Điều kiê ̣n nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại (Trang 43 - 48)

Pháp luật về NQTM của Việt Nam cũng có những quy định cụ thể về điều kiện đối với các thương nhân thực hiện hoạt động NQTM , đó cũng chính là những điều kiện về mặt chủ thể của hợp đồng NQTM . Theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì thương nhân NQTM chỉ được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01 năm (nếu thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức NQTM ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại);

- Đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Sở Thương mại, Sở Thương mại – du lịch cấp tỉnh đối với hoạt động NQTM mang tính nội địa; Bộ Thương mại đối với hoạt động NQTM có yếu tố nước ngoài);

- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại (không thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh; nếu thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).

Theo các quy định này thì điều kiện đặt ra đối với thương nhân nhượng quyền khá khắt khe và phức tạp. Trong khi đó, đối với thương nhân nhận quyền, điều kiện chủ thể này dường như đơn giản hơn và nhiều khi, pháp luật chỉ quy định thương nhân nhận quyền được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động NQTM .

Trên thực tế, pháp luật của một số nước đưa ra những yêu cầu khá khắt khe đối với bên nhượng quyền, hầu hết những quy định này tập trung vào khả năng tài chính, thời gian hoạt động, số lượng các cơ sở kinh doanh đã có… Thực chất mục đích của các yêu cầu khắt khe được đặt ra đối với bên nhượng quyền là để cho bên nhận quyền, ở một mức độ nhất định nào đó, tránh khỏi nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro trong kinh doanh. Dưới góc độ kinh tế, trong quan hệ NQTM , bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống và cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền. Với lợi thế có sẵn đó, trong quan hệ với bên nhận quyền, bên nhượng quyền sẽ nhận được một khoản vốn không nhỏ thu được từ khoản phí nhượng quyền mà bên nhận quyền phải trả. Bên cạnh đó, dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng, việc quy định điều kiện khắt khe đối với bên nhượng quyền để đảm bảo chất lượng của hàng hóa, dịch vụ được NQTM. Như đã biết, NQTM là hoạt động mở rộng hệ thống kinh doanh, lãnh thổ kinh doanh, đưa sản phẩm tới một lượng người tiêu dùng lớn. Chỉ những chủ thể kinh doanh đáp ứng điều kiện nhất định thì mới được quyền NQTM. Để đảm bảo đưa những sản phẩm có chất lượng, những dịch vụ uy tín tới khách hàng.

Chính vì vậy mà đến lượt mình, pháp luật thương mại cần thiết phải thiết kế một hệ thống các điều kiện cơ bản mà một doanh nghiệp nhượng quyền phải đáp ứng khi muốn kinh doanh theo phương thức NQTM . Những yêu cầu về mặt pháp lý đối với bên nhượng quyền thông thường được nhấn mạnh ở các vấn đề:

Thứ nhất, về hình thức doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng NQTM

với tư cách là bên nhượng quyền: pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu tư cách thương nhân đối với bên này. Có nghĩa là, các đối tượng thuộc diện được trở thành bên nhượng quyền trong một hợp đồng nhượng quyền không giới hạn ở hình thức tồn tại của thương nhân, mà chỉ cần có dấu hiệu của một loại chủ thể đặc biệt được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại. Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam và các nghị định hướng dẫn thi hành luật này không có quy định nào đặt ra các điều kiện về mặt hình thức tồn tại của thương nhân đối với bên NQTM . Tuy nhiên, ở một số nước, ví dụ như Trung Quốc, nước này yêu cầu bên nhượng quyền bắt buộc phải là doanh nghiệp, mọi hình thức tồn tại khác của thương nhân đều không được coi là có quyền thực hiện việc NQTM.

Thứ hai, thời gian hoạt động của bên nhượng quyền trong lĩnh vực dự

định sẽ nhượng quyền là một khoảng thời gian luật định. Khoảng thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào cách nhìn của pháp luật từng nước về sự phức tạp và tính chứa đựng rủi ro của hoạt động NQTM . Thông thường, thời gian tối thiểu mà pháp luật thương mại các nước quy định đối với hoạt động của bên nhượng quyền trước khi thực hiện nhượng quyền là một năm (ví dụ như pháp luật Việt Nam). Ngoại lệ, cũng có những quốc gia quy định một khoảng thời gian dài hơn là ba năm hoặc năm năm. Tuy nhiên, có thể nói, việc quy định khoảng thời gian “thử thách” đối với bên nhượng quyền là bao lâu không ảnh hưởng nhiều đến mức độ thành công hay rủi ro trong hoạt động bằng phương thức nhượng quyền của bên nhận quyền sau khi hợp đồng NQTM đã được ký kết. Quy định này chỉ mang tính chất dẫn đường, củng cố thêm niềm tin và hỗ trợ cho sự lựa chọn thông minh và an toàn của bên nhận quyền. Khoảng thời gian một năm theo quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối ngắn. Trong khoảng thời gian này, TTM và các công nghệ đặc trưng của thương nhân không phải lúc nào cũng đã được hình thành một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, với tư cách là một lĩnh vực hoạt

động thương mại mới mẻ, NQTM phải được tạo mọi điều kiện để phát triển một cách tương đối tự do và nhanh chóng. Vì vậy, quy định khoảng thời gian ngắn để nhận biết giá trị “quyền thương mại” của bên nhượng quyền cũng là một trong những cách thức tiếp cận có ý nghĩa của pháp luật thương mại Việt Nam.

