Yêu cầu chung: Học sinh phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (1 bài thơ) trình bày những cảm

Một phần của tài liệu dianmfamd;[ (Trang 50 - 53)

II –Tập làm văn (6điểm)

A. Yêu cầu chung: Học sinh phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (1 bài thơ) trình bày những cảm

một tác phẩm văn học (1 bài thơ) trình bày những cảm xúc, tởng tợng, liên tởng, suy ngẫm của mình về nội dung và nghệ thuật bài thơ. Học sinh tạo lập đợc một văn bản biểu cảm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc phải các lỗi chính tả về dùng từ, đặt câu.

B.Yêu cầu cụ thể: Bài làm của học sinh có thể trình

bày theo nhiều cách khác nhau nhng phải bám vào nội dung của bài thơ để phát biểu cảm nghĩ. Cụ thể trình bày đợc các ý sau:

1-Mở bài: (1đ) Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Nêu đợc vài nét về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Giới thiệu đợc những ấn tợng và cảm xúc khái quát của bản thân về bài thơ.

2-Thân bài: (5đ)

Học sinh trình bày cảm nhận suy nghĩ của bản thân bằng cách vận dụng các biện pháp so sánh, liên t- ởng, tởng tợng theo hai ý cơ bản dới đây.

a. Hai câu thơ đầu tả cảnh đêm khuya ở rừng chiến khu Việt Bắc (2,5 đ)

- Âm thanh của tiếng suối: Trong đêm khuya tĩnh lặng tiếng suối chảy từ xa vọng lại nghe nh tiếng hát. Cách so sánh của Bác thật tài tình. Âm thanh của tự nhiên đợc so sánh với âm thanh của con ngời. Âm thanh dễ gợi sự quạnh vắng nhất đợc so ánh với âm thanh dễ gợi sự đầm ấm nhất. Qua cách so sánh của Bác ta thấy thiên nhiên hiện lên rất gần gũi với con ngời, cảnh núi rừng yên tĩnh trong đêm trở nên có sức sống và ấm áp tình ngời. Ta đã gặp cách miêu tả âm thanh của tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi.

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe nh tiếng đàn cầm bên tai”

Nhng khi đọc vần thơ của Bắc ta vẫn thấy có nét độc đáo riêng, có cái hay riêng gây ấn tợng trong tâm hồn ng- ời đọc.

- Cảnh trăng đẹp, thơ mộng, huyền ảo: “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” trớc mắt chúng ta là cảnh trăng rừng lung linh huyền ảo. Cảnh vật dới trăng có sự quấn

quýt hoà hợp giữa cây, lá, hoa. Điệp từ “lồng” giúp ta thấy đợc sự đan kết giao hoà của cảnh vật với nhau. Câu thơ của Bác gợi cho ta liên tởng đến những câu thơ tả trăng, tả hoa trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn.

“ Hoa giải nguyệt, nguyệt in từng tấm. Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng”

- Hai câu thơ giúp tả cảm nhận bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất hoa, chất thơ, chất nhạc và ấm áp tình ng- ời. Phải có tình yêu thiên nhiên, có tâm hồn thi sỹ Bác mới cảm nhận đợc cảnh thiên nhiên đẹp nh vậy.

b.Hai câu thơ sau diễn tả tâm tình của Bác: (2,5đ)

Câu thơ thứ ba là câu chuyển trong bài thơ tứ tuyệt nh một bản lề khép mở hai tâm trạng. Bác không ngủ đợc vì: “Cảnh khuya nh vẽ” mà cao cả hơn là vì “ lo nỗi nớc nhà”. Đọc hai câu thơ 3,4 ta thấy hiện lên hình ảnh một vị lãnh tụ bao đêm thao thức lo cho dân cho nớc lại gặp cảnh thiên nhiên quá đẹp. Cảm hứng thơ của Ngời vút lên. Ta nh tự hỏi, Bác cha ngủ vì “ cảnh khuya đẹp” hay cha ngủ vì “ lo nỗi nớc nhà” có lẽ cả hai. Điệp từ “cha ngủ” ở cuối câu thơ thứ 3, đầu câu thơ thứ 4 khép mở giữa 2 tâm trạng; say thiên nhiên và lo việc nớc, giữa 2 thế giới động tiên và chiến khu, giữa hai tâm hồn “ ng- ời chiến sỹ và ngời thi sỹ” Đọc 2 câu thơ ta thấy ở Bác tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nớc đã hoà làm một. Điều đó khiến ta vô cùng kính yêu và cảm phục trớc một hồn thơ tài hoa và trái tim vĩ đại của Bác.

Liên hệ mở rộng bài thơ “ không ngủ đựơc”

Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác, là một trong những bài thơ về tình yêu thiên nhiên, yêu nớc hay nhất của Bác. Bài thơ mang màu sắc cổ điển hoà hợp với màu sắc hiện đại, cảm hứng thiên nhiên với cảm hứng yêu nớc chan hoà làm một. Đọc thơ Bác một lần nữa ta cảm thấy “ Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”

L

Một phần của tài liệu dianmfamd;[ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w