0
Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 HKII (Trang 132 -138 )

I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

-Cĩ kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cãm nhận, đánh giá của mình về 1 đoạn thơ, bài thơ.

-Luyện tập cách lập ý, dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

-HS : sgk, bài soạn, học III-Lên lớp :

1-Oån định : 2-Bài mới :

*ĐỀ :Suy nghĩ về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. 1-Tìm hiểu đề :

a-Kiểu bài : nghị luận về 1 bài thơ.

b-Vấn đề cần nghị luận : tình cảm bà cháu.

c-Cách nghị luận : xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.

2-Tìm ý :

a-Tình yêu quê hương nĩi chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.

b-Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN NĨI

1-Dẫn vào bài :

-Nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ bà với tình cảm chân thành, cảm động. Một người cháu xa nhà bỗng nhớ bà với cuộc sống lam lũ giản dị mà vẫn sáng ngời 1 vẻ đẹp tinh thần của tình bà cháu. -Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm sáu mươi. Thơ của Bằng Việt thiên về tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài thơ “Bếp lửa” được coi là 1 trong những thành cơng đáng kể nhất.

2-Nội dung nĩi :

-Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh 1 bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu : “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp ui nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

“Chờn vờn, ấp ui” gợi cho ta cái cảm giác 1 cuộc sống ấm áp với tình cảm chan chứa. Hình ảnh người bà hiện lên trong trái tim thương xĩt của 1 đứa cháu nhớ về người bà gian nan :

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

-Kỉ niệm thời thơ ấu dần dần trở về với vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ : “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khĩi

Bố đi đánh xe khơ rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khĩi hun nhèm mắt cháu Nghĩ đến giờ sống mũi cịn cay!”

“Đĩi mịn đĩi mỏi” (đĩ là nạn đĩi năm 1945) miêu tả cái đĩi hồnh hành, kéo dài truyền miên khiến con người chỉ cịn da bọc xương bất động. Cha tác giả đi đánh xe ngựa.

-Tiếp theo là những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương :

“Tám năm rịng cháu cùng bà nhĩm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa …

Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hồi trên những cánh đồng xa?”

Nhà thơ trách chim tu hú sao chẳng đến ở cùng bà để tuổi già bà đỡ hiu quạnh.

-Tiếp theo là hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin :

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lịng bà luơn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Đĩ là niềm tin của 1 người từng trải luơn tin vào sức mạnh của lẽ phải và sức mạnh của 1 dân tộc luơn đùm bọc nhau, dắt dìu nhau.

-Hình ảnh bếp lửa đã trở thành 1 biểu tượng của quê hương đất nước; trong đĩ người bà vừa là người nhĩm lửa, giữ lửa và truyền lửa :

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ …

Nhĩm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Oâi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”

“Tâm tình tuổi nhỏ” tác giả đưa chúng ta trở về với tuổi thơ của chính mình.

-Cuối cùng, nhà thơ rút ra 1 bài học đạo lí về mối quan hệ khắng khít giữa quá khứ và hiện tại : “Giờ cháu đã đi xa. Cĩ ngọn khĩi trăm tàu

Cĩ lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở : -Sớm mai này bà nhĩm bếp lên chưa? …”

Cĩ “lửa trăm nhà”, khĩi trăm tàu nhưng hình ảnh bếp lửa đầu đời vẫn soi sáng trái tim và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ Bằng Việt.

Hoạt động 3 : GV cho HS lần lượt trình bày từng ý, sau đĩ chỉ định 1 hoặc 2 HS tĩm tắt tồn bài./. ________________________________________________________________-

TUẦN 29

Tiết 141, 142 : Những ngơi sao xa xơi

143 : Chương trình địa phương (phần tập làm văn) 144 : Trả bài viết số 7

145 : Biên bản -NS :

-ND : Tuần 29 TIẾT 141-142 VĂN BẢN

-LÊ MINH KHUÊ-

I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

-Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhàn vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

-Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. -Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk.