Bên nhận quyền phải có tư cách độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư; đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền. Luật pháp cũng yêu cầu bên nhận quyền phải là bên có đủ khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi nhận quyền kinh doanh của bên nhượng quyền. Cụ thể, bên nhận quyền thường phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh, thậm chí là chứng chỉ hành nghề khi tham gia vào quan hệ NQTM nhất định. Thông thường, pháp luật thương mại của các nước đều đặt ra những yêu cầu nhất định đối với các đối tượng sẽ trở thành bên nhận quyền trong một quan hệ NQTM , bao gồm:

Một là, bên nhận quyền phải tồn tại dưới một TTM riêng, xác định một tư

cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên nhượng quyền, mặc dù để bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ tới người tiêu dùng, bên nhận quyền phải sử dụng các dấu hiệu tập hợp khách hàng, nhận biết thương nhân, trong đó bao gồm cả TTM, của bên nhượng quyền. Khi xem xét về hợp đồng NQTM , pháp luật thương mại Austria cũng đã nhấn mạnh về đặc trưng chủ thể của bên nhận quyền, đó là bên hành động dưới TTM riêng và trực tiếp chịu rủi ro với hoạt động kinh doanh do bên này tiến hành (acting in his own name and at his own risk). Như vậy, bên nhận quyền là bên được xác định dưới một tư cách chủ thể pháp lý hoàn toàn độc lập với bên nhượng quyền, chịu mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chính mình, không phụ thuộc vào bên nhượng quyền. Một khi điều kiện này được đáp ứng, sự lạm dụng hợp đồng NQTM vào các mục đích khác của doanh

nghiệp như thuê mướn lao động mà không phải ký hợp đồng lao động và trả tiền bảo hiểm sẽ được ngăn chặn một cách hiệu quả nhất.

Hai là, bên nhận quyền phải tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định.

Để đảm bảo cho hệ thống nhượng quyền có thể phát triển và không bị phá vỡ bởi bất kỳ một bên nhận quyền nào trong một loạt các bên nhận quyền đã ký kết hợp đồng NQTM, pháp luật một số nước quy định bên nhận quyền phải có đủ năng lực chủ thể mà một trong những dấu hiệu nhận biết chủ thể nhận quyền có đủ năng lực pháp lý, đó là chủ thể này phải tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp. Xét cho đến cùng, mức độ rủi ro của bên nhượng quyền khi tham gia ký kết hợp đồng NQTM là khá cao. Bên nhượng quyền sẽ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ mất công nghệ, bí quyết kinh doanh. Mặt khác, bên nhượng quyền còn có khả năng phải hứng chịu những tổn thất do sự đổ vỡ hệ thống nhượng quyền mà nguyên nhân chỉ xuất phát từ sự thất bại của một bên nhận quyền duy nhất. Chính vì vậy, việc quy định những điều kiện nhất định đối với bên nhận quyền cũng chính là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro cho bên nhượng quyền. Pháp luật thương mại Việt Nam không đề cập tới điều kiện bắt buộc về mặt hình thức tồn tại cho bên nhận quyền. Điều này có phần phù hợp với điều kiện của Việt Nam bởi trên thực tế, hầu hết các “quyền thương mại” được nhượng ở Việt Nam chủ yếu chỉ được thiết lập dưới các dạng nhà hàng, quán ăn nhanh với quy mô tương đối nhỏ hẹp, nằm trong khả năng có thể điều khiển được của hộ kinh doanh cá thể, thậm chí là cá nhân kinh doanh.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, một quốc gia có cái nhìn tương đối khắt khe với các chủ thể của quan hệ NQTM , pháp luật yêu cầu bên nhận quyền cũng phải là doanh nghiệp. Trong cách tiếp cận coi doanh nghiệp là một loại thương nhân có quy mô tương đối lớn so với các thương nhân khác như cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể thì việc quy định bên nhận quyền phải là doanh

nghiệp rõ ràng giúp cho các bên trong quan hệ nhượng quyền có thể thành công hơn trong hoạt động thương mại mới mẻ và phức tạp này.

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w