Thực hiện kế hoạch nhàn ước 5 năm 1981-

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng lịch sử đảng (Trang 144 - 148)

I. Cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 1986)

b) Thực hiện kế hoạch nhàn ước 5 năm 1981-

Nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam được Đại hội lần thứ V của

Đảng xác định là phải phấn đấu đểổn định tình hình, tiến lên cải thiện một bước vềđời sống của nhân dân. Từ sau Đại hội tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng và có mặt rất gay gắt. Hội nghị lần thứ

ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12-1982)đãxác định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đặt mức phấn đấu cụ thể từ năm 1983 đến năm 1985: Tập trung giải quyết nhu cầu ăn và mặc; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình quan trọng; kiện toàn và nâng cao chất lượng của kinh tế quốc doanh; củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và thủ công nghiệp; giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng; phải thiết lập cho được trật tự trong lĩnh vực lưu thông phân phối, nhanh chóng ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, trước hết là đời sống của công nhân, cán bộ, các lực lượng vũ trang. Trước mắt cần nắm và tập trung nguồn hàng, quản lý chặt chẽ tài chính, tiền tệ và giá cả; mở rộng mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý thị trường... Hội nghị này đã thể hiện một bước tiến mới trong nhận thức về lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những yếu kém và khuyết điểm về tư tưởng và tổ chức là một trở ngại trên con

đường thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, tháng 6-1983, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra những nhiệm vụ

công tác tư tưởng và tổ chức cấp bách cần tập trung giải quyết.

Vào cuối tháng 12-1983, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng

đã họp bàn về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1984 và mức phấn đấu năm 1985.

Hội nghịtiếp tục khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chỉ ra những hạn chế trên nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, vẫn chưa nắm chắc thực trạng tình hình kinh tế - xã hội, đề ra chỉ tiêu sản xuất được 18 triệu tấn lương thực là quá cao.

Tiếp đến tháng 12-1984, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng

đã họp bàn về phương hướng kinh tế - xã hội năm 1985 và phương hướng xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện. Hội nghịđề ra nhiệm vụ chủ yếu là tập trung cố

gắng cho mặt trận nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, ổn định và từng bước cải thiện

đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh đến chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng

đầu, Hội nghị chưa chỉ rõ những chính sách thiết thực để tập trung cho nông nghiệp.

Đường lối xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện có những điểm chưa phù hợp với thực tế, và chủ quan.

Các chính sách, biện pháp của Đảng về phân phối lưu thông vẫn chưa được giải quyết về cơ bản, vẫn tiếp tục duy trì các chính sách giá - lương - tiền trên cơ sở cơ chế

tập trung quan liêu, bao cấp. Vì vậy, tháng 6-1985,Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn về giá - lương - tiền. Hội nghị chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Tiến hành cuộc điều chỉnh lớn và toàn diện về giá - lương - tiền lần thứ hai. Ph-

ương châm điều chỉnh lần này là khẩn trương, kiên quyết, nhưng phải tính toán thận trọng các phương án vững chắc. Đây là một bước đổi mới tư duy trên lĩnh vực lưu thông phân phối với nét nổi bật của nó là thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa.

Ngày 14-9-1985, cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền lần thứ hai bắt đầu cùng với việc ban hành một số giá mới và tiền lương mới, xóa bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tem phiếu, chỉ giữ lại sổ gạo cho những người ăn lương. Chủ trương đổi tiền nhằm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, bảo đảm yêu cầu đủ tiền cho tăng lương, tăng giá. Cuộc cải cách giá, lương, tiền lần thứ hai, thực hiện chính sách bán lẻ theo một giá là cần thiết, phù hợp với quy luật của nền sản xuất hàng hóa. Tuy vậy, vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong khi chưa chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt là một sai lầm. Hậu quả lớn nhất của cuộc cải cách giá, lương, tiền lần này đã dẫn đến tình trạng lạm phát "phi mã" trong 3 năm 1986 - 1988. Chính vì vậy, Nhà nước đã phải lùi lại một bước, thực hiện chính sách hai giá năm 1985.

Sau thời gian thực hiện các nghị quyết 6, 7, 8 của Trung ương, nền kinh tế nước ta

đã đạt được một số tiến bộ. Sản lượng lương thực năm 1985 tăng 400.000 tấn, tốc độ

sản xuất nông nghiệp tăng 7,4%. Quan hệ sản xuất mới ở nông thôn được củng cố và tăng cường một bước, công tác cải tạo ở các tỉnh Nam Bộ tiến triển thuận lợi, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định và có mặt được cải thiện; lương thực cung cấp cho Nhà nước và nông sản xuất khẩu ngày càng tăng, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng có bước tiến khá. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước những khó khăn gay gắt. Lương thực, năng lượng, ngoại tệ, vật tư, tài chính vẫn rất căng thẳng, cơ

Tiếp tục thực hiện đổi mới về quản lý kinh tế, tài chính, ngày 22-6-1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị Về việc cải tiến quản lý kinh tế, hoàn thiện cơ chế

khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã và tập

đoàn sản xuất nông nghiệp. Chỉ thị quyết định chuyển hẳn công tác quản lý hợp tác xã sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động đi đôi với việc xây dựng huyện, tăng cường cấp huyện.

Chỉ thị của Ban Bí thư đã tạo điều kiện để củng cố các hợp tác xã nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm, làm cho người nông dân phấn khởi, không ngừng

đầu tư cho sản xuất.

