Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng lịch sử đảng (Trang 121 - 125)

III. Nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ,cứu nước (1965-1975)

3. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam

Từ năm 1965 đến năm 1968 quân và dân ta đã đánh thắng chiến tranh cục bộ ở

miền Nam và chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc. "Chiến tranh cục bộ" mà

Mỹ tiến hành ở miền Nam là một hình thức chiến tranh trong chiến lược toàn cầu mang tên "phản ứng linh hoạt". Mỹđã huy động một lực lượng quân đội và một khối lượng vũ

khí, phương tiện chiến tranh khổng lồ tại chiến trường miền Nam, với quy mô lớn nhất, mạnh nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong chiến lược "chiến tranh cục bộ" và chiến tranh phá hoại, mục tiêu của Mỹ là: tiêu diệt cách mạng miền Nam, huỷ

diệt miền Bắc; buộc phía Việt Nam phải ngồi vào đàm phán theo điều kiện của Mỹ. Mỹ

muốn giành thắng lợi trong một khoảng thời gian ngắn. Chiến tranh cục bộ của Mỹ với kế hoạch:

1. Phá kế hoạch mùa mưa của ta, triển khai lực lượng.

2. Mở các cuộc phản công chiến lược "tìm diệt" quân chủ lực của ta và kiểm soát vùng nông thôn.

Vào đầu mùa khô 1965 - 1966, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹđã huy động 70 vạn quân, trong đó có gần 20 vạn quân Mỹ, mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất vào ba hướng chính: Tây Nguyên, đồng bằng khu V và miền Đông Nam Bộ bao gồm cả vùng ngoại thành Sài Gòn. Mục tiêu của cuộc phản công này là "tìm - diệt" quân giải phóng, giành lại quyền chủđộng chiến trường, "bình định" các vùng nông thôn đồng bằng quan trọng ở những địa bàn nói trên.

Những trận đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa quân và dân ta với quân viễn chinh Mỹ ở Núi Thành (Quảng Nam) tháng 5-1965, Vạn Tường (Quảng Ngãi) tháng 8-1965 đã giành được thắng lợi vang dội.

Sau chiến thắng Vạn Tường, một cao trào đánh Mỹ, diệt ngụy được dấy lên mạnh mẽ khắp chiến trường miền Nam. Với thế trận chiến tranh nhân dân được xây dựng và phát triển trên ba vùng chiến lược, quân và dân miền Nam đã giữ vững quyền chủđộng trên khắp chiến trường, vừa phản công tiêu diệt địch trong các cuộc hành quân của Mỹ, vừa chủ động tiến công, thọc sâu vào các vùng quân địch kiểm soát, các căn cứ đóng quân, các kho hậu cần và ngay ở cả sào huyệt chính của chúng tại Sài Gòn. Cùng với thắng lợi về quân sự, quân và dân ta còn giành được nhiều thắng lợi trên mặt trận chống phá "bình định" của Mỹ - ngụy. Toàn bộ kế hoạch lập 900 ấp chiến lược mới và củng cố

hàng chục ngàn ấp chiến lược cũ của địch trong năm 1966 bị thất bại.

Mọi cố gắng điên cuồng của Mỹ trong cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất đều bị thất bại.

Đến mùa khô 1966 - 1967, với lực lượng hùng hậu, gồm 39 vạn quân Mỹ, hơn 5 vạn quân các nước đồng minh và 54 vạn quân đội Sài Gòn cùng với 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng và xe bọc thép, Mỹ đã mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai nhằm vào hướng từ Tây Nguyên đến Sài Gòn. Trong vòng 6 tháng, địch liên tiếp mở ba cuộc hành quân quy mô lớn, hòng "tìm - diệt" chủ lực của ta và đánh phá các cơ quan chỉđạo cách mạng miền Nam. Trong đó, có cuộc hành quân Gianxơn - Xity, với 4,5 vạn quân đánh vào Thủ Dầu Một và Tây Ninh, một địa bàn mà chúng tình nghi có cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Thế nhưng, tất cả các cuộc hành quân quy mô lớn của chúng đều bị

bẻ gẫy và bị tổn thất nặng nề1. Chẳng những thế, chúng còn bị quân ta mởđòn tấn công bất ngờ trên chiến trường Trị - Thiên, buộc phải bịđộng căng quân ra để chống đỡ. Kế

hoạch bố trí binh lực có tính chất chiến lược của Mỹở miền Nam bịđảo lộn. Từ chiến lược phản công, Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự, co cụm quân cố thủ trong suốt mùa mưa năm 1967 đểđề phòng các trận đánh lớn của quân ta.

