Quan điểm và định hướng công tác quản lý thu thuế trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay ppt (Trang 76 - 81)

1. Quan điểm

Kinh tế NQD sẽ cùng tồn tại khách quan với các thành phần kinh tế khác trong thời kỳ quá độ, và tự nó đã và đang phát huy vai trò nhất định trong việc phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy nhận thức đúng đắn vị trí kinh tế NQD trong thời kỳ quá độ là cực kỳ quan trọng.

Xác định đúng vị trí vai trò của nó còn giúp các ngành chức năng hoạch định chính sách, cơ chế thực sự khuyến khích nó phát triển.

Cần coi các thành phần kinh tế NQD như những tế bào của nền kinh tế thống nhất. Cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn với những người chủ khu vực kinh tế NQD và những người lao động trong khu vực kinh tế này.

Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò kinh tế NQD thể hiện trong xây dựng chính sách thuế và quản lý thu thuế là tìm mọi giải pháp để khuyến khích khu vực kinh tế này phát triển, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế NQD, xoá bỏ ngay những quy định không phù hợp đang kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế này.

Cơ quan thuế, cán bộ thuế phải xác định khu vực kinh tế NQD là đối tượng mình phục vụ thay cho quan niệm quản lý như hiện nay. Các cơ sở kinh tế là nguồn cung cấp tài chính cho ngân sách, cơ sở kinh tế tồn tại và phát triển nguồn thu tài chính cho ngân sách mới ổn định và ngày càng tăng, từ đó hướng dẫn giúp đỡ cơ sở kinh doanh thực hiện đúng chính sách, lắng nghe ý kiến phản ánh của cơ sở về những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách thuế để giải đáp giúp cơ sở vượt qua.

Bản thân chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cũng cần phải nhận thức cho đúng đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về chủ trương phát triển lâu dài kinh tế NQD, tự xoá bỏ mặc cảm, tranh thủ nắm bắt thời cơ mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời qua sản xuất kinh doanh kiến nghị với Nhà nước những khó khăn vướng mắc gây cản trở đến sự phát triển của khu vực kinh tế NQD để Nhà nước nghiên cứu tháo gỡ. Đấu tranh kiên quyết với các cơ sở kinh doanh vi phạm pháp luật, kinh doanh theo lối chụp giật, kinh doanh trốn thuế, lậu thuế... để hạn chế dần vi phạm trên, gây dựng lòng tin cho các cơ quan quản lý và nhân dân.

Các cơ quan tuyên truyền cần thay đổi hướng tuyên truyền về khu vực kinh tế NQD. Công tác tuyên truyền cũng cần phải định hướng lại cho dư luận và nhân dân coi các cơ sở kinh tế NQD là những đơn vị trong binh chủng hợp thành của nền kinh tế Việt Nam. Những ông chủ và người lao động trong

doanh nghiệp NQD là những nguời đã và đang góp phần xây dựng đất nước, xoá bỏ mặc cảm lâu đời trọng nông, khinh thương...

Tóm lại qua xác đinh đúng đắn vị trí, vai trò của kinh tế NQD từ đó tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và hành động của cơ quan quản lý, của các quan chức chính phủ và của xã hội với khu vực kinh tế NQD.

2. Định hướng

Năm 2002 Nhà nước đã giao nhiệm vụ thu thuế đối với hoạt động sản xuất công thương nghiệp và dịch vụ NQD cho toàn ngành và từng địa phương. So với năm 2001 dự toán thu năm 2002 tăng khoảng 12% đến 13%. Để thực hiện được dự toán này Tổng cục Thuế đã ra công văn số 4649 TCT/NV6 ngày 15/11/2001 nêu những biện pháp rất cụ thể. Căn cứ vào những biện pháp chung của toàn ngành và những biện pháp cụ thể nêu tại công văn trên đề nghị Cục thuế địa phương triển khai nghiêm túc và cụ thể phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Tổng cục Thuế nhấn mạnh thêm một số biện pháp lớn sau:

2.1. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền, sự phối hợp của các ngành rà soát nắm lại tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để đưa ngay vào điện quản lý thu thuế môn bài, trên cơ sở số hộ quản lý thu thuế môn bài, phân loại hộ để áp dụng những biện pháp quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN thích hợp theo hướng sau:

- Đối với hộ kinh doanh lớn tiếp tục triển khai thực hiện chế độ kế toán, mở rộng diện áp dụng đối với các hộ kinh doanh lớn có điều kiện mở sổ sách kế toán, lập hoá đơn chứng từ.

- Đối với hộ kinh doanh vừa và nhỏ, phối hợp với Hội đồng tư vấn xác định lại doanh số, tổ chức công khai lấy ý kiến và công bố ổn định cho hộ kinh doanh. Cục thuế phải giao chỉ tiêu tăng thu và chỉ đạo chặt chẽ các Chi cục Thuế, các đội thuế thực hiện bằng và cao hơn chỉ tiêu đã giao. Mức tăng thu tối thiểu phải bằng mức tăng trưởng kinh tế.

