nợ quá hạn 120 ngày là 10.046, 54 USD, với khoản nợ lớn nhất là của công ty C với khoản

phải thu là 4.801 USD. Đây là khoản nợ phát sinh tại năm 2008 và công ty A đang tiến hành bàn bạc về hành động pháp lý với khoản nợ này. Ngoài ra còn có một khoản nợ phải thu quá hạn của khách hàng D với số dư là 2.909 USD. KSV tài chính và kế toán thanh toán đang thực hiện việc đôn đốc thanh toán qua fax, e-mail, điện thoại và khoản nợ này sẽ được thanh toán vào tháng tới. Số dư còn lại thuộc về những khách hàng thường xuyên và sẽ thanh toán trong những đợt sau.

+ Trong báo cáo tuổi nợ tại ngày 30/11/2009, khoản nợ quá hạn 120 ngày là 17.043 USD chủ yếu trong đó là khoản phải thu của khách hàng C 4.801 USD và khách hàng E: 10.905 USD. Các biện pháp pháp lý đã áp dụng với khoản phải thu của khách hàng C. Còn với khách hàng E, là một khách hàng lớn và thường xuyên của công ty nên công ty A có chính sách thanh toán rất linh hoạt và không áp dụng các biện pháp pháp lý nào để thu hồi khoản nợ. Tuy nhiên thì khoản phải thu này sẽ được thanh toán vào tháng 12 năm 2009. Trên cơ sở thực hiện cuộc phỏng vấn với kế toán thanh toán, thì KTV biết được rằng những vấn đề liên quan tới khoản nợ quá hạn được đưa ra thảo luận trong cuộc họp hàng tháng của BGĐ. Khách hàng sẽ được gủi một bảng tổng hợp các hóa đơn chưa thanh toán và kèm theo việc nhắc nhở của kế toán thanh toán trong việc trả tiền nợ.

- Theo phỏng vấn kế toán thanh toán và KSV thu nhập thì trong 11 tháng đầu năm 2009 không thực hiện việc trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi bởi không có khoản nợ nào có khả năng không thể thu hồi được. Tuy nhiên các khoản nợ quá 90 ngày sẽ được lưu ý và tiến hành các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ.

Kết luận: Các kiểm soát về việc theo dõi các khoản nợ đã được thiết kế và vận hành một cách hữu hiệu trong giai đoạn kiểm soát.

Bảng 13: Kiểm soát tình hình hoạt động của nhà quản lý

Công ty kiểm toán ACC Thử nghiệm kiểm soát: Theo dõi quá trình hoạt động của nhà quản lý

Khách hàng: Công ty A Niên độ: 31/12/2009 Giấy tờ làm việc: Người thực hiện: Thời gian: Công việc thực hiện:

- Chọn mẫu ngẫu nhiên hai báo cáo của tháng 3 và tháng 11 để xem các báo cáo này có được lập, phân tích và ghi lại theo đúng quy định không. - Kiểm tra các báo cáo từ tháng 1 đến tháng 11 xem các báo cáo có được lập đầy đủ.

Kết quả:

- Báo cáo của nhà quản lý đã được lập chi tiết và đầy đủ từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2009 bao gồm các báo cáo sau:

+ Bảng cân đối kế toán, báo cáo KQKD, báo cáo LCTT, thuyết minh BCTC. + Báo cáo của BGĐ

+ Báo cáo của các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp A. + Kế hoạch năm 2009

- Báo cáo quản lý tại 2 tháng 3 và thang 11 được lập đầy đủ và đã kiểm tra bởi người có thẩm quyền.

- Phỏng vấn KSV tài chính về công việc quản lý hàng ngày của công ty cũng như các chi phí và kế hoạch ngân sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận: Việc đánh giá và theo dõi tình hình hoạt động của nhà quản lý đã được thực hiện hiệu quả trong giai đoạn kiểm tra.

- Trên cơ sở thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV đánh giá rủi ro xó thể xảy ra các sai phạm trọng yếu đối với phần hành bán hàng- thu tiền như sau:

+ Rủi ro tiềm tàng: Rủi ro tiềm tàng là trung bình đối với tính đầy đủ, phân loại và trình bày, chính xác số học đối với doanh thu và các khoản phải thu của công ty A. Ngoài ra với tính hiện hữu của doanh thu và các khoản phải thu thì rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức cao.

+ Rủi ro kiểm soát: Việc tổ chức hệ thống kiểm soát là hiệu quả đối với tính đầy đủ, chính xác, phân loại và trình bày của doanh thu và khoản nợ phải thu khách hàng.

+ Rủi ro xảy ra với các sai phạm trọng yếu: Rủi ro này thấp đối với tính đầy đủ, chính xác, phân loại và trình bày của doanh thu và các khoản phải thu. Rủi ro này được đánh giá ở mức cao với mục tiêu hiện hữu của doanh thu và các khoản nợ phải thu từ khách hàng.

