CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC SỰ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 52 - 57)

VI. SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

4. CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC SỰ CẠNH TRANH

Việt Nam

- Các sản phẩm nông – lâm sản, đặc biệt là cà phê luôn được xem là một trong những mặc hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Hiện nay, nước ta đang có chiến lược giảm dần các cây cà phê Robusta có năng suất thấp thay vào đó bằng các loại cây khác.

 Thích hợp với nông nghiệp Việt Nam cũng như với thị trường cà

phê quốc tế.

- Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa. Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là một yêu cầu bức thiết của ngành Việt nam. Hiện nay cà phê Việt nam được xuất sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường truyền thống. Những bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy còn chưa thật nhiều. Ngành cà phê Việt nam cũng còn chưa tham gia các thị trường kỳ hạn. Đó là các mặt còn non yếu của ngành cà phê. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê còn rất

hạn chế, thậm chí là yếu nên khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê thường gặp phải những khó khăn trở ngại về luật pháp quốc tế và chưa có điều kiện để kiểm tra độ tin cậy đối với các đối tác nước ngoài.

Ấn Độ:

- Nhờ những tác động đáng kể của quảng cáo và tiếp thị mà người tiêu dùng Ấn Độ đang dần thay đổi thói quen uống cà phê thay trà. Các nhà sản xuất đang dần nhắm tới thị trường trong nước với nhiều chuỗi cửa hàng cà phê phục vụ cho giới văn phòng và một bộ phận sinh viên như CCD, Barista, Mocha, Qwicky…

- Nhận thấy nhu cầu cà phê pha sẵn loại giá rẻ đang tăng cao ở các nước châu Á, EU và Nga các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đang hướng đến xuất khẩu mặt hàng này. Và Ấn Độ cũng nhập khẩu một phần nguyên liệu cà phê thô từ Việt Nam để phục vụ cho việc chế biến cà phê pha sẵn. Công ty CCL Products (India) Ltd và Tata Coffee Ltd là 2 nhà xuất khẩu chính cà phê pha sẵn của Ấn Độ.

5. CHÍNH PHỦ

 Việt Nam

- Sự chuyển biến về công tác điều phối thị trường có vai trò lớn của

Quyết định 481/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010, giúp nông dân và doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về lợi ích của tạm trữ.

 Chính sách hỗ trợ tạm trữ đã mang về thêm hàng trăm triệu USD từ việc xuất khẩu cà phê.

- Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, chúng ta đang hướng tới thu hẹp diện tích trồng, tăng sản lượng và công suất chế biến. Đồng thời sản xuất cà phê đảm bảo có chứng chỉ chất lượng an toàn qua việc tập trung chuyển giao thiết bị kỹ thuật sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, tiêu chuẩn UTZ, VietGAP, cùng với việc triển khai thực hiên các Dự án giống

cà phê chất lượng cao theo Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009của Thủ tướng Chính phủ.

- Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 và Thông tư số 84/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2011 cũng đã góp phần tăng năng lực cho ngành cà phê.

- Bên cạnh những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ phía Chính phủ thì Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cũng đã có những đóng góp vào sự thành công của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam qua việc cung cấp thông tin thị trường, tình hình giá cà phê trong nước và quốc tế, mở các lớp đào đạo,…

Điều này góp phần nâng cao chất lượng, vị thế của cà phê Việt

Nam trên thị trường cà phê thế giới. Việc nâng cao chất lượng cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế góp phần nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu.

Ấn Độ:

- Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Ấn Độ với khoảng 60% sản lượng được dành để xuất khẩu. Xuất khẩu cà phê của nước này còn gặp nhiều thuận lợi do đồng rupee yếu, được hưởng chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ (Chương trình hoàn thuế).

- Tuy nhiên, có một bất cập trong luật lao động của Ấn Độ kể từ khi bắt đầu thực hiện Chính sách tự do hóa kinh tế từ năm 1991, mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người ở Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần, tỷ lệ thất nghiệp hầu như không giảm. Quy định trên đã hạn chế rất nhiều khả năng mở rộng sản xuất của giới thương nhân.

Ngành cà phê Ấn Độ hiện đang gặp một số thách thức đó là chi phí đầu vào gia tăng do Chính phủ xóa bỏ trợ cấp đối với phân bón và dầu diesel đã làm gia tăng chi phí sản xuất.

