Giới thiệu chung về bộ máy quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay ppt (Trang 35 - 36)

- Cá nhân (hộ) ra kinh doanh lần đầu phải tiến hành kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế.

1.Giới thiệu chung về bộ máy quản lý thu thuế

Lịch sử ngành thuế Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển để thành lập nên ngành thuế Nhà nước thống nhất vào ngày 7/7/1990. Nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đổi mới của hệ thống chính sách thuế. Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định số 281-HĐBT về việc thành lập ngành thuế Nhà nước (trực thuộc Bộ Tài chính) được hợp nhất từ ba hệ thống tổ chức: Thu Quốc doanh, Thu Công thương nghiệp, thuế Nông nghiệp thành một hệ thống thuế thống nhất từ TW đến địa phương, kiện toàn bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo các mục tiêu cải cách của hệ thống thuế mới với hiệu quả cao nhất. Ngành thuế Nhà nước được tổ chức qua 3 cấp từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế; được xác đinh rõ quyền hạn, trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế với ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, chế độ thuế chung cả nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc song trung lãnh đạo

Hệ thống bộ máy tổ chức ngành thuế được xây dựng theo nguyên tắc sau.

- Hệ thống thu thuế Nhà nước được thống nhất thành hệ thống dọc từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã:

+ Ở Trung ương: Có Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính là bộ máy quản lý thu thuế cao nhất trong hệ thống thu thuế Nhà nước, có nhiệm vụ giúp Bộ Tài chính soạn thảo các Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy liên quan

đến chính sách, chế độ thuế đông thời hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý thu thuế và thu khác trong cả nước.

+ Ở cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: Cục thuế.

Nhiệm vụ chính là hướng dẫn tổ chức việc chỉ đạo, thực hiện thống nhất các chính sách, chế độ, nguyên tắc về quản lý thu thuế trên địa bàn theo đúng pháp luật, pháp lệnh, các quy định của hội đồng Nhà nước, hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn Bộ Tài chính và cơ quan thuế cấp trên: Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách thuế cho các đối tượng nộp thuế, các ngành, các cấp và toàn dân chấp hành.

+ Ở các quận, huyện và các cấp hành chính tương đương: Có chi cục thuế. Nhiệm vụ là tổ chức việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ thuế trên địa bàn (như tổ chức các biện pháp thu thuế, tính thuế. đến từng đối tượng nộp thuế, tổ chức công tác, kiểm tra chống khai man, lậu thuế..., tổ chức công tác thống kê, kế toán, thông tin).

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay ppt (Trang 35 - 36)