2. Gia đình bảo vệ con trai như thế nào.
THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC CỦA CON CÁI GIÚP CON HỌC BIẾT SINH TỒN
GIÚP CON HỌC BIẾT SINH TỒN
Làm cha, làm mẹ, ai mà chẳng muốn con mình hạnh phúc. Nhưng chúng ta biết thế nào mới là hạnh phúc của con cái?
Một buổi tối, tôi ngồi xe tắc xi, lái xe là một cô gái. Tôi hỏi cô ta: "Ngày đêm chị vất vả như thế này để làm gì?" Chị trả lời: "Kiếm tiền cho con cái". " Kiếm tiền làm gì ?" " Bản thân tôi đã khổ vì không có tiền, tôi không muốn con mình cũng lại chịu khổ, tôi muốn kiếm được nhiều tiến, để con cái được sung sướng". Chị ta vừa lái xe mắt nhìn thẳng về phía trước, trả lời một cách khẳng định.
Nhìn bộ mặt mệt mỏi với bộ quần áo giản dị của người lái xe đó, tôi cảm động trước tinh thần hy sinh cho con cái của người mẹ này. Nhưng tôi lại nghĩ: Cứ có tiền thì trẻ con sẽ sung sướng hay sao? Những người làm bố, làm mẹ chúng ta ngày nay rút cục nên để lại cho con cái những gì?
Tôi đã nghiên cứu quá trình thành đạt của một số người Hoa ở Hồng Kông, Đài Loan, Inđônêxia, tôi phát hiện thấy, có những người đã thành đạt, nhưng lúc đầu chỉ là những người làm công, người chăn lợn chẳng có tiếng tăm gì, bố mẹ họ cũng chẳng để lại cho được di sản gì. Loại caravát "Kirilai" được bán ở hơn 40 nước trên thế giới, mà người sáng chế ra caravát là ông Tăng Hiến Tân, xuất thân trong một gia đình bần nông huyện Mai, tỉnh Quảng Đông. Từ trung học đến năm 1961 mới tốt nghiệp hệ sinh vật Đại học Trung sơn mà phải dựa vào Nhà nước cấp học bổng để sinh hoạt và học tập. Thời kỳ đầu mới lập nghiệp, hoàn cảnh hết sức gian nan, hầu như hai bàn tay trắng. Nhưng tinh thần lập nghiệp của ông không hề nản chí, hễ rỗi rãi là ông đi nghiên cứu tình hình thị trường và các cửa hàng ở Hồng Kông, học tập kinh nghiệm quản lý của những người đã thành đạt. Cứ mầy mò như vậy, cuối cùng ông đã tìm ra được loại caravát "Kirilai" nổi tiếng thế giới. Có thể thấy, thành đạt của ông không phải có từ trong bụng mẹ, cũng không phải là do tổ tiên truyền lại, mà là dựa vào sự nỗ lực kiên cường của bản thân mà có, dựa vào tinh thần lập nghiệp và bản lĩnh sinh tồn độc lập mà giành được.
"Kiếm sắc do mài, hoa mai thơm do chịu lạnh". Trong lịch sử, những người con em lười biếng thì không bao giờ làm được việc lớn. Con người ta muốn làm được việc lớn đều phải trải qua mò mẫm, tôi luyện dựa vào hai bàn tay và khối óc của mình để sáng tạo nên cuộc đời rực rỡ. Chỉ dựa vào quả núi vàng, không bằng dựa vào hai bàn tay và khối óc. Bàn tay cần cù, sức sống ngoan cường, bản lĩnh sinh tồn sẽ đem lại hạnh phúc cho cuộc đời đứa trẻ.
Đúng là tuy chúng ta dần dần đã có của cải giầu có, có thể cho con cuộc sống nhàn hạ dễ chịu. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ cải cách, mở cửa được hưởng hạnh phúc. Nhưng đón chào chúng không phải chỉ là mặt trời và mưa bụi. Không phải chỉ là con đường rải đầy hoa tươi, bầu trời tương lai còn có rất nhiều gió bão, trên con đường tiến có bao nhiêu khấp khểnh, gập ghềnh. Con cái chúng ta có thích ứng được không? Tiền của có thể giúp chúng ngăn chặn được gió bão hay không? Con chim nhỏ dưới đôi cánh mẹ, rồi sẽ có ngày lớn lên rời tổ, bay lượn trong bầu trời xanh. Chẳng ai lo lắng và hoài nghi chúng bay lượn tự nhiên trong không gian bao la, sải đôi cánh đẹp khoe trước mặt trời, nhưng khi có sấm chớp, gió bão và đêm tối, chúng có dám dũng cảm lao vào đấu tranh với không gian hay không?
