Tác động của Chính Phủ

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 43 - 48)

V. YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1 Tác động của cơ hội, vận may rủi:

2. Tác động của Chính Phủ

Việt Nam

*Vai trò của Chính phủ:

Chương trình "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" do Bộ Công Thương thực hiện từ năm 2004 đến nay. Đây là một hoạt động xúc tiến thương mại thuộc lĩnh vực chuyên môn của Bộ Công Thương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác nước ngoài tìm hiểu và xúc tiến giao thương với doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của hoạt động xúc tiến thương mại này là ghi nhận đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước; đồng thời góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nhằm tăng khả

năng tiếp cận đối tác, tổ chức nước ngoài của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thông qua hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt được những bước tiến đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của kim ngạch xuất khẩu cà phê. Tác động của Chính phủ trong việc điều phối thị trường và hỗ trợ xuất khẩu thông qua các chính sách của Chính phủ là rất lớn.

Sự chuyển biến về công tác điều phối thị trường có vai trò lớn của Quyết định 481/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010, giúp nông dân và doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về lợi ích của tạm trữ. Chính sách hỗ trợ tạm trữ đã mang về thêm hàng trăm triệu USD từ việc xuất khẩu cà phê. Do đó Chính phủ có thể xem xét sử dụng chính sách hỗ trợ tạm trữ cà phê như một công cụ điều tiết thị trường, như vậy cà phê Việt Nam có thể bán được giá cao hơn, và có nguồn cà phê ổn định cung cấp cho thị trường.

Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương khi giá cà phê tăng một bộ phận nông dân vẫn tự phát mở rộng diện tích dẫn đến ảnh hưởng giá cả và diện tích cà phê cũng vượt quá quy mô theo định hướng của Chính phủ. Quy hoạch phát triển ngành cà phê bền vững cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cà phê xuất khẩu ổn định trong thời gian tới.

Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo quy hoạch phát triển:

+ Mục tiêu đến năm 2020: Tổng diện tích trồng cà phê cả nước đạt 500.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 1.112.910 tấn, mở rộng công suất chế biến lên 125.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu từ 2.1 đến 2.2 tỷ USD.

+ Định hướng đến năm 2030: Tổng diện tích trồng cà phê cả nước đạt 479.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 1.112.675 tấn, mở rộng công suất chế biến lên 135.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2.2 tỷ USD

Theo đó, chúng ta đang hướng tới thu hẹp diện tích trồng, tăng sản lượng và công suất chế biến. Đồng thời sản xuất cà phê đảm bảo có chứng chỉ chất lượng an toàn qua việc tập trung chuyển giao thiết bị kỹ thuật sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, tiêu chuẩn UTZ, VietGAP, cùng với việc triển khai thực hiên các Dự án giống cà phê chất lượng cao theo Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009của Thủ tướng Chính phủ.

Điều này góp phần nâng cao chất lượng, vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới. Vì trong thời gian qua, cà phê Việt Nam xuất khẩu thường không đạt chất lượng, mặc dù không bị trả về nhưng phải bán với giá thấp. Việc nâng cao chất lượng cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế góp phần nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu.

*Chính sách hỗ trợ của Chính phủ:

Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 và Thông tư số 84/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2011 cũng đã góp phần tăng năng lực cho ngành cà phê.

Tuy nhiên, nền tảng của sự cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp cà phê trong nước năm 2012 là tác động chính sách nhà nước. Quyết

định 857/QĐ-NHNN ngày 2/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vay ngoại tệ, cùng với biện pháp tháo gỡ về vốn đã giúp doanh nghiệp trong nước có được nguồn vốn dồi dào với lãi suất thấp đã nâng được khả năng cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ phía Chính phủ thì Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cũng đã có những đóng góp vào sự thành công của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam qua việc cung cấp thông tin thị trường, tình hình giá cà phê trong nước và quốc tế, mở các lớp đào đạo,…Chẳng hạn như, việc triển khai Quyết định số 1057/QĐ-BCT ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Bộ Công thương về việc phê duyệt đợt I Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2012 và thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Hiệp hội về xây

dựng hợp đồng cà phê mẫu, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) đã tổ chức hai lớp đào tạo "Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14 tháng 5 năm 2012 và tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk vào ngày 16 tháng 5 năm 2012.

Nâng cao năng lực hiệu quả họat động của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, nghiên cứu đề xuất thành lập thêm một số hội nghề nghiệp trồng - chế biến cà phê nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam.

Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ đã có những chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê, đặc biệt là các doanh nghiệp và các hộ trồng, chế biến nhỏ. Hội đồng Cà phê hỗ trợ cho việc trồng lại, dự trữ nước, nâng cấp chất lượng cà phê từ 20-40% các chi phí cho việc trồng, cung cấp nước, nâng cấp chất lượng cho các hộ trồng từ trên 2 ha đến 10 ha. Mức hỗ trợ chung cho giai đoạn 5 năm 2007-2012 cho loại Arabica là từ 25.000-40.000 Rs/ha căn cứ vào diện tích trồng cà phê và đối với cà phê Robusta là 17.500-28.000 Rs/ha.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã phê duyệt Chương trình Hỗ trợ Xuất khẩu Cà phê nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng thêm giá trị gia tăng từ việc xuất khẩu, quảng bá hình ảnh cà phê tại các thị trường Mỹ, Canada và Nhật Bản. Mức độ hỗ trợ thuộc Chương trình này bao gồm: (1) hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê có giá trị gia tăng 2 Rs/kg và (2) hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê có giá trị cao sang Mỹ, Canada và Nhật Bản 1 Rs/kg.

