II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 2006)
b) Thực hiện kế hoạch nhàn ước 5 năm 2001-
Từ sau Đại hội IX, toàn Đảng, toàn dân đã phát huy trí tuệ và năng lực thực hiện Nghị quyết của Đại hội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện chương trình triển khai các hội nghị định kỳ để bàn luận và ra các nghị quyết để cụ thể hóa Nghị
quyết của Đại hội, từng bước đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo.
Về nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước đã được Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9- 2001) bàn thảo. Hội nghị khẳng định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủđạo. Doanh
nghiệp nhà nước phải đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả và giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế của Nhà nước.
Về phương hướng chỉ đạo sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hiến pháp 1992 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 đã được bàn định tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11-2001). Hội nghị cũng đã thông qua kết luận về nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Tháng 2-2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị
quyết Vềđẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Nhằm phát huy năng lực của các thành phần kinh tế, Hội nghị cũng đã ra Nghị
quyết về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết tiếp tục
đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Vấn đề tiếp tục thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến 2010, Ban Chấp hành Trung ương bàn thảo tại Hội nghị lần thứ
sáu (7-2002). Hội nghị cũng đã bàn thảo và kết luận về việc tiếp tục thực hiện công tác tổ chức và cán bộ.
Đến tháng 3-2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn, thông qua Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Nghị quyết về công tác dân tộc và Nghị quyết về công tác tôn giáo. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thông qua Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật vềđất đai trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Hội nghị lần thứ tám (tháng 7-2003) Ban Chấp hành Trung ương đã họp, nghiên cứu cục diện thế giới và tình hình trong nước, ra Nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn này là: bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chếđộ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết đã vạch ra các phương châm chỉđạo và các nhiệm vụ cơ bản để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải nỗ lực thực hiện.
Đến tháng 1-2004, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp
để kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đồng thời nêu lên những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội trong những năm tiếp theo.
của Đảng cho thấy, việc cụ thể hóa và thể chế hóa Nghị quyết Đại hội được thực hiện sớm và nhanh; các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của nhiều cấp uỷ được chú ý cải tiến; các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và đoàn thể nhân dân đã thể hiện quyết tâm, chủđộng và năng động trong việc tổ chức chỉđạo thực hiện nghị quyết của Đảng. Vì thế qua gần ba năm, Đảng và Nhà nước đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đã giành được những kết quả quan trọng.
Nền kinh tế của đất nước đã vượt qua được giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng,
đạt mức tăng trưởng khá cao; chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến. Bình quân tốc độ tăng trưởng trong ba năm liền là 7,1%.
Cơ cấu của nền kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và từng bước hiện đại hoá. Chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế được thực hiện có kết quả. Thể chế kinh tế tiếp tục được đổi mới, đang tiếp tục hình thành và phát triển các loại thị trường.
Các lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của
đông đảo nhân dân, xoá đói giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục đã được quan tâm phát hiện từng bước đồng bộ với phát triển kinh tế.
Việc xây dựng pháp luật và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được chăm lo, dân chủ trong xã hội được mở rộng.
Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm lành mạnh hệ thống chính trị tiếp tục được coi trọng.
Quốc phòng an ninh, ổn định chính trị - xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại
được mở rộng, uy tín và vị thế của nước ta được tiếp tục nâng cao trên trường quốc tế.
Đầu năm 2005, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) họp tại Hà Nội (từ ngày 17 – 25-1-2005) nhằm chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội X của Đảng. Hội nghị đã nghe và thảo luận về nội dung Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới và các đề cương chi tiết Báo cáo chính trị, Báo cáo bổ sung một số nội dung trong Cương lĩnh chính trị năm 1991, Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Báo cáo xây dựng Đảng và Báo cáo bổ
sung, sửa đổi điều lệĐảng...
Hội nghị đã đánh giá những thành tựu to lớn qua 4 năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội IX và dự báo về khả năng thực hiện nhiệm vụ năm 2005.
Ban Chấp hành Trung ương nhất trí rằng, thành tựu đạt được của 20 năm đổi mới là to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên cả hai mặt thực tiễn và lý luận. So với trước kia
đất nước ta đã và đang có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Điều quan trọng là, sau 20 năm
đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm; nhận thức về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta càng sáng tỏ hơn. Đó là cơ sởđểĐảng hoạch định chiến lược phát triển, trước mắt là định hướng phát triển cho 5 năm 2006 - 2010 và chỉđạo xây dựng các văn kiện sẽ trình Đại hội X.
Quyết tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong 5 năm sắp tới là: "Ra sức nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, phấn đấu đạt bằng được mục tiêu
đến năm 2010 sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đểđến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại"1.