Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992, tr 6.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng lịch sử đảng (Trang 158 - 160)

II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 2006)

1.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992, tr 6.

bước chuyển biến mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn.

Từ sau Đại hội VII, mặc dù tình hình thế giới, đặc biệt là hệ thống xã hội chủ

nghĩa đã có những diễn biến phức tạp, song Đảng và nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì con đường đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng, đa dạng quan hệ đối ngoại, từng bước phá thế bao vây, cấm vận. Song, chúng ta còn nhiều mặt yếu kém và nhiều vấn đề mới nảy sinh. Thực hiện Điều lệ mới của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã chuẩn bị triệu tập Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng.

Từ ngày 20 đến ngày 25-1-1994 tại Hà Nội, 647 đại biểu đã dự Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng. Hội nghị khẳng định: Đổi mới là sự nghiệp khó khăn, song chúng ta đã mạnh dạn tìm tòi, dũng cảm tiến hành và giành thắng lợi quan trọng. Trước mắt, nhân dân ta đang đứng trước những thách thức lớn và những cơ hội lớn.

Những thách thức đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.

Những thuận lợi cơ bản, thời cơ lớn là: Đảng có đường lối đúng đắn; nhân dân ta cần cù, thông minh, yêu nước, có bản lĩnh và ý chí kiên cường, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng; các lực lượng vũ trang trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; những thành tựu đổi mới đang tạo ra thế và lực mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới và khu vực đem lại cho chúng ta khả năng thêm nguồn lực quan trọng.

Hội nghị nêu rõ trong những năm còn lại của nhiệm kỳĐại hội VII phải thúc đẩy nhanh hơn nhịp độ thực hiện những mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đó.

Về nhân sự, Hội nghịđã bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng 20 uỷ

viên mới để thay thế cho các uỷ viên vì lý do sức khoẻđã rút lui và hoặc bị kỷ luật.

Để triển khai Nghị quyết Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp từ ngày 25 đến ngày 30-7-1994 bàn định về

chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân, nhằm đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Yêu cầu của đất nước trong thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải ra sức xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và có hiệu quả. Hội nghị

lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 16 đến ngày 23-1-1995 đã bàn thảo và ra nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính nhà nước. Kiện toàn Nhà nước là một quá trình tương đối lâu dài phải được tiến hành với những bước đi tích cực, vững chắc, đặt trong tổng thểđổi mới hệ thống chính trị, gắn chặt với đổi mới và chỉnh

đốn Đảng.

Kể từ tháng 6-1991 đến nửa năm đầu năm 1995, toàn Đảng, toàn dân ta dưới sự

lãnh đạo và tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chúng ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức vô cùng gay gắt, giành được nhiều thắng lợi mới to lớn. Đó là:

- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ

yếu của kế hoạch năm năm.

- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ

thống chính trị.

- Phát triển mạnh mẽ quan hệđối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó chúng ta còn những khuyết điểm và yếu kém. Nước ta còn nghèo và kém phát triển, nhưng chưa thực hiện tốt việc cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng để dồn vốn đầu tư phát triển; tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề

phải giải quyết; việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới vừa có phần lúng túng, vừa buông lỏng; quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu; hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm, chưa nâng lên kịp đòi hỏi của tình hình. Tuy vậy, về cơ bản nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho năm năm 1991-1995 đã được hoàn thành. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.

Từ thực tiễn của sự nghiệp đổi mới 10 năm đã qua cho thấy con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng lịch sử đảng (Trang 158 - 160)