CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP VÀ YẾU TỐ CẠNH TRANH 1 Chiến lược cạnh tranh của các công ty cà phê ở Việt Nam

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 40 - 42)

1. Chiến lược cạnh tranh của các công ty cà phê ở Việt Nam

Với những lợi thế riêng, các sản phẩm nông – lâm sản, đặc biệt là cà phê luôn được xem là một trong những mặc hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, trước những khó khăn, thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những lợi thế đó đang dần mất đi, đặc biệt là hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê khi mà năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn, hạ tầng sản xuất yếu kém,...

Ngoài các yếu tố tác động từ thị trường kinh tế thế giới thì quy mô sản xuất nhỏ lẻ, máy móc thiết bị phục vụ chế biến sơ sài, chủ yếu là phơi sân (tỉ lệ

dùng máy sấy chỉ đạt 20%), khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam còn nhiều hạn chế do doanh nghiệp kinh doanh cà phê nước ngoài có máy móc thiết bị hiện đại hơn, chi phí đầu vào thấp hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn,… cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đáng chú ý, nếu so với yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng xuất khẩu, năng lực chế biến ở khâu sơ chế chỉ đạt khoảng 20%; khâu tinh chế đạt 40% (đặc biệt công nghệ sấy chất lượng cao chỉ đạt khoảng 20%).

Theo TS Chu Tiến Quang: “Việc tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây chủ yếu là do giá cà phê của thế giới tăng, khi nhu cầu tiêu dùng cao nhưng nguồn cung hạn chế do các nước sản xuất cà phê lớn như Brazil mất mùa bởi sương giá, Indonesia gặp động đất, hạn hán… chứ không phải nhờ chất lượng cà phê tăng lên”.

Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê còn rất hạn chế, thậm chí là yếu nên khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê thường gặp phải những khó khăn trở ngại về luật pháp quốc tế và chưa có điều kiện để kiểm tra độ tin cậy đối với các đối tác nước ngoài.

Nói về ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê Việt Nam, cạnh tranh về giá thu mua hay xuất khẩu là việc rất khó làm đối với các doanh nghiệp này. Vì vậy, để cạnh tranh, chỉ có 2 lựa chọn: một là vào thị trường ngách, hai là tạo sự khác biệt. Sự khác biệt ở đây có thể là tập trung sản xuất các sản phẩm sạch, sản phẩm chất lượng cao, bổ sung vitamin, mùi hương, hoặc giảm caffeine. Thị trường ngách có thể là thị trường cho người già, trẻ nhỏ hay các vùng địa lý mới như châu Phi.

Ngoài ra, các công ty nên xem xét việc tăng cường quản trị tài chính, quản trị rủi ro, đầu tư sâu hơn vào các khâu trong chuỗi cung ứng như trồng trọt, xuất nhập khẩu/sản xuất phân bón để cung cấp cho nông dân, hoạt động tiếp vận/hậu cần hay lập các văn phòng nước ngoài để xuất hàng và thu thập thông tin

Các nhà sản xuất cà phê của Ấn Độ có 3 cách để tìm kiếm thị trường tiêu thụ: (a) bán trực tiếp cho các nhà xuất khẩu thông qua đại lý xuất khẩu, (b) lưu kho tại nhà máy xử lý cà phê trước khi bán; (c) bán tại các phiên đấu giá tự nguyện. Các nhà sản xuất nhỏ chủ yếu bán cà phê cho các nhà xuất khẩu thông qua đại lý xuất khẩu. Đại lý sẽ đưa hạt cà phê đến các nhà máy xử lý, ở đó cà phê được kiểm tra chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn của nhà xuất khẩu. Cách thứ hai cho phép người trồng cà phê xử lý và cất trữ cà phê trước khi bán, nhằm tránh biến động về giá. Phương thức thứ ba thường được các nhà sản xuất lớn áp dụng, cà phê được bán tại phiên đấu giá tự nguyện do Hiệp hội Thương nhân Cà phê Ấn Độ tổ chức. Trong trường hợp này, nhà sản xuất sẽ đưa cà phê đến các nhà máy xử lý và cất trữ, sau đó sẽ gửi một mẫu hạt cà phê tươi đến phiên đấu giá.

Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ trong những năm gần đây khá chậm và có

khả năng phục hồi kể từ tháng 1/2013 khi hàng vụ mới được giao đến. Tuy nhiên trong 3 năm qua Ấn Độ đang gia tăng xuất khẩu cà phê hòa tan sang các nước châu Á, EU và Nga. Một phần đáng kể cà phê Robusta sản xuất trong nước loại chất lượng thấp và cà phê nhập khẩu giá thấp (cho tái xuất) được dùng để sản xuất cà phê hòa tan. Các loại cà phê này hầu hết được đóng gói và mang thương hiệu của các công ty đa quốc gia như Nestle, Unilever và tập đoàn Tata Group của Ấn Độ. Trong những năm gần đây, một số ít các công ty khác của Ấn Độ đã có bước đột phá tương đối thành công ở phân khúc này.

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 40 - 42)