-HS : sgk, bài soạn, bài học … III-Lên lớp :

1-Oån định 2-KT bài cũ 3-Bài mới :

A-Vào bài : Trên nẻo đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ, các chàng trai chiến sĩ láy xe đều cĩ những cuộc gặp gỡ chớp nhống nhưng vơ cùng thú vị và cảm động với những cơ gái thanh niên xung phong, những cơ trinh sát mặt đường, những cơ chuyên phá bom nổ chậm, mở đường cho xe qua. “Những ngơi sao xa xơi” kể lại cuộc sống và khắc hoạ chân dung tâm hồn, tính cách của 3 cơ gái trẻ – ba vì sao xa xơi trên cao điểm Trường Sơn.

B-Tiến trình hoạt động

Nội dung hoạt động Hoạt động của thầy và trị

I-Giới thiệu

1-Tác giả : Lê Minh Khuê sinh 1949, quê Thanh Hố. Là cây bút truyện ngắn chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

Hoạt động 1 :

*HS đọc chú thích (*)

H: Cho biết đơi nét về tác giả.

2-Tác phẩm : “Những ngơi sao xa xơi” sáng tác 1971, viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên ở tuyến đường Trường Sơn.

Hoạt động 2

A-Hướng dẫn đọc : Giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật.

B-Lưu ý chú thích : 7 chú thích sgk. 1-H: Kể tĩm tắt nội dung đoạn trích.

Đ: Ba cơ thanh niên xung phong (Thao, Phương Định, Nho)làm 1 tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn trong thời chống Mĩ. Tổ trưởng là Thao, lớn tuổi hơn Định và Nho.Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí của các quả bom chưa nổ và phá bom. Cơng việc hết sức nguy hiểm. Đặc biệt phải đối diện với thần chết trong mỗi lần phá bom. Họ ở trong 1 cái hang đá mát lạnh, ngay dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống và chiến đấu của 3 cơ gái rất nguy hiểm nhưng vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên khơng kém phần lãng mạn, đặc biệt rất yêu thương nhau, mặc dù mỗi người 1 cá tính. Phương Định- nhân vật chính- là cơ gái Hà Nội xinh xắn, giàu tình cảm, thích thơ mộng hay nhớ về kỉ niệm thời niên thiếu, những ngày ở Hà Nội với gia đình. Phần cuối truyện tập trung tả tâm trạng và hành động của các cơ gái trẻ, nhất là Phương Định trong trận phá bom, Nho bị thương. Thao và Định vơ cùng lo lắng, săn sĩc bạn. Một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm khiến các cơ gái hết sức vui thích.

H: Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Ở ngơi thứ mấy? Cĩ tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện Đ: Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định ở ngơi thứ nhất. Cĩ tác dụng phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo điều khiện thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.

H: Theo em văn bản chia mấy phần? Nêu ý chính từng phần.

Đ: 3 phần

+[I]: từ đầu … ngơi sao trên mũ =>Cuộc sống của 3 cơ trinh sát mặt đường.

+[II]: “Thế nào … chị Thao bảo=> Một lần phá bom, Nho bị thương. Hai chị em lo lắng, săn sĩc.

+[III]: Cịn lại =>Sau phút nguy hiểm, hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của 3 người trước trận mưa đá đột ngột.

TIẾT 142

II-Phân tích

1-Hồn cảnh sống của 3 cơ tổ trinh sát mặt đường.

*Hồn cảnh sống và chiến đấu: +Trên 1 cao điểm, giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn.

Hoạt động 3 Phân tích

*HS đọc từ đấu … cĩ khi suốt đêm.

H: Truyện cĩ những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Đ: Cĩ 3 nhân vật : Chị Thao, Nho và Phương Định. Phương Định là nhân vật chính.

+Cơng việc : đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom.

H :Họ làm những cơng việc gì?

=>Cơng việc căng thẳng, địi hỏi phải dũng cảm và hết sức bình tĩnh.

*HS đọc “Cịn chúng tơi … cười 1 mình”

H: Cơng việc mạo hiểm làm cho thần kinh chúng tơi phải ntn? Địi hỏi chúng tơi phải ntn?

*Cá tính :

+Phương Định nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng, vơ tư hay sống với những kỉ niệm, thích ngắm mình trong gương.

+Chị Thao người từng trải, thiết thực cĩ nhiều dự tính về tương lai, trong cơng việc bình tĩnh, cương quyết, táo bạo, nhưng rất sợ máu, thích chép bài hát.

