Ông cha ta có câu:
“Nóng giận thường mất khôn”
Do đó, người giao tiếp giỏi luôn khắc ghi nguyên tắc: Phải biết kiềm chế, nhẫn nhịn, không được tức giận trong mọi trường hợp, thậm chí cả khi bị xúc phạm. Hãy luôn nhớ rằng: Khi giận dữ, không những bạn không còn minh mẫn để lắng nghe và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, mà còn có thể đNy tình hình đến chỗ tồi tệ hơn. Vì vậy, mỗi nhà quản trị đều phải rèn luyện bản tính bình tĩnh, điềm đạm. Đây là việc làm không dễ, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng
rèn luyện rất nhiều. N ếu rèn luyện thành công bạn sẽ có thể làm được những việc lớn, giúp ích cho bản thân và xã hội.
Đừng phản ứng trước những lời tức giận
Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn cũng trút trả sự bực tức khi đối phương đang trút nó vào bạn. Nếu không kiềm chế kết quả sẽ chỉ là cuộc cãi cọ ầm ĩ. Vào những năm 1950 Ủy ban về các quan hệ con người đã áp dụng một nguyên tắc khác thường nhưng hữu hiệu hạn chế được tác động của xúc cảm. Đây là một ủy ban quản lý lao động trong ngành công nghiệp thép có nhiệm vụ hòa giải các mâu thuẫn trước khi chúng bùng nổ thành các xung đột. Các thành viên của ủy ban đều đồng ý là mỗi lúc chỉ có một người được phép nổi cáu. Nguyên tắc này ngăn các thành viên khác đôi co với người đang nổi cáu. Nó cũng làm cho người ta xì hơi dễ dàng hơn vì điều đó là được phép. “Đúng rồi! Đến lượt ông ấy nổi cáu mà!”. Nguyên tắc này còn một điểm hay nữa là giúp mọi người kiềm chế xúc cảm của mình. Phá vỡ nguyên tắc ấy, có nghĩa là bạn đã không tự kiềm chế được và mất đi phần nào thể diện.
(Roger Fisher & William Ury)