Các ngành liên quan

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 35 - 40)

III. YẾU TỐ BỔ TRỢ VÀ CÁC NGÀNH LIÊN QUAN 1 Tình hình sản xuất của nông dân

2.Các ngành liên quan

a) Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông nghiệp

Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp. Ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất cà phê nói riêng, ngày càng phát triển với quy mô lớn, sản lượng không ngừng tăng qua các năm đáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu mang về một khoảng đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Hỗ trợ cho việc phát triển bền vững của ngành nông nghiệp đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, có như vậy nông nghiệp mới có điều kiện cơ giớ hóa toàn diện, giảm chi phí sản xuất và khắc phục tình trạng thiếu lao động vào lúc thu hoạch rộ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy ngành công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tạo điều kiện để phát triển. Công nghiệp cơ khí chế tạo máy công nghiệp vẫn còn rất yếu kém và manh mún, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu, giá cả lại không cạnh tranh lại với các loại máy cơ khí nhập khẩu, trong khi chất lượng cũng tương đương với các loại máy Trung Quốc trên thị trường.

Một trong những nguyên nhân chính là do ta chưa tự sản xuất được linh kiện phụ tùng máy.Các nguyên liệu cho ngành đều phải nhập khẩu, tỉ trọng nguyên vật liệu trong nước chỉ ở mức 10-12%, công nghệ biến dạng dẻo kim loại (cán, rèn dập) hoặc luyện bột kim loại cũng yếu, chất lượng phôi không đảm bảo. Sản phẩm quy chuẩn như bulông, đai ốc...vừa thiếu về chủng loại vừa chưa đảm bảo chất lượng. Do đó, các doanh nghiệp cơ khí máy nông nghiệp chỉ làm công việc nhập khẩu và lắp ráp linh kiện sau đó bán thành phẩm. Cộng các yếu tố này lại khiến chi phí sản xuất, dù chỉ mới dừng lại ở mức linh kiện, phụ tùng đơn lẻ, cũng luôn cao so với các máy nhập từ nước ngoài hoặc các công ty có nước ngoài liên doanh.

Theo thống kê, Việt Nam hiện nay có khoảng 550.000 máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhóm máy này được phân chia theo tỷ lệ: máy nhập từ Trung

Quốc chiếm khoảng 60%, máy do Việt Nam sản xuất chiếm khoảng 30%, còn lại là nguồn máy cũ. Nếu phân tích chi tiết hơn, trong 30% thị phần của máy nông nghiệp Việt, có nhiều dòng sản phẩm là kết quả của liên doanh.

Trong thời gian gần đây, nhận ra được tầm quan trọng của ngành cơ khí chế tạo máy đối với việc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, Chính phủ đã có những động thái tích cực để thúc đẩy sự phát triển của ngành như: gói hỗ trợ lãi suất cho nông dân khi mua các loại máy cơ khí nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên những biện pháp này chưa thực sự có hiệu quả vì chỉ là những biện pháp giải quyết đầu ra mà mấu chốt lại là vấn đề linh kiện cho ngành vẫn chưa được quan tâm phát triển. Dù Thủ tướng đã có quyết định hỗ trợ lãi suất 4% cho các hộ nông dân vay vốn mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp theo chính sách “kích cầu nông nghiệp”… nhưng khi việc triển khai còn khá chậm do thủ tục thì mới thấy là ngành cơ khí nông nghiệp quá lạc hậu. Theo quy định, người nông dân phải mua sắm các loại máy móc, sản phẩm cơ khí trong nước sản xuất mới được hỗ trợ lãi suất thì hiện nông dân tìm mỏi mắt cũng không đâu có, cuối cùng vẫn phải “xài” hàng của Trung Quốc và không được hỗ trợ đồng nào. Theo Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam, hiện nay nhu cầu về mua máy móc, sản phẩm cơ khí, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp của nông dân là rất cao, chiếm gần 80% nhu cầu. Trong khi nhu cầu vay vốn để mua vật liệu xây dựng, làm nhà ở của người nông dân chỉ chiếm khoảng 18%, còn lại hơn 2% nhu cầu là vay mua vật tư sản xuất nông nghiệp.

Thế nhưng theo Bộ NN-PTNT, hầu như nông dân hiện nay khá khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để mua sắm các thiết bị, máy móc cơ khí nông nghiệp do tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm không cao, các địa chỉ bày bán các sản phẩm “made in Việt Nam” cũng không có nhiều, trong khi sản phẩm máy cơ khí của Trung Quốc thì tràn ngập trên thị trường.