- Đối với hộ kinh doanh có thu nhập thấp, phải thực hiện các thủ tục miễn giảm thuế đúng chính sách và công bố công khai để các hộ kinh doanh biết.

2.2. Đẩy mạnh việc triển khai chế độ kế toán:

- Đối với các doanh nghiệp: Yêu cầu 100% doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kế toán và thu thuế theo kê khai, nghiêm cấm thu thuế khoán. Kết hợp kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra hoàn thuế với kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, kê khai nộp thuế, xử ký nghiêm khắc các doanh nghiệp vi phạm.

- Đối với các hộ kinh doanh cá thể: Yêu cầu các hộ kinh doanh có môn bài bậc 1, bậc 2 phải mở sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ và nộp thuế theo kê khai. Để chống thất thu thuế và chống các hành vi lợi dụng đối với những hộ kinh doanh qua triển khai chế độ kế toán nếu kê khai doanh số và mức thuế lại thấp hơn doanh số ấn định hoặc doanh số của hộ kinh doanh cùng ngành nghề cùng quy mô thì phải xử phạt vi phạm hành chính và ấn định doanh số, mức thuế mới bằng hoặc cao hơn doanh số và mức thuế của hộ kinh doanh cùng ngành nghề cùng quy mô, không được ấn định bằng mức khoán trước đây.

- Đối với những hộ kinh doanh được cơ quan thuế chấp nhận cho nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc được xác định GTGT theo doanh số bán ra trừ doanh số mua vào, yêu cầu các Chi cục Thuế phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm tránh lợi dụng. Thời gian qua, đã có một số hộ kinh doanh lợi dụng chủ trương khuyến khích đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chuyển từ nộp theo phương pháp trực tiếp sang nộp theo phương pháp khấu trừ, số thuế phải nộp không những giảm mà còn được hoàn. Cục Thuế cần chỉ đạo chặt chẽ các Chi cục Thuế trong việc duyệt cho hộ kinh doanh được nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

2.3. Đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp chống thất thu đối với một số ngành nghề và lĩnh vực còn đang thất thu nhiều theo công văn số 3581/TCT ngày 11/9/2001 của Tổng cục Thuế. Những địa phương chưa triển khai cần tranh thủ báo cáo Uỷ ban Nhân dân điạ phương để Uỷ ban nhân dân chỉ đạo các ngành phối hợp thực hiện.

2.4. Nghiên cứu cải tiến các biện pháp thu nộp thuế theo hướng gắn công tác quản lý thuế với chính quyền cơ sở, giảm các thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế.

Mở rộng mô hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ đối tượng nộp thuế để cung cấp thông tin và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh hiểu rõ chính sách thuế, chế độ kế toán để họ tự giác chấp hành.

2.5. Nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cơ quan thuế và từng cán bộ thuế. Mỗi đồng chí phụ trách cơ quan thuế, mỗi cán bộ thuế đều phải chịu trách nhiệm về kết quả thu và kết quả triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong phạm vi phụ trách của mình. Gắn kết quả hoàn thành nhiệm vụ, kết quả chống thất thu với các hình thức khen thưởng.

2.6. Trước hết để bảo đảm nhiệm vụ thu quý I cần thực hiện:

- Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Chi cục, từng đội thuế nhiệm vụ thu thuế môn bài năm 2002

- Đối với hộ thuộc đối tượng khoán ổn định, phối hợp với hội đồng tư vấn tổ chức điều tra doanh số, mức thuế và tổ chức công khai để mọi người kinh doanh biết. Yêu cầu mức thuế mới xác định phải bảo đảm hoàn thành dự toán và tăng hơn mức độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Cục Thuế phải căn cứ vào mức độ tăng trưởng kinh tế và mức độ thất thu giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Chi cục, kiểm tra và đôn đốc Chi cục thực hiện đúng chỉ tiêu đã giao. Chi cục nào thực hiện không đúng kiên quyết yêu cầu làm lại

- Đôn đốc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai nộp báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tạm nộp thu nhập đúng kỳ hạn.

Kiểm tra báo cáo quyết toán doanh nghiệp kê khai, nếu phát sinh thu thêm thì căn cứ vào kê khai của doanh nghiệp ra thông báo yêu cầu nộp ngay. Kiểm tra tờ khai nộp thuế TNDN nếu doanh nghiệp kê khai thấp hơn thu nhập thực tế của năm 2001 và mức độ tăng trưởng năm 2002 thì yêu cầu kê khai lại, trường hợp doanh nghiệp không kê khai lại hoặc không nộp tờ khai thì căn cứ vào thu nhập năm 2001, mức tăng trưởng kinh doanh năm 2002 để ấn định mức tạm nộp quý I.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay ppt (Trang 76 - 81)