Đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại (Trang 54 - 55)

Trước khi tiến hành hoạt động NQTM, thương nhân dự kiến nhượng quyền, bao gồm cả dự kiến nhượng quyền ban đầu và dự kiến nhượng quyền thứ cấp, phải đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền.

Có quan điếm cho rằng: có 4 rủi ro cho hợp đồng franchise, đặc biệt là khi không đăng ký. Đó là khả năng vô hiệu hợp đồng; không lấy được tiền bản quyền; không tính được phí chuyển nhượng; phạt hợp đồng. Không có một hợp đồng mẫu nào cho loại hình franchise, có thể đó là tổng hợp các loại hợp đồng hoặc từng loại hợp đồng riêng lẻ. Cần phải đăng ký hợp đồng tại các cơ quan Nhà nước để đảm bảo giá trị. Đồng thời các bên trong hơ ̣p đồng NQTM, khi soạn thảo hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong hoạt động chuyển nhượng thương hiệu.

Về cơ quan đăng ký:

Bộ Thương mại: Đăng ký hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động NQTM từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam; và ngược lại.

Sở Thương mại: thực hiện đăng ký đối với hoạt động NQTM trong nước trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khi đăng ký hoạt động nhượng quyền, nhà nhượng quyền cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

(i) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền theo mẫu của Bộ Thương mại; (ii) Bản giới thiệu về nhượng quyền theo mẫu;

(iii) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, đối với nhà nhượng quyền nước ngoài có thể thay thế bằng giấy tờ khác có giá trị tương đương;

(iv) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng quyền SHCN đã được cấp văn bằng bảo hộ;

(v) Trường hợp là nhà nhượng quyền thứ cấp, cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh sự chấp thuận cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu.

Mọi giấy tờ phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc dịch sang tiếng Việt có công chứng. Các giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà nhượng quyền nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

2.2 Những quy đi ̣nh về chuyển giao nhãn hiê ̣u, tên thương mại, Bí mật kinhdoanh. doanh.

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại (Trang 54 - 55)