Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng lịch sử đảng (Trang 189 - 192)

II. Những bài học lãnh đạo cách mạng của Đảng

5.Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

thng li ca cách mng Vit Nam

- Về khoa học, cơ sở lý luận của bài học này là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về vai trò của Đảng Cộng sản, về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản, là tư tưởng Hồ

Chí Minh vềĐảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng trong mỗi thời đại, mỗi dân tộc, bao giờ cũng có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, mọi vấn đề của thời đại, của dân tộc, thành hay bại,

đều tùy thuộc vào tư tưởng, đường lối của giai cấp trung tâm, giai cấp lãnh đạo, thông qua đội tiên phong của nó. Rằng, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đến một giai đoạn nhất định sẽ xuất hiện chính đảng của các giai cấp, đó là đảng cộng sản và đảng tư sản. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, có vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động khỏi ách thống trị tư bản. Lý luận về xây dựng chính

đảng của giai cấp công nhân của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nhiều luận điểm, trong đó quan trọng nhất là luận điểm về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với xã hội là vấn đề khách quan xuất phát từđịa vị lịch sử của giai cấp công nhân, tồn tại suốt thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong chủ nghĩa xã hội cho đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng có nội dung cơ bản trước tiên là nhận thức quy luật vận động khách quan của cách mạng, diễn đạt quy luật

đó thành mục tiêu, phương hướng giải pháp đạt mục tiêu, thể hiện trong cương lĩnh,

đường lối, chủ trương của Đảng. Sau đó, Đảng tiến hành tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, phương hướng, con đường đi tới mục tiêu cho dân biết, để dân bàn, dân làm và qua thực tế dân kiểm tra sựđúng đắn của đường lối, chủ trương giúp Đảng hoàn thiện, sửa

đổi cho đúng hơn, làm cho hành động của quần chúng phù hợp hơn với quy luật, đưa cách mạng đi tới thắng lợi. Vì lẽđó, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản luôn luôn là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng.

ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,

đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc, là lực lượng có vai trò đề ra đường lối, chủ trương cho cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa và tổ chức nhân dân tiến hành các cuộc cách mạng đó. Đường lối, chủ

trương của Đảng đúng đắn, hợp quy luật, năng lực tổ chức xây dựng lực lượng, vận

động quần chúng của Đảng cao, hiệu quả sẽ làm cho phong trào cách mạng của quần chúng phát triển, mau chóng đi tới thắng lợi, ngược lại, sẽ làm cho phong trào cách mạng gặp khó khăn, bị tổn thất, chậm đạt tới mục tiêu.

Đảng ta có sứ mệnh đó và có thể đảm đương được sự mệnh đó bởi Đảng có một sốđặc tính riêng biệt mà các chính đảng khác không thể có:

Thứ nhất: Khi đề ra đường lối, bao giờ các chính đảng cũng xuất phát từ lợi ích của giai cấp mình. Các giai cấp thống trị trước đây, lợi ích của họ chỉ trùng khớp với lợi ích của nhân dân, của dân tộc khi đất nước bị ngoại xâm, nên chỉ lúc đó họ mới được nhân dân ủng hộ. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là

đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, nên khi đề ra đường lối phục vụ

giai cấp mình cũng đồng thời Đảng cũng phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc. Bởi vậy,

đường lối, chủ trương của Đảng luôn luôn phù hợp với lợi ích của nhân dân, của dân tộc, nên có tính đúng đắn cao, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, thực hiện. Đây là đặc

điểm riêng có của Đảng ta, tạo nên nhân tố vừa chủ quan, vừa khách quan bảo đảm cho vai trò lãnh đạo của Đảng được vững chắc, lâu dài.

Hồ Chí Minh cho rằng, ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác và bản thân Người, với tư cách là người thành lập, lãnh tụ tối cao của Đảng cũng xác định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Thứ hai: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, do

đó số lượng đảng viên không thể nhiều, tổ chức Đảng phải tinh gọn, điều đó khiến cho

Đảng chỉ là một bộ phận nhỏ của giai cấp, của dân, tự mình, Đảng không thểđưa mục tiêu cách mạng thành hiện thực mà phải thông qua phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. V.I. Lênin nói: “Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không phải là việc riêng của Đảng Cộng sản - Đảng chỉ là một giọt nước trong đại dương - màlà việc của tất cả quần chúng lao động”1. Đó là lý do Đảng phải luôn luôn quán triệt trong mọi hoạt

động của mình quan điểm sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phải “lấy dân làm gốc”. Việc phải “lấy dân làm gốc” quy định Đảng phải thường xuyên thắt chặt mối liên hệ mật thiết với nhân dân, với dân tộc, làm cho Đảng được nhân dân che chở, giúp đỡ, tạo điều kiện đểĐảng nắm bắt đúng, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân,

đề ra được đường lối, chủ trương đúng với dân, đểđưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống. Vì vậy, tuy số lượng đảng viên không nhiều, song Đảng có chỗ dựa vững chắc, địa bàn rộng lớn, lực lượng hùng hậu, sức mạnh to lớn.