•Áp dụng thủ tục phân tích đối với phần hành bán hàng- thu tiền tại công ty A

- Thực hiện việc phân tích doanh thu của công ty A trong năm 2009 + Phân tích xu hướng biến động của doanh thu công ty A năm 2009

Bảng 14: Tiến hành phân tích đối với doanh thu ở công ty A

Đơn vị: 1000 VNĐ

Nội dung Số chưa điều chỉnh Điều chỉnh Số đã điều chỉnh Số kiểm toán 2009 so với 2008

2009 2008 + % Văn phòng 9.085.317 - 9.085.317 8.328.188 757.129 9,09% Khách sạn 46.031.9 74 - 46.031.974 3 9.782.526 6.249.4 48 15,71% Phòng 23.929.955 - 23.929.955 18.522.098 5.407.857 29,20% Ăn uống 19.362.674 - 19.362.674 17.202.337 2.160.337 12,56% Khác 2.739.345 - 2.739.345 2.219.304 520.041 23,43%

Phí dịch vụ 2.218.9 43 - 2.218.943 1.838.787 380.1 56 20,67% Tổng 55.117.291 55.117.291 48.110.714 7.006.577 14,56% Từ bảng trên, KTV nhận thấy:

 Doanh thu của hoạt động cho thuê văn phòng năm 2009 có tăng so với năm ngoái do số lượng khách thuê phòng tăng và giá thuê văn phòng vẫn không thay đổi

 Doanh thu từ hoạt động cho thuê khách sạn tăng mạnh so với năm trước do: Những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế năm nay so với năm trước, khủng hoàng kinh tế đã chấm dứt và nền kinh tế đang dần hồi phục, sự phát triển của việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam góp phần tăng số lượng khách nước ngoài đặt phòng tại khách sạn. Mặt khác thì số lượng khách trọ dài hạn cũng tăng lên kèm theo các dịch vụ đi kèm cũng có doanh thu tăng tưởng lên. Ngoài ra thì còn nhờ một yếu tố tích cực từ bên ngoài là chính sách thúc đẩy du lịch của nhà nước, quảng bá hình ảnh đất nước trên các phương tiện truyền thô trong và ngoài nước đã thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài đặc biệt là từ châu Âu và Nhật Bản, ASEAN,..

+ Kiểm tra tính hợp lý của doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty A

KTV của công ty kiểm toán ACC sẽ tiến hành thu thập thông tin về số phòng cho thuê và giá phòng trung bình của mỗi tháng, từ đó ước tính doanh thu từ dịch vụ cho thuê phòng theo công thức:

Doanh thu = Số lượng phòng cho thuê * Giá phòng TB Và ta có được kết quả như sau:

Bảng 15: Phân tích tính hợp lý của doanh thu từ hoạt động cho thuê phòng khách sạn

Tháng Giá phòng TB Số phòng cho thuê Doanh thu ước tính Tháng 1 52,39 1.500 78.588 Tháng 2 57,77 1.959 113.170 Tháng 3 59,50 2.198 130.771 Tháng 4 54,04 2.235 120.788 Tháng 5 62,58 1.701 106.446 Tháng 6 62,39 1.589 99.139 Tháng 7 58,70 2.003 117.567 Tháng 8 53,58 2.397 128.440 Tháng 9 56,26 2.290 128.825 Tháng 10 52,99 2.950 156.329 Tháng 11 57,29 3.099 177.548 Tháng 12 54,38 2.543 138.285 56,82 26.464 1.495.896

Doanh thu theo ước tính của KTV là 46.031.854 VNĐ trong khi doanh thu theo sổ sách của công ty A là 46.031.974 VNĐ. Như vậy giữa thực tế và ước tính của KTV chênh nhau 120 VNĐ và đây là mức chấp nhận được.

Trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 chưa phải là mùa du lịch vì vậy mà không có nhiều phòng dành cho đại lý du lich làm cho số lượng phòng thuê giảm, tuy nhiên vì chủ yếu là các khách hàng riêng lẻ nên giá thuê phòng trung bình cao hơn các tháng khác do nếu là phòng dành cho đại lý du lịch sẽ có giá thấp hơn.

Công ty có tỷ lệ thuê phòng cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 vì đó là thời điểm thu hút khách du lịch nhất trong năm. Số lượng khách lẻ tăng ( với mức giá thuê phòng cao) đồng thời tỷ lệ đặt phòng

của các đại lý du lịch cũng tăng lên (mức giá thấp), làm cho số phòng thuê cũng như là doanh thu tăng lên nhưng giá trung bình không biến động lớn.

Bảng 16: Phân tích tỷ suất lãi gộp và biến động của doanh thu hàng tháng đối với dịch vụ cho thuê phòng khách sạn

Đơn vị: 1000 VNĐ

Tháng Doanh thu Giá vốn

Một phần của tài liệu 1003m (Trang 29 - 39)