Nhóm nguyên liệu giầu protein:

Một phần của tài liệu Chăn nuôi (Trang 35 - 37)

2.1. Nhón nguyên liệu giầu protein có nguồn gốc thực vật .

* Hạt họ đậu và khô dầu của chúng :

Trong các hạt họ đậu thì hạt quan trọng nhất là đậu tương và khô dầu của chúng, sau đó là khô dầu lạc dầu vừng.

- Hạt đậu tương : Khi còn sống hạt họ đậu nói chung chứa men Antitripsin (anti nutritional Factor –ANF) cho nên bắt buộc phải sử lý nhiệt mới cho gia súc – gia cầm ăn.

+ Hạt đậu tương rang chín, nghiền nhỏ làm thức ăn không tốt bằng dùng máy đùn ép nhiệt độ cao.( Full Fat Soybean ) - CP = 38%.

- Khô dầu đậu tuơng:

+ Khô dầu cả vỏ: 44% CP; 6,5% CF Soybean Meal (SBM)

+ Khô dầu bỏ vỏ: 48% CP; 3,4% CF Dehulled Soybean meal (DH SBM) Đây là nguyên liệu cung cấp protein chủ yếu trong thức ăn gia cầm, đặc biệt DH SBM.

Thức ăn gia cầm thường dựa vào 2 nguyên liệu cơ sở là ngô và khô đậu tương: (Dietary Base on maize and SBM).

- Khô dầu lạc (Ground nut meal )

+ Khô dầu lạc nhân : Giá trị SVH của protein thấp, mặc dù hàm lượng CP từ 38-47%, hàm lượng Lys và Meth thấp , dễ bị mốc và chứa độc tố aflatoxin cho nên cần kiểm tra chất lượng trước khi dùng và dùng tỷ lệ thấp ( dưới 10%)

- Khô dầu vừng ép: Thường chứa khoảng 11% Lipit, 38,5% CP(Sesame expeller) do vậy khi sử dụng cũng hạn chế tỷ lệ (dưới 10%) để tránh tình trạng thức ăn bị ôi , khét.

2.2. Nhóm nguyên liệu giầu Protein có nguồn gốc từ động vật

- Bột cá (fish meal ) : Với bột cá tốt, người ta phải loại bớt dầu mỡ để bột cá có tỷ lệ CP cao, bảo quản được lâu, không bị ẩm, khét.

Bột cá giầu protein, cân đối a.a ( giầu Lys và meth) và khoáng. Chế biến trong thức ăn gia cầm khởi động rất tốt (Starter feed) vì dễ tiêu hoá, hấp thu

( dùng tỷ lệ 5-10%)

+ Hạn chế đến mức tối đa (tốt nhất là không có ) trong thức ăn của gia cầm đẻ trứng thương phẩm ( Gà, vịt đẻ trứng TF) và thức ăn kết thúc của gia cầm cho thịt để tránh ảnh hưởng mùi vị bột cá trong sản phẩm.

+ Chú ý : Tỷ lệ NaCl trong bột cá lợ, không dùng bột cá mặn trong thức ăn gia cầm. - Bột máu (Blood meal) : Được chế biến bằng cách phơi, làm khô ở nhiệt độ thấp,

giống như chế biến bột sữa (nước ngoài ) hoặc trộn với vôi, sấy khô rồi nghiền (VCN).

+ Bột máu có tỷ lệ CP cao (80-87%), cân đối a.a, giầu Fe nhưng chỉ nên dùng 2% trong KF vì khẩu vị chát làm giảm tính thèm ăn của gia cầm.

- Bột sữa gầy ( Skim milk dried)

+ Sữa sau khi tách bơ được phơi làm khô trong điều kiện nhiệt độ thấp, CP 34%, cân đối các a. a , rất tốt cho gia cầm non. tuy nhiên sản lượng thấp, giá cao, hơn nữa gia cầm tiêu hoá đường lactoz không tốt, nên chỉ nên dùng 2-5%.

- Bột xương và bột xương thịt : (bone and meat meal)

Đây là nguyên liệu rất giầu Ca, P và Protein. Nếu xương động vật không được bỏ tuỷ xương thì còn chứa tỷ lệ Lipít khá cao → Năng lượng cao nhưng khó bảo quản vì dễ bị ôi, khét và mốc khi sử dụng không quá 3-5%

2.3. Nhóm nguyên liệu giầu protein nhân tạo :

- Men sinh khối (Yeast protein) 62-67%CP + L- type: Sinh khối từ dầu khí. + G- type: Sinh khối từ Parafin. - Các a.a nhân tạo (Synthetic amino acid)

+ Lysine, Methionin, Tryptophan tổng hợp .

Một phần của tài liệu Chăn nuôi (Trang 35 - 37)