Đồng thời, Bộ cũng có những hỗ trợ về thuế cho xuất khẩu cà phê. Khi xuất khẩu, người xuất khẩu/công ty xuất khẩu được sử dụng 4% trị giá FOB của tín dụng thuế để nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, phụ tùng, vật liệu bao bì phụ vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Chính phủ nước này sẽ thông qua khoản vay 580 triệu Rupee (tương đương với 11,8 triệu USD) cho các hộ nông dân trồng cà phê để trả nợ, đồng thời tái đầu tư cho vụ gieo trồng mới.

Trước đây, Chính phủ Ấn Độ cũng đã giải ngân gói 2,41 tỷ Rupee trong năm tài khóa này tính đến hết tháng 3/2012 bằng 2 đợt nhằm giúp các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ (chiếm 70% sản lượng của cả nước) có nguồn kinh phí gieo trồng.

Vào tháng 6/2010, Chính phủ Ấn Độ cũng đã trợ cấp cho các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ để trả nợ do họ vừa phải chịu đợt hạn hán tồi tệ năm 2009, làm ảnh hưởng nặng đến sản lượng cà phê. Thông thường, cây cà phê trồng lại mất từ 3-5 năm và sẽ cho quả trong khoảng 40 năm

Theo Tổng thống Prathibha Patil, chính sách tiếp tục tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp của chính phủ Ấn Độ đã đạt được nhiều kết quả tốt trong mùa vụ 2011/2012. Ngành nông nghiệp đã ghi nhận sự tăng trưởng cao nhất 6,6% trong tài khóa 2010/2011. Sản lượng đã đạt kỷ lục 241,56 triệu tấn lương thực trong mùa vụ trước. Sản lượng trái cây và rau quả đạt kỷ lục 231 triệu tấn, đậu đạt khoảng 18 triệu tấn, hạt có dầu khoảng 31,1 triệu tấn và bông đạt khoảng 33,42 triệu kiện. Trong mùa vụ 2011/12, giá hỗ trợ tối thiểu của các mặt hàng nông nghiệp trên đã tăng 10-40% so với năm trước trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bà Prathibha Patil cho biết, Chính phủ sẽ thực hiện các bước nhằm giảm khoảng cách 10 triệu ha đất khô hạn bằng cách tăng cường các chương trình thủy lợi. Tuy nhiên, ngành cà phê Ấn Độ hiện đang gặp một số thách thức đó là chi phí đầu vào gia tăng do Chính phủ xóa bỏ trợ cấp đối với phân bón và dầu diesel đã làm gia tăng chi phí sản xuất.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Ấn Độ với khoảng 60% sản lượng được dành để xuất khẩu. Trong niên vụ 2011/2012, lượng cà phê xuất khẩu của nước này vào khoảng 5,8 triệu bao 60 kgs (bao gồm cả lượng cà phê nhập khẩu để tái xuất). Cà phê Robusta của Ấn Độ rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế và Châu Âu tiếp tục là thị trường nhập khẩu chính cà phê của Ấn Độ. Xuất khẩu cà phê của nước này còn gặp nhiều thuận lợi do đồng rupee yếu, được hưởng chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ (Chương trình hoàn thuế).

Tuy nhiên, có một bất cập trong luật lao động của Ấn Độ kể từ khi bắt đầu thực hiện Chính sách tự do hóa kinh tế từ năm 1991, mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người ở Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần, tỷ lệ thất nghiệp hầu như không giảm. Vẫn còn nhiều người lao động chưa có việc làm hoặc chỉ làm các công việc giản đơn với mức lương thấp. Đó là hậu quả của hệ thống quy định lao động phức tạp và có quá nhiều cấm đoán, chủ yếu từ Đạo luật Tranh chấp công nghiệp ban hành từ năm 1947. Một trong những điều khoản gây tranh cãi nhất phải kể đến quy định về việc bất cứ doanh nghiệp nào thuê quá 100 nhân công sẽ không được sa thải nhân viên nếu chưa có sự cho phép của Chính phủ. Quy định trên đã hạn chế rất nhiều khả năng mở rộng sản xuất của giới thương nhân.

Mới đây, Chính phủ Ấn Độ ước tính hơn 93% lực lượng lao động đang làm việc trong các mô hình kinh doanh siêu nhỏ (thường có ít hơn 10 nhân công, không có tư cách pháp nhân và không được pháp luật bảo vệ). Sự linh hoạt này mang lại rất nhiều rủi ro cho người lao động mà trước hết là thiếu bảo hiểm xã hội. Người lao động cũng không được tham gia các chương trình nâng cao tay nghề của Chính phủ để qua đó cải thiện năng suất lao động và tiền lương.

Một phần của tài liệu marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w