Bản thân các cơ sở kinh tế NQD cũng còn nhiều tồn tạ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay ppt (Trang 71 - 72)

III. MỘT SỐ TỒN TẠI VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NQD Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

10. Bản thân các cơ sở kinh tế NQD cũng còn nhiều tồn tạ

- Trước hết, mọi đối tượng sản xuất kinh doanh đều phải có đăng ký. Tuy nhiên kết quả khảo sát, điều tra của cục quản lý thị trường Bộ Thương mại năm 1997 cho kết quả: 58% hộ đăng ký kinh doanh cá thể, tiểu chủ không đăng ký; 40% doanh nghiệp NQD kinh doanh sai đăng ký... Con số này là rất lớn.

- Trình độ của người chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh rất thấp, nhiều chủ doanh nghiệp chưa tốt nghiệp Phổ thông trung học. Rất ít chủ doanh nghiệp NQD có trình độ cử nhân kinh tế hoặc cử nhân luật...

Do trình độ văn hoá thấp kém, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận, nhận thức chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp thu các văn bản pháp luật, tất yếu dẫn đến vi phạm.

- Tình trạng kinh doanh không mở sổ sách kế toán, lập hóa đơn chứng từ, trốn lậu thuế diễn ra phổ biến.

Theo tài liệu khảo sát của cục Thuế thành phố Hải Phòng năm 1998 chỉ có 40-45% số doanh nghiệp NQD ở Hải Phòng là thực hiện tương đối tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ. Năm 1999 và năm 2000 cục Thuế tăng cường chỉ

đạo, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm, tình hình có khá hơn nhưng vẫn còn đến 25-30% số doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng

Đối với hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ đại bộ phận là không mở sổ kế toán, lập chứng từ hoá đơn.

Mục đích của việc không thực hiện chế độ kế toán, chứng từ hoá đơn theo quy định là trốn lậu thuế. Năm 2000 Tổng cục Thuế tổ chức kiểm tra chấp hành chính sách thuế tại gần 500 cơ sở kinh tế NQD đã phát hiện số thuế ẩn lậu khoảng gần 20 tỷ đồng, bằng 13-14% số thuế cơ sở tự khai.

Một số cơ sở sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hoặc tiếp tay cho bọn sản xuất hàng giả, bọn buôn lậu gây hậu quả không nhỏ cho sản xuất trong nước, cho đời sống nhân dân.

Với mục tiêu lợi nhuận cao, các cơ sở kinh tế NQD dễ dàng vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng sơ hở của pháp luật. Khảo cứu tình hình buôn lậu ở biê

giới cho thấy các hộ kinh doanh tại các chợ vùng biên giới chủ yếu là kinh doanh hàng nhập lậu. Họ có thể trực tiếp qua biên giới nhập lậu về hoặc mua lại hàng hóa nhập lậu với giá rẻ rồi hợp thức hoá hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo, quay vòng giấy tờ để đưa vào nội địa. Điển hình là các mặt hàng Trung Quốc, vật liệu xây dựng Trung Quốc....

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay ppt (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)