Đặc điểm về nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề của việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994 sang phiên bản 2000 tại Công ty điện tử Hà Nội ppt (Trang 41 - 45)

II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến quản lý chất lượng

6.Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên vật liệulà yếu tố trực tiếp cấu thành sản phẩm, nó là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng sản phẩm. Nếu nguyên liệu đầu vào tốt thì chất lượng sản phẩm làm ra cũng tốt hơn và ngược lại. Do nhận thức được tầm quan trọng của NVL tới chất lượng sản phẩm nên công ty luôn quan tâm đến yếu tố,đảm bảo nguyên vật liệu được đáp ứng đúng đòi hỏi của sản phẩm.

Do đặc điểm của sản phẩm là TVnên công ty rất coi trọng đầu vào của quá trình sản xuất. Vì thế công ty đã chọn những nhà cung cấp nguyên vật liệu từ các đối tác có uy tín và chất lượng cao như lập bộ linh kiện của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan... bên cạnh đó cũng tăng cường chất lượng của những nguyên vật liệu tự sản xuất như Màn hình, vỏ, ...

III. Tình hình áp dụng và quản lý chất lượng theo ISO9001:1994 tại Công ty điện tử Hà Nội thời gian qua.

1. Con đường đến với hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:1994 Của Công ty HANEL.

Như chúng ta đã biết, trong công cuộc tiến hành đổi mới nền kinh tế đất

nước trong 15 năm qua đang từng bước đi vào hội nhập với khu vực và thế giới. Thế kỷ 20 khép lại giai đoạn khởi đầu, thế kỷ 21 mở ra giai đoạn mới đưa quá trình hội nhập lên một bước cao hơn. thế kỷ 21 mang lại nhiều cơ hội để các doanh nghiệp có thể đi xa hơn, nhưng cũng đầy rẫy những khó khăn thách thức với những cuộc cạnh tranh khốc liệt. So với thế kỷ 20 nó sẽ là thế kỷ khẩn trương hơn, sôi động hơn nhiều điều hứa hẹn hơn, nhưng cũng nhiều điều bí ẩn hơn. Những điều thúc bách mạnh mẽ đã đến nơi rồi, doanh nghiệp chuẩn bị tới đâu, ứng phó tới đâu, vào cuộc thế nào cái hội nhập của doanh nghiệp trong thế kỷ mới này buộc doanh nghiệp phải chuẩn bị những gì? để hội nhập có rất nhiều cái phải quan tâm. nhưng quan trọng hơn tức là phải chuẩn bị để đối phó với cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu mà các doanh nghiệp đang hướng tới. Đây là lỗi lo chung của cả nước, nhưng trước hết là các doanh nghiệp. Vì các doanh nghiệp chứ không ai khác là người phải đối diên với nguy cơ bị đè bẹp trong cạnh tranh và khả năng cạnh tranh yếu kém vốn dĩ là nhược điểm của nhiều doanh nghiệp nước ta so với đối thủ nước ngoài. Để hợp tác nâng cao cạnh tranh doanh nghiệp phải tự đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp để từ đó tìm ra các giải pháp phát huy mặt mạnh khắc phục mặt yếu.

Doanh nghiệp biết rõ sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường hiện có của doanh nghiệp mặt mạnh mặt yếu của sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ), trình độ máy móc trang thiết bị công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp biết được các đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường, biết được khả năng của doanh nghiệp và của họ, biết được sự quan tâm của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Nếu như trong 5 năm 1996-2000 ta đã cắt giảm 4200 dòng thuế theo chương trình ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) của Việt Nam thì trong 5 năm 2001 - 2006 nnước ta sẽ thực hiện việc giảm thuế quan cho 6210 dòng thuế nhập khẩu trong đó có việc tiếp tục cắt giảm thuế quan cho 4200 dòng thuế đã giảm trước đó. Như vậy, đến năm 2006 khoảng 95% mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ chỉ còn mức thuế suất 0% đến 5%.

Cơn bão táp đã bắt đầu và đang tăng nhịp độ khốc liệt của nó. Doanh nghiệp nào chủ quan hoặc chuẩn bị không kịp sẽ bị nó cuốn xé tan nát. doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt sẽ đứng vững và phát triển - trước tình hình đó Công ty điện tử Hà Nội nhận thấp rằng nhược điểm của Công ty là chất lượng còn thấp, giá thành cao, công nghệ còn lạc hậu, đặc biệt quản lý còn trì trệ, thụ động lại thiếu rất nhiều thông tin cần thiết cho sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu không nhanh chóng và quyết tâm tập trungkhắc phục những yếu kém đó thì làm sao mà chống chọi được cơn bão táp đang tới.