Thêm nữa, các loại máy cơ khí nông nghiệp mà chúng ta đang bày bán thì công nghệ lại quá lạc hậu, công suất nhỏ trong khi giá bán lại cao hơn so với một số chủng loại máy của Trung Quốc. Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao máy móc cơ khí nước ngoài cứ đua nhau tràn vào thị trường Việt Nam và được

bà con chấp nhận, nguyên nhân chính là do sản xuất máy móc nông nghiệp có lợi nhuận thấp so với sản xuất máy móc phục vụ các lĩnh vực khác. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy cho các hãng như Honda, Toyota…Hơn nữa, bản thân các doanh nghiệp cũng không chú trọng đầu tư công nghệ.

Nông dân rất cần cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nên cũng muốn được vay vốn để mua sắm nhiều máy móc tốt, giá rẻ. Nhưng do thị trường nội địa không có nhiều chủng loại máy, công nghệ, thiệt bị lạc hậu, nên không thể nào vay được vốn theo chính sách kích cầu. Họ quay sang mua các loại máy móc của nước ngoài và các doanh nghiệp sản xuất máy móc cơ khí trong nước còn sót lại cũng khó tiêu thụ sản phẩm.

b) Ngành công nghiệp sản xuất phân bón:

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong việc trồng và chăm sóc cà phê, phân bón có một vai trò to lớn và là một trong bốn yếu tố không thể thiếu được đối với cây trồng.

Phân bón là vật tư chiếm tỷ lệ cao nhất trong giá thành sản phẩm nông nghiệp, lên tới 30-40%. Hiện, các nhà máy sản xuất phân bón trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu và chỉ tập trung vào một số loại phân bón phổ biến và nguyên liệu trong nước như là Ure, đạm lân. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp phân bón đã được nhà nước quan tâm và phát triển các nhà máy sản xuất, đáp ứng nhu cầu về phân bón của nông dân. Nhờ những động thái tích cực này mà vào thời điểm tăng giá kỷ lục hồi quý IV năm 2008 và đợt tụt giá thảm hại vào quý I/2009 ngành công nghiệp phân bón đã có thể bình ổn giá thị trường, đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp được ổn định.

Tuy nhiên, để đảm bảo sản xuất, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu lượng phân bón khá lớn. Theo đó, tỷ lệ nhập khẩu được phân chia là 70% DAP, các loại phân còn lại như SA, kali...là 100%. Chính vì điều này mà thời gian qua, giá phân bón trong nước luôn có những biến động do phụ thuộc vào thị trường thế giới. Theo tính toán của các chuyên gia từ nay đến hết 2010, mỗi năm sẽ phải nhập khoảng trên 500 nghìn tấn phân bón như: DAP, lân, kali và việc nhập khẩu chỉ có khả năng chấm dứt vào năm 2020 khi các nhà máy trong nước

sản xuất đủ lượng phân bón theo nhu cầu của thị trường. Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp nước ta đang nghiên cứu ứng dụng các loại phân bón thay thế DAP như NPK, NEB 26… nhằm giảm sử dụng phân đạm trong sản xuất.

Ngoài ra, Nhà nước vẫn chưa được giải quyết và kiểm soát triệt để thị trường phân bón. Ngành công nghiệp phân bón còn phải đối mặt với vấn đề phân bón giả gây mất lòng tin khiến tâm lý người nông dân sợ phân hỗn hợp NPK mà chuyển sang dùng phân đơn nhất là phân hỗn hợp. Chính tâm lý này rất có hại cho năng suất cây trồng và thổ nhưỡng, hại cho DN và hại cho cả nông dân.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi chính là thị trường phân bón Việt Nam chưa có chiến lược phát triển dài hạn, các văn bản quản lý điều hành đều có tính sự vụ. Chưa có luật phân bón và chiến lược dài hạn cho ngành phân bón. Ví dụ như, thay vì hỗ trợ cho ngành phân bón để giúp giảm giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện kinh tế suy thoái thì Bộ Tài chính lại ban hành quyết định điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu ưu đãi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/04/2009 với phân khoáng, phân hóa học chứa phosphate...từ 5% lên 6,5%. Điều này sẽ có tác động đến giá thành phân bón sản xuất trong nước kể từ nửa cuối năm 2009. Do đó, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng mới giao cho Cục Trồng trọt xúc tiến soạn thảo chiến lược sử dụng phân bón của Việt Nam đến năm 2020, và theo dự kiến phải đến năm 2011 mới có thể ban hành Luật Phân bón.