Trên mặt trận chống phá "bình định", quân và dân các vùng nông thôn kiên trì phương châm "ba bám" và đẩy mạnh "ba mũi giáp công", đã chặn đánh quyết liệt các cuộc hành quân càn quét và bình định của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. Kế hoạch lấn chiếm lại 50% nông thôn trong năm 1967 của chúng không thực hiện được, trái lại, 80%

đất đai miền Nam nằm dưới quyền kiểm soát của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Phong trào đấu tranh chính trị vẫn tiếp tục phát triển, mức độ ngày càng quyết liệt

ở hầu khắp các thành thị miền Nam, nhất là ở Huế và Đà Nẵng, với khẩu hiệu đòi Mỹ

cút về nước.

ở miền Bắc, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bằng không quân và hải quân diễn ra khốc liệt, chúng đánh phá suốt ngày đêm. Đến năm 1967, khối lượng bom đạn Mỹ dội xuống miền Bắc tăng gấp 7 lần so với năm 1965. Hầu hết các mục tiêu quân sự

và dân sự quan trọng đều bị đánh phá, gây nên nhiều tổn thất nặng nề cho nhân dân ta. Mặc dù trong điều kiện chiến tranh ác liệt, quân và dân ta vẫn không hề nao núng, đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ vững chắc miền Bắc, hàng nghìn máy bay và tầu chiến của Mỹ bị tiêu diệt, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn được tiến hành, nhiệm vụ

chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam vẫn được tăng cường, với mức

độ cao.

Tháng 1-1967, Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) quyết định mở mặt trận đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ hơn nữa sựđồng tình,

ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ, khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộđịch, cô lập cao độ phái hiếu chiến trong giới cầm quyền Mỹ, hỗ trợ cho

đấu tranh chính trị và quân sự của quân và dân ta.

Đến cuối năm 1967, cuộc "Chiến tranh cục bộ" của Mỹđã được đẩy đến đỉnh cao, số quân viễn chinh đổ vào miền Nam đã lên 48 vạn, mọi thủ đoạn và biện pháp chiến tranh đã được sử dụng, thế nhưng, đế quốc Mỹ vẫn không sao thực hiện được các mục tiêu chính trị và quân sựđã đề ra. Mặt khác, thất bại ở Việt Nam làm cho tình hình nước Mỹ ngày càng bất ổn, phong trào phản đối chiến tranh, đòi rút quân Mỹ về nước ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Về phía ta, qua hơn hai năm đương đầu với chiến tranh cục bộ, quân và dân miền Nam đã phát huy mạnh mẽ chiến lược tiến công, từng bước bẻ gẫy hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định", làm thất bại các mục tiêu quân sự, chính trị của quân Mỹ và quân

đội Sài Gòn.

1. Có 175.000 quân Mỹ - ngụy và chư hầu bị loại khỏi vòng chiến đấu, 49 tiểu đoàn (28 tiểu đoàn Mỹ) bị tiêu diệt, 1.800 máy bay, 1.786 xe tăng và 100 tầu xuồng bị phá hủy, bắn cháy, bắn chìm. 1.800 máy bay, 1.786 xe tăng và 100 tầu xuồng bị phá hủy, bắn cháy, bắn chìm.

Những thất bại và khó khăn của địch cùng với những thắng lợi to lớn của ta vừa giành được cả về quân sự lẫn chính trị, về chiến thuật lẫn chiến lược và sự phát triển vững mạnh cả về thế và lực của ta đã mở ra cho cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam những triển vọng to lớn. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị đã ra một nghị quyết lịch sử, chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến lên giành thắng lợi quyết định bằng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa vào tất cả các

đô thị - dinh lũy của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên toàn miền Nam.

Chủ trương tổng công kích - tổng khởi nghĩa của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta là đưa chiến tranh vềđô thị - nơi được coi là căn cứ và là hậu phương quan trọng nhất còn lại của đối phương để mở những đòn tiến công quân sự dồn dập, kết hợp với nổi dậy

đồng loạt của quần chúng ngay tại địa bàn chiến lược này của chúng. Yêu cầu trước mắt của tổng công kích - tổng khởi nghĩa là giáng cho địch những đòn tiến công quyết định, làm thay đổi cục diện chiến tranh, làm lung lay hơn nữa ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải thay đổi chiến lược, phải xuống thang chiến tranh. Nghị quyết này của Bộ Chính trịđã được Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp tháng 1-1968 thông qua.

