DỰNG HÌNH THANG

Một phần của tài liệu giáo án hkI ( Hình học 8) (Trang 28 - 30)

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

DỰNG HÌNH THANG

I. MỤC TIÊU :

− HS dùng thước và compa để dựng hình (chủ y ếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần cách dựng và chứng minh

− HS biết cách sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác

− Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ, rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : − Bài soạn − SGK − Bảng phụ

− Thước thẳng chia khoảng − Compa

2. Học sinh: − Học bài và làm bài đầy đủ − dụng cụ học tập đầy đủ

− Thực hiện hướng dẫn tiết trước

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

1.Ổn định lớp : 1’ Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : 6’

HS1 : − Giải bài 28 tr 80 SGK

a) EF là đường trung bình của hình thang ABCD. Nên AB // DC // EF. ∆ABC có BF = FC và KF // AB

⇒ AK = KC. A B C D E F I K Tuần : 4 Tiết : 8

∆ABD có AE = ED và EI // AB

⇒ BI = ID

b) Đáp số : EF = 8cm ; EI = 3cm ; KF = 3cm ; IK = 2cm

3. Bài mới:

Giáo viên - Học sinh Nội dung

HĐ 1 : Giới thiệu bài toán dựng hình :

GV : Chúng ta đã biết vẽ hình bằng nhiều dụng cụ : Thước thẳng, compa, ê ke, thước đo góc ...

Ta xét các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước và com pa chúng được gọi là các bài toán dựng hình Hỏi : Thước thẳng có tác dụng gì ?

HS Trả lời tác dụng của thước thẳng Hỏi : Compa có tác dụng gì ?

HS trả lời các tác dụng của compa

HĐ 2 : Các bài toán dựng hình đã biết :

GV : Qua chương trình hình học 6 − 7 với thước và compa ta đã biết cách giải các bài toán dựng hình nào ?

GV hướng dẫn HS ôn lại cách dựng

a) Dựng một đoạn thẳng bằng đoạnthẳng cho trước b) Dựng một góc bằng 1 góc cho trước

c) Dựng đường trung trực của một đoạn thẳng ; dựng trung điểm của 1 đoạn thẳng cho trước

d) Dựng tia phân giác của 1 góc cho trước

1. Bài toán dựng hình :

a) Các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước và compa ; chúng được gọi là bài toán dựng hình

b) Với thước thẳng ta có thể : −

Vẽ được 1 đường thẳng khi biết được hai điểm của nó

− Vẽ được 1 đoạn thẳng khi biết hai đầu mút của nó

− Vẽ được một tia khi biết gốc và một điểm của tia

c) Với compa, ta có thể vẽ được một đường tròn khi biết tâm và bán kính

2. Các bài toán dựng hình đã biết :

a) Dựng một đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước.

b) Dựng một góc bằng một góc cho trước

B D

e) Qua 1 điểm cho trước, dựng đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước.

g) Qua 1 điểm nằm ngoài 1 đường thẳng cho trước, dựng đường thẳng song song với đường thẳng cho trước

h) Dựng ∆ biết ba cạnh hoặc biết hai cạnh và góc xen giữa ; hoặc biết một cạnh và 2 góc kề.

HS : Dựng hình theo hướng dẫn của GV HS1 : nêu cách dựng (a) HS2 : Nêu cách dựng (b) HS3 : Nêu cách dựng (c) HS4 : Nêu cách dựng (d) HS5 : Nêu cách dựng (e) HS6 : Nêu cách dựng (g) HS7 : nêu cách dựng (h)

GV : Ta được phép sử dụng các bài toán dựng hình trên để giải các bài toán dựng hình khác. Cụ thể xét bài toán dựng hình thang

Một phần của tài liệu giáo án hkI ( Hình học 8) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w