Ngày 10-8-1985 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 28-NQ/TW Về việc phê chuẩn các phương án giá - lương - tiền. Tháng 9-1985, Hội đồng Nhà nước ban hành lệnh phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ nhằm bảo đảm quỹ tiền tệ phục vụ

sản xuất, lưu thông đời sống, tổng kiểm kê tiền mặt của toàn xã hội. Tuy nhiên, việc thu đổi tiền đã mắc phải nhiều khuyết điểm: kế hoạch bị lộ sớm, nhiều nơi lộ cả thời gian và mức đổi. Sau đổi tiền, giá cả tăng lên 10 lần. Hệ thống giá mua của Nhà nước mới bắt đầu thực hiện nhưng đã diễn ra nhiều mặt phức tạp. Giá nhiều loại hàng thiết yếu, nhất là giá cước vận tải, cước bưu điện, giá một số thuốc chữa bệnh, giá muối, giấy tăng vọt.

Năm 1985, tuy nhiều lần bị thiên tai, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng hơn năm 1984, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, nghề rừng, nuôi trồng và khai thác thuỷ

sản đều phát triển; giá trị sản lượng công nghiệp tăng 7,4%, phong trào hợp tác xã nông nghiệp ở miền Nam hoàn thành về cơ bản. Trong cả nước có nhiều xí nghiệp tạo ra thế

làm ăn mới, có hiệu quả cao hơn; công tác giáo dục, y tế, xã hội có nhiều cố gắng và tiến bộ. Tuy vậy, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chưa ổn định; năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, kim ngạch xuất khẩu tăng chậm; do mắc nhiều khuyết điểm quan trọng về giá - lương - tiền, nên tình hình có nhiều phức tạp, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội.

Trước tình hình trên, từ tháng 12-1985 đến tháng 12-1986 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng và Bộ Chính trị đã triển khai nhiều hội nghịđể tìm cách tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và chuẩn bị triệu tập Đại hội lần thứ VI của Đảng. Hội nghị lần thứchín Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 12-1985 bàn về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1986. Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 6-1986 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 10-7-1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Ngày 14-7-1986, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị bất thường bầu đồng chí Trường Chinh, Uỷ viên Bộ Chính trị

giữ chức Tổng Bí thư của Đảng.

Từ năm 1982 đến năm 1986, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ V và các nghị

quyết sau đó của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, toàn Đảng, toàn dân ta đã phấn đấu gian khổ, vượt qua nhiều thử thách trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu đạt được trong năm năm đó đã tạo cho sự nghiệp cách

mạng của nước ta những điều kiện mới để tiếp tục tiến lên. Đó là:

- Về kinh tế, đã chặn được đà giảm sút những năm trước, trong năm năm 1981- 1986, bình quân hàng năm sản xuất nông nghiệp tăng 4,9%, lương thực mười bảy triệu tấn/năm, công nghiệp tăng 9,5%, điện tăng thêm 456.000 kW, than 2,5 triệu tấn, hoàn thành xây dựng mấy trăm công trình lớn... Thu nhập quốc dân bình quân hàng năm tăng 6,4%.

Công trình thuỷđiện Hòa bình, Trị An đang được xây dựng, dầu mỏ bắt đầu được khai thác. Cải tạo xã hội chủ nghĩa tiến thêm một bước, đặc biệt chủ trương khoán sản phẩm theo Chỉ thị 100 đã mở lối ra cho quan hệ sản xuất ở nông thôn cũng như chủ trương nhiều nguồn cân đối và 3 phần kế hoạch trong Quyết định số 25-CP đang mởđường cho sản xuất công nghiệp.

- Về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao...đã có những tiến bộ góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.

- Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốcđã giành được những thắng lợi to lớn. Nghĩa vụ

quốc tế đối với nhân dân Lào và Campuchia được thực hiện tốt, góp phần tăng cường quan hệ giữa ba nước Đông Dương. Quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thêm chặt chẽ.

Nhưng đất nước thời kỳ này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội: sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được; tài nguyên bị lãng phí; phân phối lưu thông rối ren, nhiều người lao động chưa có việc làm, hàng tiêu dùng không đủ, nhà ở và điều kiện vệ sinh thiếu thốn. Những mất cân đối trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố, vai trò chủđạo của kinh tế quốc doanh bị suy yếu; đời sống nhân dân nhất là công nhân viên chức gặp khó khăn; tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị

vi phạm; quần chúng giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và sựđiều hành của Nhà nước. Nhìn tổng quát, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Nguyên nhân chủ quan của tình hình trên là những sai lầm nghiêm trọng về chủ tr-

ương, chính sách lớn; về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện của Đảng và của Nhà nước. Xác định mục tiêu và bước đi không sát thực tế nước ta, không coi trọng khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách; nông nghiệp vẫn chưa thực sự là mặt trận hàng đầu; muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa trong vòng năm năm; chưa biết kết hợp kế hoạch hóa với quan hệ hàng hóa - tiền tệ; mắc sai lầm rất nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông. Những sai lầm nói trên là sai lầm nghiêm trọng về chủ

trương, chính sách lớn về chỉđạo chiến lược và tổ chức thực hiện.

Thực trạng của đất nước lúc bấy giờđặt ra một yêu cầu khách quan và bức thiết là phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phải có những quyết sách khoa học đểổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, vượt ra khỏi khủng hoảng để tiến lên.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng lịch sử đảng (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)