Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 tập 1 (Trang 41 - 43)

1. Nhu cầu biểu cảm

- Là tình cảm đồng loại, tình cảm của con ngời con trai muốn bộc lộ với ngời con gái. - Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho ngời khác cảm nhận đ- ợc.

* Nhu cầu biểu cảm của con ngời trong cuộc sống là rất lớn.

* Phơng tiện biểu cảm : bằng lời nói, bức th, bài thơ, bài văn (văn biểu cảm), ca hát, vẽ, đánh đàn, thổi sáo, sáng tác phim....

2. Văn biểu cảm và đặc điểm chung của văn biểu cảm văn biểu cảm

a. Văn biểu cảm

- Đoạn 1 : Biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệmà biểu cảm trực tiếp.

- Đoạn 2 : Biểu hiện tình cảm găn bó với quê hơng, đất nớc à biểu cảm gián tiếp. * Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con ngời về thế giới xung quanh nhằm khơi gợi sự đồng cảm của ngời đọc.

- Thể loại : viết th, thơ trữ tình, ca dao, tuỳ bút.

* Văn biểu cảm còn gọi văn trữ tình, tình cảm trong văn biểu cảm là tình cảm đẹp thấm nhuần tữ nhân văn (tình yêu đồng loại, tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc...)

* Có 2 cách biểu cảm

- Biểu cảm trực tiêp : bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩa thầm kín bằng từ ngữ trực tiếp gọi ra tình cảm ấy.

- Biểu cảm gián tiếp : biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua một phong cảnh, một câu chuyện... mà không gọi thẳng từ cảm xúc ấy ra.

Hoạt động 3 : III. Luyện tập

Bài tập 1 : Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm : - Đoạn 2 là đoạn văn biểu cảm

- Nội dung : nhà văn đã biến hoa hải đờng thành biểu tợng tình cảm bằng cách thêm cho nó những ẩn dụ, so sánh qua đó khơi gợi, tởng tợng (miêu tả thân, lá, hoa Hải Đờng)

Bài tập 2 : Nội dung biểu cảm qua 2 bài thơ

- Lòng tự hào dân tộc à ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quyết thắng giặc ngoại xâm.

- Là không khí chiến thắng hào hùng và khát vọng nền thái bình muôn thủa bằng sự cố gắng sức của dân tộc.

Bài tập 3, 4 : Giáo viên hớng dẫn cho học sinh làm

Hoạt động 4. C. Hớng dẫn học ở nhà.

- Học sinh học thuộc ghi nhớ.

- Nhân diện văn biểu cảm qua mỗi đoạn văn và những văn bản đã học. - Soạn bài ở bài 6.

Thứ ... ngày ... tháng ... năm 2003

Tuần 6 : Bài 6

Tiết 21 : buổi chiều đứng ở phủ thiên trờng trông xa.

Trần Nhân Tông (Thiên trờng vãn võng)

Bài ca côn sơn

(Côn Sơn Ca) - Nguyễn Trãi * Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh cảm nhận đợc hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông (bài 1) và sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn trong đoạn trích (bài 2)

- Tiếp tục hiểu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thể thơ lục bát …….. * Tiến trình lên lớp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 1: A. ổn định lớp kiểm tra bài cũ

Bài cũ: Giáo viên kiểm tra nội dung – nghệ thuật của 2 tác phẩm chữ Hán đã học

B. Dạy bài mới Hoạt động 2: Hớng dẫn học sinh tìm hiểu bài

Bài 1: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trờng trông ra (Tự học có hớng dẫn)

Thao tác 1: I. Tìm hiểu chung

? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Nhân Tông

? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

? Chủ đề của bài thơ là gì?

Thao tác 2:

Học sinh đọc bài thơ: bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa

1. Tác giả: Trần Nhân Tông (1258 – 1308). Quê ở Thiên Trờng (Nam Định) - Là 1 ông vua yêu nớc – anh hùng, tấm lòng nhân ái.

- Tên tuổi của ông gắn liền với những chiến công hiển hách của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần 2, 3

- Là 1 nhà văn hóa, 1 nhà thơ tiêu biểu của thời Trần

2. Tác phẩm

- Thiên trờng vãn vọng – bài thơ chữ Hán viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đờng luật.

3. Chủ đề: Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vào một buổi chiều ở phủ Thiên Trờng qua cái nhìn và cảm xúc của tác giả.

II. Phân tích

* Hai câu đầu:

- Thời điểm: buổi chiều sắp tối

- Cảnh chung: xóm trớc, thôn sau bắt đầu chìm dần vào sơng khói:

? Hai câu thơ đầu giới thiệu cho ta cảnh gì? (Cảnh tợng chung của phủ Thiên Trờng?) Đợc thể hiện qua từ ngữ nào?

? Em hiểu “nửa nh ……… không?” có nghĩa là gì? Tác dụng của việc sử dụng từ đó

? Trong bài thơ, cảnh vật đợc miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì?

* Hai câu cuối

? Cảm nhận của về bài thơ và tâm trạng của tác giả ở bài thơ?

+ Thôn hậu, thôn tiền sự liên kết cân + Bán vô, bán hữu xứng hài hòa

à Cảnh gợi nhiều hơn tả:

+ Làng quê phủ mờ sơng khói à êm đềm, bình yên, nên thơ à cảnh tĩnh

+ Âm thanh: tiếng sáo mục đồng

+ Cảnh: đàn trâu nối đuôi nhau về thôn, cánh cò trắng bay liệng à dào dạt sức sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

à lấy động tả tĩnh à 1 bức tranh đồng quê hoàn hảo.

* Tâm trạng của tác giả: Đây là một cảnh chiều ở thôn quê đợc phác họa rất đơn sơ nhng đậm đà sắc quê, hồn quê à tác giả là vị vua – có địa vị cao – nhng rất yêu thiên nhiên, yêu quê hơng đất nớc, gắn bó máu thịt với quê hơng dân dã của mình à

Bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách hồn thơ của ông vua anh hùng, thi sỹ này.

Hoạt động 3: Hớng dẫn tìm hiểu bài:

Bài ca côn sơn Thao tác 1:

? Em hãy giới thiệu vài nét sơ lợc về Nguyễn Trãi

? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ

? Cảm nhận đầu tiên của em về bài thơ?

Thao tác 2:

Học sinh đọc bài thơ, giải thích một số từ

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức Trai, quê ở Chí Linh – Hải D- ơng. Sau rời đến Thờng Tín – Hà Tây. - Là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, văn võ song toàn, có công lớn với dân, với nớc, với nhà Lê nhng cuộc đời lại kết thúc 1 cách thảm khốc trong vụ án Lệ Chi Viên.

- Để lại cho đời những áng văn chơng bất hủ: Bình ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập.

2. Tác phẩm:

- Sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi từ quê về sống ẩn dật ở Côn Sơn

- Là bài thơ chữ Hán, làm theo thể lục bát 3. Chủ đề: Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên Côn Sơn và thể hiện niềm yêu thích, say mê của ức Trai đợc giao hòa, giao cảm với suối, thông, đá, trúc.

- Bài ca Côn Sơn là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế sự, triết lý vầ cuộc đời, nhân sinh.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 tập 1 (Trang 41 - 43)