1.3.3.1 Khái niê ̣m bí mật kinh doanh
Bí mâ ̣t kinh doanh là mô ̣t trong những đối tượng truyền thống của quyền sở hữu trí tuê ̣. Khái niê ̣m “bí mâ ̣t kinh doanh” còn có thể đề câ ̣p đến dưới nhiều thuâ ̣t ngữ khác như “bí mâ ̣t thương ma ̣i – trade secret”, “thông tin bí mâ ̣t – secret information” hay “thông tin không thể tiết lô ̣ – undisclosed information”.
Ta ̣i Mỹ vào năm 1979 đã ban hành Luâ ̣t chung về bí mâ ̣t thương ma ̣i ( The Uniform Trade secrets Act). Viê ̣c bảo hô ̣ bí mâ ̣t thương ma ̣i của các bang phù hợp với quy đi ̣nh của luâ ̣t này. Pháp luâ ̣t về bảo hô ̣ bí mâ ̣t kinh doanh của Mỹ được đánh giá cao và coi là mô ̣t trong những hê ̣ thống pháp luâ ̣t hoàn hảo nhất trong lĩnh vực này. Theo Khoản 4, Điều 1, Luật chung về bí mâ ̣t thương ma ̣i của Mỹ năm khái niệm “bí mật thương mại” đã được giải thích tương đối cụ thể, thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế: “Bí mật thương mại là các thông tin bao gồm công thức, mẫu hình, sưu tập các thông tin, chương trình, phương sách, biện pháp, công nghệ hoặc quy trình” [21].
Ở hầu hết các nước trên thế giới, đều không có luâ ̣t riêng về bảo hô ̣ bí mâ ̣t kinh doanh ( trừ Mỹ). Chẳng ha ̣n, ở Anh và các nước thuô ̣c đi ̣a cũ của Anh: Úc,
Ấn Đô ̣, viê ̣c bảo hô ̣ bí mâ ̣t kinh doanh được tiến hành chủ yếu trên cơ sở hợp đồng ký giữa người thuê lao đô ̣ng và người lao đông hay giữa những ba ̣n hàng với nhau. Trách nhiê ̣m đối với viê ̣c tiết lô ̣ các thông tin bí mâ ̣t được xem xét trong khuôn khổ các quan hê ̣ dân sự giữa bên tham gia hợp đồng. Ví du ̣ như ở Úc, không có luâ ̣t riêng về bảo hô ̣ bí mâ ̣t kinh doanh, nhưng pháp luâ ̣t Úc xem xét trách nhiê ̣m dân sự và hình sự đối với những người có lỗi trong viê ̣c tiết lô ̣ hoă ̣c sử du ̣ng trái phép thông tin bí mâ ̣t.
Ở Đức, Áo, Italy, Nga thì ngoài phương thức bảo vê ̣ bí mâ ̣t kinh doanh thông qua hơ ̣p đồng giữa “người chủ – người lao đô ̣ng”và hợp đồng giữa các ba ̣n hàng thì còn có các quy đi ̣nh liên quan tới bảo hô ̣ bí mâ ̣t kinh doanh năm rải rác trong các văn bản pháp luâ ̣t: pháp luâ ̣t về chống ca ̣nh tranh không lành ma ̣nh, về thông tin và bảo vê ̣ thông tin, về hoa ̣t đô ̣ng của các cơ quan xét xử, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm.
Ta ̣i Pháp, Phần Lan, Thu ̣y Sĩ viê ̣c bảo vê ̣ bí mâ ̣t kinh doanh được bảo đảm bởi các quy đi ̣nh chung của luâ ̣t lao đô ̣ng, luâ ̣t dân sự và luâ ̣t hình sự.Viê ̣c bảo hô ̣ bí mâ ̣t kinh doanh được quy đi ̣nh theo các hướng sau: Trong khuôn khổ các quan hê ̣ lao đô ̣ng người lao đô ̣ng có nghĩa vu ̣ bảo mâ ̣t những thông tin bí mâ ̣t, không đươ ̣c phép ca ̣nh tranh với chủ cũ sau khi thôi viê ̣c; Trách nhiê ̣m dân sự đối với người phổ biến những thông tin bí mâ ̣t được người khác giao phó hay còn go ̣i là sự la ̣m du ̣ng lòng tin; Trách nhiê ̣m hình sự đối với những nhân viên nhà nước với viê ̣c phổ biến các thông tin bí mâ ̣t [21].
Còn ở Nhâ ̣t Bản, viê ̣c bảo vê ̣ bí mâ ̣t kinh doanh trên cơ sở các văn bản cu ̣c bô ̣ của từng đơn vi ̣, cơ sở sản xuất kinh doanh, thường được go ̣i là “Luâ ̣t về quy tắc ứng xử của người làm công”.