+Nho lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ, lúc lầm lì cực đoan, thích thêu hoa rực rỡ trên gối…

*Phẩm chất chung:

+Cĩ tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng việc, giàu lịng dũng cảm, tình đồng đội gắn bĩ.

+Dễ xúc cảm, hay mơ mộng, dễ vui buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống.

H: Cá tính của 3 cơ gái ntn?

*HS đọc “Sắp đấy … táo bạo”

*HS đọc “Nho vừa tắm … giải quyết hết.”

H: Mặc dù 3 cơ gái cĩ cá tính và hồn cảnh riêng khơng giống nhau, nhưng đều cĩ chung phẩm chất ntn?

*GV : Nho thích thêu thùa, chị Thao thích chép bài bát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bĩ gối mơ mộng và hát.

H: Nét riêng của 3 nhân vật trong truyện là gì? A-Mơ ước và dự tính về tương lai thiết thực. B-Tinh thần trách nhiệm.

C-Lịng dũng cảm. D-Tình đồng đội. Đ: Câu A

2-Nhân vật Phương Định -Là con gái Hà Nội.

Hoạt động 4

*HS đọc “Tơi là con gái Hà Nội …sao trên mũ”

H:Phương Định xuất thân từ đâu? -Hình dáng : hai bím tĩc dày, mềm,

cổ cao, cặp mắt dài dài, màu nâu. H: Cũng như các cơ gái mới lớn, Phương Định quan tâm đến hình thức của mình ntn? -Tâm hồn : nhạy cảm, kiêu kì, điệu,

hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.

H: Bên cạnh những tính cách chung như hai đồng đội cùng tổ, em thấy Phương Định cĩ những riêng gì về tâm hồn?

-Tình cảm :

+Vui và tự hào khi các anh lính để ý và cĩ thiện cảm.

+Yêu mến và cảm phục tất cả các chiến sĩ.

H: Cũng giống 2 nữ đồng đội, tình cảm của Phương Định đối với nam chiến sĩ ntn?

H: Mỗi ngày Phương Định phá bom mấy lần? Đ: Ngày nhiều 5 lần, ít 3 lần.

-Cơng việc phá bom :

+Đến gần quả bom, cảm thấy cĩ ánh mắt chiến sĩ… khơng sợ … khơng đi khom.

+Cẩn thận bỏ gĩi thuốc mìm xuống … châm ngịi, khoả đất, chạy đến chỗ ẩn nấp.

H: Tác giả miêu tả cách phá bom của Phương Định ntn?

-Diễn biến tâm lí :

+Tiếng động sắc như cứa vào da thịt, rùng mình.

+Tim đập khơng rõ. +Nghĩ đến cái chết. +Chờ đợi mìn nổ, bom nổ.

+Khi bom nổ: ngực nhĩi, mắt cay, buồn nơn.

=>Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, dũng cảm, cĩ ý thức trách nhiệm.

H: Mặc dù đã quen với cơng việc ngay hiểm, nhưng mỗi lần phá bom nổ chậm diễn biến tâm lí của Phương Định được miêu tả ntn?

H: Tác giả miêu tả khi bom nổ ntn?

-Tính cách dịu dàng, yêu thương đồng đội : moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình, rửa cho Nho, tiêm thuốc, pha sữa cho Nho.

*HS đọc “Nho, bị thương …chị Thao bảo”

H: Những chi tiết nào nĩi lên tình yêu thương đồng đội và tính cách dịu dàng của cơ?

*GV : Niềm vui của 3 cơ gái ở cuối truyện và trận mưa đá.

3-Nghệ thuật :

-Phương thức trần thuật.

-Ngơi thứ nhất tạo tâm lí và tính cách nhân vật tự nhiên.

-Giọng điệu và ngơn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ.

-Câu ngắn, nhịp nhanh tạo khơng khí khẩn trương nơi chiến trường.

III-Tổng kết : (ghi nhớ sgk /T122) H: Vì sao tác giả đặt tên truyện là “Những ngơi sao xa xơi”?

Đ: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lới các anh bộ đội, lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cơ gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm.

Hoạt động 5 : Luyện tập (làm BT 2 sgk/T122) 4-Củng cố : Hệ thống kiến thức.

-NS :

-ND : Tuần 29 TIẾT 143

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 HKII (Trang 132 -138 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×