NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ, CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 51 - 52)

VI. SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

3.NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ, CÓ LIÊN QUAN

Việt Nam

- Ngành công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tạo điều kiện để phát triển. Công nghiệp cơ khí chế tạo máy công nghiệp vẫn còn rất yếu kém và manh mún, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Phân bón là vật tư chiếm tỷ lệ cao nhất trong giá thành sản phẩm nông nghiệp, lên tới 30-40%. Hiện, các nhà máy sản xuất phân bón trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu và chỉ tập trung vào một số loại phân bón phổ biến và nguyên liệu trong nước như là Ure, đạm lân. Để đảm bảo sản xuất, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu lượng phân bón khá lớn.

- Trong thời gian qua, cà phê nước ta phát triển nhanh về diện tích nhưng chưa quan tâm khâu chế biến nên dẫn tới hậu quả là chất lượng về hương vị tuy đạt nhưng giá thành thấp so với các nước trong khu vực vì khâu chế biến không được coi trọng. Nâng cao năng lực chế biến để vừa tăng được chất lượng, lại vừa tăng giá thành xuất khẩu là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

 Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự phát triển, công nghệ chế biến cà phê đã không theo kịp sự phát triển nhanh quá mức của việc mở rộng diện tích gieo trồng. Hạn chế này đã gây thiệt hại không nhỏ và lâu dài cho người sản xuất, đặc biệt là đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê. Từ đây, phát triển công

nghiệp chế biến cần được coi là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê Việt Nam.

Ấn Độ

- Ngành công nghiệp chế tạo máy khá phát triển ở Ân Độ, phục vụ đáng kể cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng tại Ấn Độ.

- Chính phủ cũng có những chính sách trong việc hỗ trợ phân bón cho nông dân sản xuất. Hơn nữa, ngành công nghiệp sản xuất phân bón tại Ấn Độ không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

 Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh tại Ấn Độ do ảnh hưởng của thời tiết lại không được khắc phục. Ấn Độ cần đầu tư hơn nữa vào việc sản xuất các loại thuốc trừ sâu để tăng năng suất cây cà phê. Việc cơ giới hóa không hợp lí cũng dẫn tới việc trì trệ sản xuất và xuất khẩu cà phê của Ấn Độ.

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 51 - 52)