Thực hiện quyết tâm chiến lược trên đây của Đảng, đêm 30 rạng ngày 31-1-1968,

đúng vào dịp giao thừa Tết Mậu thân, thừa lúc địch sơ hở và hoàn toàn bất ngờ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy đợt một đã được phát động trên toàn miền Nam từ vĩ tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau. Quân và dân ta đồng loạt tiến công địch ở 4/6 thành phố, 37/42 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, kho tàng. Hàng triệu quần chúng

đã nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ ở những mức độ khác nhau. Hầu hết các cơ quan đầu não của địch từ trung ương đến địa phương đều bị quân ta tiến công. Cùng với các đợt tiến công tiếp theo trong tháng 5 và tháng 8-1968, quân và dân ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục vạn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng thêm hàng triệu đồng bào.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là một đòn tiến công chiến lược bất ngờđánh vào tận hang ổ của kẻ thù. Đây là thất bại rất nặng nề về chiến lược của đế

quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta. Thất bại này đã làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ ngay giữa lúc chúng có trong tay 50 vạn quân viễn chinh và hơn 70 vạn quân Sài Gòn và quân một số nước đồng minh của Mỹở chiến trường miền Nam. Với thất bại này đã làm đảo lộn thế chiến lược của Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari (ngày 13-5-1968). Đến tháng 1-1969, đế

quốc Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pari, có sự tham gia của đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đổi là đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) đã giành thêm một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược nữa trong tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đây là cuộc tấn công có nhiều nét đặc sắc và

sáng tạo. Sáng tạo trong việc xác định hướng tấn công chủ yếu và tìm cách đánh mới. Lần đầu tiên chúng ta đồng loạt tiến công vào hầu hết các đô thị: 4/6 thành phố; 37 thị

xã và hàng trăm thị trấn. Sáng tạo trong nghệ thuật chọn thời cơ chiến lược nhằm tạo ra bước ngoặt chiến lược cho cuộc chiến tranh. Năm 1968 là thời điểm rất nhạy cảm về

chính trị đối với nước Mỹ - năm bầu cử Tổng thống. Sáng tạo trong chọn thời cơ tấn công, tấn công vào dịp tết Nguyên đán - đúng giao thừa và cũng là thời điểm địch dễ

chủ quan, sơ hở. Thực tế, khi ta tấn công, địch hoàn toàn bị bất ngờ. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan trong việc đánh giá tình hình, đã đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế. Đặc biệt là sau đợt tấn công trong Tết Mậu Thân, ta đã không kiểm điểm, rút kinh nghiệm kịp thời, không đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch cũng như âm mưu đối phó của chúng, chủ

trương tiếp tục mở các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện và yếu tố bất ngờ "là sai lầm về chỉđạo chiến lược, đểđịch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất"1.

Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam, vào đầu năm 1969, Tổng thống Mỹ Níchxơn đã đề ra chiến lược toàn cầu mới mang tên "Học thuyết Níchxơn" với ba nguyên tắc "trụ cột" là: "cùng chia sẻ"; "sức mạnh của Mỹ" và "sẵn sàng thương lượng".

Tổng thống Níchxơn tiếp tục cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Đây là một chính sách rất thâm độc của Mỹ nhằm "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam" để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở

miền Nam. Việt Nam hoá chiến tranh được thực hiện theo ba giai đoạn:

1. 1968 - 1970: kiểm soát vùng đông dân, tăng thêm lực lượng ngụy quân, rút một phần lĩnh Mỹ về nước.

2. Tháng 6/1970 - 1971: kiểm soát phần lớn vùng đông dân, quân ngụy đảm nhận chủ yếu trên bộ, rút đại bộ phận quân Mỹ về nước.

3. Tháng 6/1971 - tháng 6/1972: cơ bản hoàn thành Việt Nam hóa chiến tranh. Quá trình triển khai chiến lược mới, Mỹ đã áp dụng một loạt biện pháp như: ra sức củng cố ngụy quyền, xây dựng ngụy quân đông và hiện đại; ráo riết thực hiện chương trình bình định; tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm cắt nguồn chi viện cho miền Nam; tìm mọi cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô hòng cắt giảm nguồn viện trợ chủ yếu của Việt Nam.

Trong hai năm 1969 - 1970, sự phản kích ác liệt của Mỹ - ngụy trong các chiến dịch bình định cấp tốc, xây dựng lại cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa thực dân mới ở nông thôn

đã gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất.

Để củng cố tinh thần quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, ngày 1- 1-1969, trong Thư chúc mừng năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Vì độc lập, vì

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng lịch sử đảng (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)