Viê ̣c bảo hô ̣ bí mâ ̣t kinh doanh cũng đã được ghi nhâ ̣n trong hiê ̣p đi ̣nh TRIPS (điều 39), Hiê ̣p đi ̣nh thương ma ̣i Viê ̣t Nam – Hoa Kỳ (Điều 9 Chương
II), Hiê ̣p đi ̣nh Viê ̣t Nam Thu ̣y Sĩ về sở hữu trí tuê ̣ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuê ̣ (Điều 3.1).
Điều kiện bảo hộ…..
Theo khoản 23 Điều 4 Luâ ̣t sở hữu trí tuê ̣ Viê ̣t Nam 2005 thì “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”
Và BMKD được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; 2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ BMKD lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng BMKD đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để BMKD đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.” [2 Điều 84 ]
1.3.3.2 Chuyển giao bí mật kinh doanh trong nhượng quyền thương mại.
1.3. Sự hình thành các quy đi ̣nh của Viê ̣t Nam về nhượng quyền thương mạivà chuyển giao quyền sở hữu trí tuê ̣ trong nhượng quyền thương mại . và chuyển giao quyền sở hữu trí tuê ̣ trong nhượng quyền thương mại .
Nhươ ̣ng quyền thương ma ̣i vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, được xem là manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước. Mặc dù, cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là nhươ ̣ng quyền thương ma ̣i, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của phương thức nhươ ̣ng quyền thương ma ̣i. Trong thời gian đó, khái niệm nhươ ̣ng quyền thương ma ̣i gần như xa lạ, chưa được luật hóa. Khái niê ̣m nhượng quyền thương
ma ̣i đươ ̣c nhắc đến lần đầu tiên trong các văn bản pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam vào năm 1999, bằng thuâ ̣t ngữ “ cấp phép đă ̣c quyền kinh doanh”. Theo mục 4.4.1 của Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT, do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 12/7/1999 (hướng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ), quy định rằng:
“... hợp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise)”
Tiếp theo Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT, NQTM lại được ghi nhận dưới cái tên “cấp phép đặc quyền kinh doanh” ở một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, đó là Nghị định 11/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (Nghị định này được ban hành để thay thế cho Nghị định 45 nói trên). Trong đó có định nghĩa khái niệm “cấp phép đặc quyền kinh doanh” như sau:
“..cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng TTM, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, thời hạn hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thỏa thuận theo quy định pháp luật”. (khoản 6 Điều 4)
Theo mục 5 Phần I Thông tư 30/2005/TT-BKCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, “cấp phép đặc quyền kinh doanh còn gọi là Nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại (franchise).”
Đồng thời theo Bô ̣ luật Dân sự 2005: Nhượng quyền thương mại được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, là đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 755).
Hiê ̣n nay, Việt Nam là một trong 33 quốc gia trên thế giới có hệ thống quy phạm pháp luật riêng biệt để điều chỉnh hoạt động NQTM. Các quy định pháp luật riêng biệt về NQTM hiện hành được ghi nhận tại Luật Thương mại 2005 (Mục 8 Chương VI), Nghị định 35/2006/NĐ-CP, Thông tư 09/2006/TT- BTM và Quyết định 106/2008/QĐ-BTC. Quy định về NQTM trong Luật Thương mại 2005 Nhượng quyền thương mại được định nghĩa rằng:
" Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự m.nh tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nh.n hiệu hàng hoá, TTM, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” [1]
Như vậy, hoạt động NQTM chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại.
Nghị định 35/2006/NĐ-CPcủa Chính phủ, ban hành ngày 31/3/2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động NQTM. Các vấn đề liên quan đến điều kiện hoạt động nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền, quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền được thể hiện tương đối đầy đủ trong nghị định này.
Thông tư 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại, ban hành ngày 25/5/2006 để hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM. Thông tư này quy định cụ thể thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng ký nhượng quyền.
Quyết đi ̣nh số 106/2008/QĐ-BTC của Bô ̣ tài chính ban hành ngày 17/11/2008 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động NQTM.
Sự hình của các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ
Các vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ được quy định tại Bộ luật dân sự được Quốc hội ban hành năm 2005 (“Bộ luật dân sự 2005”) và được quy định chi tiết tại Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ”), sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2009. Luật Sở hữu trí tuệ quy định ba bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, bao gồm: (i) quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; (ii) quyền sở hữu công nghiệp, là quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; và (iii) quyền đối với giống cây trồng. Tương ứng có ba cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ là: (i) Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (ii) Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; và (iii) Cục Trồng trọt (trước là Cục Nông nghiệp) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 03/12/2004 cùng các văn bản hướng dẫn đã tạo ra cơ sở pháp lý liên quan đến quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, với cơ quan quản lý nhà nước tương ứng là Cục Quản lý Cạnh tranh thuộc Bộ Công thương.
Chương II. Những quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại
2.1 Những quy đi ̣nh cơ bản về nhượng quyền thương mại theo luật thươngmại mại