Chuyển giao tên thương mại trong nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại (Trang 35 - 37)

1.3.2.1.Khái niê ̣m tên thương mại

Tên thương ma ̣i là tên go ̣i dùng để xác đi ̣nh chủ thể kinh doanh và phân biê ̣t hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của chủ thể này với hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của chủ thể khác.

Pháp luâ ̣t các nước trên thế giới hầu như quy đi ̣nh bất cứ dấu hiê ̣u nào cũng có thể được nhà kinh doanh lựa cho ̣n làm tên thương ma ̣i. Nhà kinh doanh có thể cho ̣n tên riêng của mình, nhưng cũng có thể tự do lựa cho ̣n mô ̣t cái tên hư cấu nào đó. Nguyên tắc tự do lựa cho ̣n này tồn ta ̣i ở Anh, Mỹ, Nhâ ̣t và mô ̣t loa ̣t các nước có hê ̣ thống pháp luâ ̣t xây dựng dưới sự ảnh hưởng của hê ̣ thống pháp luâ ̣t các nước trên. Tuy vâ ̣y các nước này cũng có mô ̣t số ha ̣n chws nhất đi ̣nh với viê ̣c lựa cho ̣n tên thương ma ̣i. Chẳng ha ̣n như, ha ̣n chế hoă ̣c loa ̣i bỏ viê ̣c sử du ̣ng mô ̣t số cu ̣m từ như “hoàng gia”, “quốc tế” hoă ̣c bắt buô ̣c phải đưa vào thành phần tên thương ma ̣i những tính chất, pha ̣m vi trách nhiê ̣m của chủ thể kinh doanh ( loa ̣i hình doanh nghiê ̣p) như “trách nhiê ̣m hữu ha ̣n”, “cổ phần”, “hơ ̣p danh” [22].

Pháp luâ ̣t của hầu hết các nước châu Âu và những nước ảnh hưởng của hê ̣ thống pháp luâ ̣t này thì la ̣i không cho phép các chủ thể kinh doanh là cá nhân tự do lựa cho ̣n tên thương ma ̣i: anh ta bắt buô ̣c phải tiến hành công viê ̣c kinh doanh dới tên riêng của chính mình phù hợp với nguyên tắc được go ̣i là nguyên tắc “chân lý”. Nguyên tắc chân lý này cũng được áp du ̣ng với hình thức công ty

hơ ̣p danh: Tên thương ma ̣i của chủ thể này phải bao gồm tên thâ ̣t của ít nhất mô ̣t thành viên sáng lâ ̣p công ty với từ … công ty (company). Nhưng nguyên tắc chân lý trong trường hợp công ty hợp dnah không dược nêu lên mô ̣t cách nhất quán bởi khi công ty được chuyển giao cho mô ̣t chủ sở hữu mwois thì tên thương ma ̣i cũ cũng có thể được chuyển giao. Còn với những hình thức liên kết

tư bản khác như công ty trách nhiê ̣m hữu ha ̣n, công ty cổ phân …. Nguyên tắc chân lý trên không được áp dung. Nhưng tên các công ty này nhất thiết phải có cu ̣m từ chỉ loa ̣i hình doanh nghiê ̣p [22].

Điều 8 Công ước Paris có quy định: "Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các thành viên của Liên hiệp mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể TTM đó có hay không là một phần của nhãn hiệu hàng hoá" [. Không giống với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hoá: quyền SHCN chỉ được xác lập trên cơ sở Văn bằng bảo hộ; quyền SHCN đối với TTM được xác lập không cần thông qua thủ tục đăng ký mà chỉ dựa trên cơ sở hoạt động thực tế của thương nhân mang tên. Có thể hiểu rằng hoạt động thực tế của chủ sở hữu TTM là một điều kiện bắt buộc để TTM được bảo hộ. Đây là điểm tương đồng giữa các quy định về bảo hộ TTM và nhãn hiệu hàng hoá, chỉ khác là đối với nhãn hiệu hàng hoá pháp luật không bắt buộc chủ nhãn hiệu phải sử dụng nhãn hiệu một cách liên tục tức là chủ nhãn hiệu có thể không sử dụng nhãn hiệu trong một khoản thời gian hợp lý mà vẫn được bảo hộ (hiện nay là 5 năm) còn đối với TTM thì chủ sở hữu bắt buộc phải liên tục duy trì hoạt động kinh doanh dưới TTM.

Cũng cần lưu ý rằng yêu cầu nêu TTM sẽ sử dụng trong đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật thương mại là điều kiện để thương nhân đi vào hoạt động chứ không phải điều kiện để TTM đó được bảo hộ, việc đăng ký TTM trong đăng ký kinh doanh chỉ có thể coi là một cơ sở để chứng minh quyền sở hữu đối với TTM khi có tranh chấp.

Khoản 21 Điều 3 Luâ ̣t sở hữu trí tuê ̣ Viê ̣t Nam 2005 quy đi ̣nh “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.”

Và quy đi ̣nh Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang TTM đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.” [2].

1.3.2.2 Chuyển giao tên thương mại trong nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại (Trang 35 - 37)