Đánh giá chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề của việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994 sang phiên bản 2000 tại Công ty điện tử Hà Nội ppt (Trang 57 - 61)

IV. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng hệ thống QLCL ISO9001:1994

3.Đánh giá chung

Quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 1994 tại công ty Điện Tử Hà Nội đã được tổ chức chứng nhận ISO QMS của úc cấp giấy chứng nhậnphù hợp. trong việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Những thuận lợi và khó khăn luôn song hành với nhau. Đó là quy luật trong quá trình phát triển, Đòi hỏi cônh ty phải tận dụng những thuận lợi,khắc phục những khó khăn để phát huy hết ưu điểm của tiêu chuẩn ISO99001. Nhờ đó công ty đã đạt được những mặt tích cực sau.

3.1 Những mặt tích cực đạt được

 Tính định hướng vào khách hàng đã được tăng cường thể hiện ở việc xác định khách hàng của công ty; Xác định và đánh giá sự cạnh tranh trên thị trường;Xác định coe hội, lợi thế và điểm yếu của côngty trong cạnh tranh; Xác định sự mong đợi

của khách hàng về sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu, độ tin cậy và thời gian giao hàng. Điều này làm sản phẩm của công ty gắn với khách hàng, tức là làm cho sản phẩm của công ty được nâng cao, đem lại lòng tin ch khách hàng,tăng thêm uy tín của công ty.  Hệ thống hồ sơ tài liệu được xây dựng,xắp sếp và quản lý khoa học,có hệ thống,thuận tiện khi sử dụng, do đó giảm được thời gian tìm kiếm.

 Đổi mới cơ bản công tác quản lý doanh nghiệp và quản lý chất lượng, nâng cao được trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Mối quan hệ giũa các bộ phận trở nên chặt chẽ hơn.

 Nhận thức của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty về mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9001 và ISO 9000 nói riêng đã được nâng cao. Từ chỗ đa phần cán bộ công nhân viên chức hiểu mơ hồ về mô hình này. Có những cách nhìn nhân phiến diện đến nay đã có những kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng.

Bên cạnh những kết quả bước đầu khó khả quan mà công ty đã thu được, trong quá trình áp dụng ISO 9001 vào hoạt động quản lý chất lượng tại công ty. Công ty còn thực hiện chưa tốt, chưa hiệu quả một số việc sau.

3.2 Những hạn chế

 Tuy đã có định hướng vào khách hàng nhưng tính cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao. Năng xuất lao động chưa cải thiện nhiều,tnhf trạng hệu quả sản xuát thấp vẫn làm lãng phí nguồn lực của công ty.

 Một bộ phận không nhiệt tình khi tham gia quá trình áp dụng và quản lý chất lượng theo ISO 9001 tại công ty, khả năng huy động mọi thành viên tham gia vào hệ thống còn hạn chế, sự kết nối giữa các cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ chưa cao.

 Việc phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân , đơn vị chưa thoả đáng. . Việc truy tìm nguyên nhân lỗi chưa chính xác nên việc văn bản hoá chưa đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuận.

 Tình trạng vi phạm quy trình sản xuất. Quy trình công nghệ dẫn đến làm sai hỏng sản phẩm vẫn còn. Tình trạng vi phạm giờ lao động và nội quy, quy chế của công ty vẫn xẩy ra khá phổ biến. Chưa tạo được táp phong làm việc khoa khọc và chủ động. Hiểu quả hoạt động của lãnh đạo chưa cao. Môi trường vệ sinh của phân ưởng chưa thưc sự sạch sẽ, chưa đi vào nề nếp.

Trên đây là những hạn chế cơ bản của công ty trong quá trình vận dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và hoạt động quản lý chất lượng của mình. Việc phát hiện nguyên nhân để từ đó đề ra biện pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Góp phần mang lại thành công và hiệu quả cho quá trình áp dụng ISO 9001 tại công ty điện tử Hà Nội. Sau khi ngiên cứu vấn đề tôi thấy sở dĩ có những hạn chế trên là do những nguyên nhân cơ bản sau.

Thứ nhất: Hành động của lãnh đạo chưa đáp ứng được những gì đã cam kết, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn thiếu kiên quyết, công tác khen thưỏng và sử phạt trong cong tác chất lượng còn thiếu tốt. Hoạt động quane lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình áp dụng, việc đầu tư thời gian và nguồn lực cho quá trình áp dụng chưa được chú trọng đúng mức.

Thứ hai: Công ty chưa thực sự nghiên cứu sâu kinh nghiệm trong mô hình quản lý chất lượng ISO 9001 dẫn tới còn lúng túng trong qúa trình áp dụng.

Thứ ba: Hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã quá cũ và lạc hậu. Hệ thống nhà xưởng, kho tàng xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị đo lường nghèo nàn lạc hậu. trang thiết bị đo lường ,thử nghiệm nghèo nàn,lạc hậu; các phương thức đo lường trước đây tỏ ra không con phù hợp.

Thứ tư: Trình độ của đại bộ phận cán bộ công nhân viên,nhất là cán bộ quản lý cấp tổ và trưởng ca sản xuất,chưa đáp ứng được tình hình mới. đại bộ phận cán bộ công nhân viên chưa hiểu thấu đáo về ISO 9000 nói chung và ISO 9001 nói riêngý thức trách nhiệm của một số các bộ công nhân viên chưa cao, nếp nghĩ và cách làm cũ vẫn còn tồn tại.

Thứ năm: Khó khăn chung của nền kinh tế đất nước, bên cạnh đó nhà nước cũng chưa có sự hỗ trợ thích đáng cho công ty như chưa xây dựng chính sách và chiến lược chất lượng cho Việt Nam hướng ra xuất khẩu cho những năm đầu của thế kỉ.

Thứ sáu: Năng lực của cán bộ tư vấn còn hạn chế, họ muốn chuẩn hoá các yêu cầu của tiêu chuẩn trong khi các yêu cầu đó thường linh hoạt hơn.

Trên đây là những đánh giá chủ quan của bản thân về quá trình áp dụng ISO 9001 tại công ty Điện Tử Hà Nội.

Trên đây là những đánh giá của bản thân về quá trình quản lý chất lượng trong thời gian qua tại công ty Điện Tử Hà Nội xác đinh nguyên nhân của các kó khăn nhằm

đưa ra một số giải pháp cho quá trinh chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 1994 sang phiên bản 2000 tại công ty.

Phần III

Những biện pháp nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 1994 sang phiên bản 2000 tại công ty điện tử hà

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề của việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994 sang phiên bản 2000 tại Công ty điện tử Hà Nội ppt (Trang 57 - 61)