Thứ ba: Do Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước do Hồ Chí Minh sáng lập, xây dựng, rèn luyện, nên Đảng có nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống lý luận khoa học, tinh hoa trí tuệ của nhân loại và của dân tộc Việt Nam giúp Đảng có khả năng đề ra được đường lối, chủ trương cách mạng đúng đắn, phản ánh đúng quy luật phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cũng như của cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa có tính nguyên tắc, không chệch hướng, vừa linh hoạt phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước...

- Về thực tiễn, bài học này cũng đã được lịch sử của Đảng và cách mạng Việt Nam

chứng minh trên thực tế.

Trước năm 1930, khi cuộc đấu tranh của dân tộc ta do các tổ chức, cá nhân đại biểu cho giai cấp phong kiến địa chủ, nông dân, tư sản, tiểu tư sản lãnh đạo, dù đã diễn ra liên tục, anh dũng, song kết cục đều bị thất bại. Từ 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào dân tộc, dân chủ của nhân dân ta mới từng bước đi tới thắng lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm 1930-1945, với đường lối đúng đắn được đề ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, lực lượng cách mạng nước ta từng bước được xây dựng với nòng cốt là khối liên minh công nông, quần chúng cách mạng được rèn luyện qua nhiều cuộc tổng diễn tập, mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng, lực lượng chính trị, vũ

trang, căn cứđịa hình thành, do đó khi có thời cơ, Đảng đã phát động, tổ chức cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhưng các thế lực đế quốc thực dân và tay sai câu kết với nhau, tái xâm lược Việt Nam lần nữa. Trước tình hình đó, Đảng xác định độc lập dân tộc vẫn là mục tiêu trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên, kịp thời đưa ra bản chỉ thị kháng chiến kiến quốc, kết hợp dựng nước với giữ

nước, thực hiện đoàn kết dân tộc, tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, bảo vệ được chính quyền cách mạng trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.

Từ cuối năm 1946, khi thực dân Pháp dùng vũ lực để đặt lại ách thống trị của chúng lên toàn cõi nước ta, Đảng đã kịp thời phát động nhân dân toàn quốc nhất tềđứng lên kháng chiến, đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn là thực hiện chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Nhờđó, Đảng

đã từng bước lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến tiến lên, đi tới thắng lợi vẻ vang sau cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.

Trong những năm 1954-1975, trước kẻ thù hùng mạnh, có âm mưu bá chủ thế giới và trước bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa có những bất đồng, Đảng đã suy nghĩ tìm tòi và cuối cùng tại Đại hội lần thứ III (1960) đã đề ra được đường lối chiến lược chung sáng suốt là tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền, nhằm thực hiện một mục tiêu chung của cả nước là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc, nên đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp đưa cuộc kháng chiến vĩđại của dân tộc đi tới thắng lợi vẻ vang sau đại thắng mùa Xuân 1975.

Trong những năm 1975-1985, do đường lối của Đảng mang tính chủ quan, nóng vội nên kinh tế- xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng. Từ năm 1986, với đường lối đổi mới được đề ra tại Đại hội lần thứ VI, công cuộc xây dựng và bảo vệđất nước có những bước chuyển rõ rệt, đạt được những thành tựu mới, đưa nước ta vượt qua khó khăn, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế và lực được tăng cường, vị thế quốc tếđược nâng cao.

Hiện nay, để bảo đảm cho sự lãnh đạo Đảng được đúng đắn, tiếp tục là nhân tố

hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Đảng chủ trương phải hết sức chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức... Đại hội lần thứ

X của Đảng nhấn mạnh: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”1; phải “Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; Xây dựng

Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân"2, coi đó là "đòi hỏi có ý nghĩa sống còn

đối với Đảng và nhân dân ta".

Những bài học lịch sử quan trọng nói trên có quan hệ mật thiết với nhau. Với cơ

sở khoa học đúng đắn, đã được lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử của Đảng kiểm nghiệm, những bài học đó có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc đối với Đảng và nhân dân ta, nhất là trong thời điểm hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng lịch sử đảng (Trang 189 - 192)