Cứu cánh để Công ty có thể nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đổi mới công nghệ, tận dụng công nghệ thông tin nhằm tăng sức cạnh tranh trong giai đoạn tới phải là sự triệt để đôỉ mới quản lý chất lượng theo cách tiếp cận hệ thống và đồng bộ, phải từ bỏ cách quản lý cục bộ thụ động. Trong cuộc chiến này Công ty phải tạo sức mạnh của mình bằng cách tiếp cận hệ thống và đồng bộ, phải quản lý bằng hệ thống, phải đưa mọi hoạt động vào hệ thống, phải xem xét sản phẩm và giải quyết vấn đề chất lượng theo quan điểm hệ thống. Phải làm cho mọi quá trình diễn ra trong doanh nghiệp đều nằm trong những phân hệ của một hệ thống chung vơí những mục tiêu rõ ràng, cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý. Sao cho toàn bộ doanh nghiệp là một hệ thống định hướng theo khách hàng gắn lợi ích của mình với lợi ích cuả khách hàng, sao cho nhà cung ứng của mình cũng trở thành những phân hệ gắn bó với mình quyền lợi cùng chia sẻ. Đạt được

điều đó chính là đã tạo được sức mạnh của hệ thống để đối đầu với các cuộc cạnh tranh mà các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn mình đang tiến hành hòng đánh bại mình. Nhưng phải thiết kế thế nào để mọi quá trình, mọi mảng hoạt động đều liên kết với nhau một cách nhịp nhàng, cân đối, gắn bó hữu cơ với nhau một cách tiết kiệm nhất và mang lại hiệu quả cao nhất, nếu ta xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng thích hợp.

Như ta đã biết trên thế giới hiện nay có nhiều phương thức và phương pháp quản lý chất lượng nhưng để có thể vươn lên vững mạnh trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tới có hai phương pháp quản lý chất lượng quan trọng mà công ty quan tâm đó là TQM và ISO9000. Hai phương thức này có những đặc điểm chung và có những đặc thù riêng của mình, chúng không mâu thuẫn nhau và hỗ trợ cho nhau. TQM là phương thức quản lý chất lượng tổng hợp nó có triêt lý, có nguyên lý, nguyên tắc và những công cụ của mình nhưng không có mô hình cụ thể, không dùng để ký kết hợp đồng giữa các bên. còn ISO9000 thì có mô hình cụ thể, không tập trung vào sản phẩm mà tập trung vào quản lý quá trình, quản lý hệ thống, có thể dùng để ký kết hợp đồng giữa các bên, để cấp chứng chỉ cũng như để tự quản lý.

Thập niên 90 nhất là những năm cuối cùng của thế kỷ 20 nổi rõ lên việc áp dụng ISO 9000 ở nhiều nước trên thế giới. Đây là xu hướng phát triển lành mạnh, tạo đièu kiện cho việc giải quyết vấn đề chất lượng từ phương pháp cục bộ đối phó sang phương pháp có hệ thống, chủ động phòng ngừa những sai sót không để nó xảy ra trong Công ty cũng như trong mối quan hệ giữa khách hàng và người cung ứng, thúc đẩy các quá trình hợp tác phát triển sản xuất và thương mại giữa các nứoc với nhau trên thế giới. Lợi ích của ISO 9000 là rõ ràng và nhiều nước đang phát triển cũng đang tích cực nghiên cứu để áp dụng trong nước mình, nước ta cũng đang làm như vậy, phải làm để có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, để có thể được khách hàng chấp nhận. Nhất là đối với khách hàng đòi hỏi công ty cung ứng phải có chứng chỉ ISO 9000.

Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay ISO 9000 là công cụ sắc bén của mọi doanh nghiệp nhưng trước hết nó là công cụ cạnh tranh lợi hại cho công ty và lợi ích của nó cũng vô cùng lớn. Chính vì thế lãnh đạo Công ty điện tử Hà Nội đã có một quyết định mang tính đột phá và là cơ sở cho sự phát triển mạnh của Công ty đó là tiến hành đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 tại Công ty mình.

2. Quá trình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:1994 tại Công ty HANEL.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số vấn đề của việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994 sang phiên bản 2000 tại Công ty điện tử Hà Nội ppt (Trang 41 - 45)