Mới đây, để thực hiện chương trình cho vay kích cầu của Chính phủ, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên vừa ký thỏa thuận triển khai chương trình cho vay kích cầu và thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn. Theo chương trình, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam sẽ cung cấp khoản tín dụng tối đa 750 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên vay để mua phân bón của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí phục vụ sản xuất cà phê với mức lãi suất áp dụng mức lãi suất vay kích cầu là 4%/năm tính trên số tiền vay và thời hạn vay thực tế. Tổng

công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí sẽ cung cấp nguồn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật với giá cạnh tranh cho thị trường 5 tỉnh Tây Nguyên.

c) Ngành công nghiệp chế biến

Cà phê nước ta là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn. Nhìn lại quá trình phát triển của ngành cà phê Việt Nam ta sẽ thấy được sự phát triển lớn mạnh không ngừng của ngành. Sau năm 1975, khi đi vào phát triển sản xuất cà phê, chúng ta mới chỉ có những cơ sở chế biến cũ kỹ, chắp vá. Ở phía Bắc có một số xưởng chế biến ở Đồng Giao, Phủ Quỳ với thiết bị lắp đặt từ năm 1960- 1962 do CHDC Đức chế tạo. Ở phía Nam có một số xưởng của các doanh điền cũ như Rossi, Delphante để lại công suất không lớn. Cùng với việc mở rộng diện tích trồng cà phê, chúng ta đã bắt đầu từ những thiết bị lẻ tẻ, rồi đến các dây chuyền sản xuất sao chép theo mẩu của Hang-xa như nhà máy 1/5 Hải Phòng, nhà máy A74 Bộ Công Nghiệp ở Thủ Đức - TP. HCM. Những năm gần đây nhiều công ty, nông trường thậm chí là những tập đoàn lớn đã xây dựng các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh với thiết bị nhập từ CHLB Đức, Brazil..Đặc biệt một loạt dây chuyền chế biến cà phê của hãng Pinhalense- Brazil được đưa vào Việt Nam. Tiếp đó lại xuất hiện nhiều xưởng lắp ráp thiết bị do cơ sở công nghiệp Việt Nam chế tạo mô phỏng có cải tiến công nghệ của Brazil. Như thế so với thời gian trước đây hiện tại công nghệ san xuất và chế biến cà phê đã được quan tâm chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, cà phê nước ta phát triển nhanh về diện tích nhưng chưa quan tâm khâu chế biến nên dẫn tới hậu quả là chất lượng về hương vị tuy đạt nhưng giá thành thấp so với các nước trong khu vực vì khâu chế biến không được coi trọng. Nâng cao năng lực chế biến để vừa tăng được chất lượng, lại vừa tăng giá thành xuất khẩu là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

Hầu hết cà phê trao đổi trong buôn bán trên thị trường thế giới hiện nay là cà phê nhân sống thường được sơ chế tại các cơ sở sản xuất nguyên liệu.

Ở nước ta hiện nay, việc sơ chế cà phê thường được tiến hành trong các hộ gia đình, các chủ vườn nhỏ với sân phơi đất tạm hoặc mặt đường và bằng những loại công cụ thô sơ. Nhìn chung, công nghiệp chế biến cà phê nhân trong cả

nước đang còn rất phân tán và khá tùy tiện. Trừ một số đơn vị quốc doanh và công ty xuất khẩu có trang bị xưởng chế biến quy mô vừa, trên 80% lượng cà phê làm ra được chế biến trong các hộ gia đình, bằng những công nghệ giản đơn, phơi khô tự nhiên, xay xát bằng những máy không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nên chất lượng còn thấp.

Những cơ sở chế biến có công suất trên 3000 tấn/ngày thường là những tổ chức thu gom tái chế và phân loại, phần lớn thuộc các tổ chức thương mại xuất khẩu đóng tại các thành phố, thị trấn hoặc nơi thuận tiện giao thông.

Đối với cà phê nhân xuất khẩu, việc chế biến sau thu hoạch cũng còn ở mức giản đơn, công nghệ chủ yếu chỉ là sấy bổ sung, phân loại, đấu trộn và đánh bóng hạt. Số cà phê nhân được đánh bóng không nhiều, chiếm khoảng 6-7% lượng cà phê xuất khẩu.

Dễ dàng nhận thấy là công nghệ chế biến cà phê đã không theo kịp sự phát triển nhanh quá mức của việc mở rộng diện tích gieo trồng, hạn chế này đã gây thiệt hại không nhỏ và lâu dài cho người sản xuất, đặc biệt là đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê. Từ đây, phát triển công nghiệp chế biến cần được coi là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần để ngành cà phê Việt Nam

Những dự án đầu tư vào công nghệ chế biến đang được quan tâm và triển khai trong thời gian gần đây như: dự án của Trung Nguyên xây dựng Đắc Lắc thành Thủ phủ của cà phê… dự kiến sẽ thay đổi cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam và mang lại nguồn lợi cao cho ngành cà phê trong thời gian sắp tới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 35 - 40)