- Theo các nhà phân tích thị trường, xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm do nhu cầu từ châu Âu sụt giảm theo sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá giảm tại thị trường quốc tế và dự trữ cà phê bị thu hẹp.

- Tuy nhiên, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dù bị ảnh hưởng bởi

khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất khẩu cà phê toàn thế giới vẫn tăng 7% lên 9,32 triệu bao trong tháng 2/2012 từ 8,67 triệu bao cùng kỳ năm trước.

- Thêm nữa, việc tăng xuất khẩu quá mạnh do nhu cầu cà phê gia tăng

mạnh mẽ trong những niên vụ trước đã làm cạn kiệt dự trữ cà phê của Ấn Độ và đây được coi là một trong những lý do cho sự sụt giảm xuất khẩu trong niên vụ 2012-2013.

 Đây có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam

hướng tới đáp ứng nhu cầu thị trường mà Ấn Độ không thể đáp ứng do không có nguồn dự trữ. Theo ước tính của CoffeeNetwork, nhu cầu cà phê robusta thế giới sẽ lên 59 triệu bao vào niên vụ 2012-2013, tăng so với mức 57 triệu bao niên vụ trước đó. Nhu cầu cà phê tăng là cơ hội cho các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng.

KẾT LUẬN

Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn cả về dung lượng và nhu cầu. đây cũng là nơi tập trung nhiều nhà rang xay café lớn và có trung tâm giao dịch café lớn của thế giới. Mỹ cũng là thị trường lớn của café Việt Nam với thị phần là 20%. Nhu cầu về café của người dân Mỹ không ngừng tăng lên trong khi khả năng chế biến và sản xuất café của Việt Nam là rất lớn. Vì vậy việc thúc đẩy xuất khẩu café của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Nó mang lại cho ngành café Việt Nam nhiều lợi ích và góp phần

không nhỏ vào việc thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2020.

Nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường Mỹ vẫn tăng tương đối qua trong những năm vừa qua, do đây là một thức uống không thể thiếu trong cuộc sống người Mỹ, bên cạnh đó thì trong những năm vừa qua dân số Mỹ tăng trưởng ở mức cao.

Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOPA) Thị trường Mỹ rất ưa chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica và café Robusta. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Mỹ là loại Arabica và Robusta nhập từ Colombia, Brazil, Mêhico, số còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và Indonesia. Ở thị trường Mỹ, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê, 90% cà phê Việt Nam xuất sang Mỹ dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang xay đóng hộp. Mỹ là một thị trường hấp dẫn đối với bất kỳ một quốc gia nào. Có thể nói thị trường Mỹ chấp nhận mọi loại hàng hóa. Chính vì vậy các quốc gia đều thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường này nếu có thể. Cà phê là mặt hàng mà được người dân Mỹ sử dụng nhiều và nó như là một loại đồ uống thông dụng ở đây giống như trà ở Nhật Bản. Mặt khác ở Mỹ còn có trung tâm giao dịch cà phê lớn của thế giới, đó là trung tâm giao dịch cà phê NewYork. Vì vậy có rất nhiều nước xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ, trong năm 2010, tỷ lệ nhập khẩu cà phê của Mỹ được phân chia như sau: Colombia 17%, Việt Nam 15%, Braxin 15%, Guatemala 11%, Mehico 10%, Indonesia 9%... Như vậy cà phê Việt Nam có một vai trò lớn trên thị trường cà phê của Hoa kỳ. Tuy có nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê vào Hoa Kỳ nhưng không phải tất cả chúng cạnh tranh với nhau mà thường các quốc gia này cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại với nhau. Như Việt Nam, chúng ta không phải cạnh tranh với tất cả các quốc gia trên mà chủ yếu là cạnh tranh với Ấn Độ, Indonesia, Braxin và một số nước Châu Phi khác với sản phẩm cà phê vối (Robusta). Trong khi đó, với những tiến bộ được áp dụng trong khâu chế biến, cà phê robusta ngày càng được các nhà chế biến trên thế giới ưa

chuộng vì góp phần giảm giá thành các sản phẩm cà phê hòa tan. Vì vậy, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng nhu cầu về cà phê robusta sẽ tiếp tục tăng với tốc độ 2 - 3%/năm Mỹ vẫn là người mua cà phê lớn nhất của Việt Nam với 11,7% thị phần và tiếp theo là Đức với 10,1%.

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w