Làm thế nào để cho con trẻ học được "luật" sinh tồn? Làm thế nào để cho chúng dũng cảm tự do bay lượn trong bầu trời của thế kỷ 21? Đó là những đề toán mà mỗi người mẹ quan tâm đến con cái, đến dân tộc, đến vận mệnh của nhân loại đều cần phải giải.
Ở chương cuối cùng này, chúng ta cùng đi sâu bàn về 5 loại khả năng sinh tồn của tương lai mà phải bồi dưỡng để có thể thích ứng.
Bồi dưỡng khả năng lựa chọn
Ba lựa chọn lớn của cuộc đời.
Học biết suy nghĩ độc lập. Mù quáng còn đáng sợ hơn nghịch ngợm rất nhiều.
Trước đây mấy năm, trong sinh viên có lưu hành trò chơi gọi là "đo tâm lý": đưa người được đo tâm lý về sức chú ý và tư duy đến sa mạc không có bóng người, vào trong rừng sâu âm u bí ẩn, vào thảo nguyên mênh mông cỏ xanh, rồi đề ra những câu hỏi đối với mọi tình huống gặp phải, để họ lựa chọn, cuối cùng phân tích từng đáp án của người được đo đã lựa chọn để biết trạng thái nhân sinh và ý thức của người được đo. Đó chỉ là một trò chơi, nhưng chí ít cũng nói được rằng, cuộc sống con người cần phải đứng trước sự chọn lựa rất nhiều lần.
Trước kia, cách giáo dục của chúng ta là để cho đứa trẻ biết vâng lời, biết nghe lời bố, mẹ, cô bảo mẫu, thầy cô giáo, biết vâng lời là đứa trẻ tốt. Nhưng sau khi chúng ta trải qua biết bao đường quanh con gập ghềnh, khi bước chân vào xã hội đã bước vào thời đại kinh tế thị trường, chúng ta đột nhiên phát hiện, xã hội ngày nay có những thay đổi rất lớn. Lúc này, đứng trước sự thay đổi nhộn nhịp khó phán đoán của xã hội, mà chỉ nhấn mạnh đến sự vâng lời của đứa trẻ thì hoàn toàn không đủ, mà cần biết rằng phải dạy cho chúng có đủ một số năng lực. Tôi nghĩ rằng, trong những khả năng đó thì khả năng cấp thiết nhất của đứa trẻ là: khả năng lựa chọn.
Có người nói, con trẻ ngày nay đều là "vua con" của mỗi gia đình. Nhưng tôi lại cho rằng về tư tưởng, hoạt động của chúng lại là "tên nô lệ nhỏ" bị bố mẹ cấm cố nghiêm khắc. Có lẽ là đúng với đa số. Đã có những đứa trẻ tức tối nói với tôi rằng: "Mọi người cứ bảo chúng em là "vua con", nhưng em không nghĩ như vậy. Ông vua nói gì cũng được, còn em thì ở nhà không phải nói gì cũng được. Khi lúc thường ăn gì, mặc gì, bố mẹ đều theo em, nhưng khi có việc lớn phải tiêu tiền, em cũng muốn có ý kiến, như khi bàn về mua, em bảo cần mua một cái ghi âm thì bố, mẹ và chị, cả 3 người trợn mắt nhìn em: đây là việc người lớn, chưa đến phần mày nói! Thật chẳng công bằng tí nào, lớn bé thì em cũng là người, vì sao lại không được nói?" Có thể thấy, trong thực tế còn nhiều trẻ đã thiếu cơ hội lựa chọn, người lớn căn bản không cho chúng quyền lợi đó.
Trên đường đời của đứa trẻ, sẽ phải đứng trước nhiều sự lựa chọn. Tôi cho rằng sự lựa chọn quan trọng nhất gồm có 3 mặt: chọn bạn bè, chọn đối tượng, chọn công việc. Nhưng sự lựa chọn đó có thoả đáng hay không, ảnh hưởng đến cả cuộc đời
1) Chọn bạn
Cuộc đời không có giai đoạn vui vẻ tuổi nhi đồng là điều bất hạnh, ở tuổi nhi đồng mà không có bè bạn lại càng bất hạnh hơn.
Qua điện thoại của thanh tiếu niên gọi đến, chúng tôi cảm thấy sâu sắc, các em có một khát vọng la muốn có bạn bè, muốn có tình bạn. Các em thường hỏi: "Làm thế nào để tìm được bạn bè?" Bạn bè như thế nào mới được coi là bạn bè tốt".
Trong vấn đề tình bạn, tôi cho rằng có một nguyên tắc: Tìm sự khác nhau. Rất nhiều người thích tìm những người tính tình, thú vui giống mình để làm bạn. Trên thực tế, kết bạn như vậy cũng tốt nhưng còn rất hạn chế. Sau cơn mưa trên trời hiện lên bảy sắc cầu vồng đỏ, vàng, xanh, tím, lục, da cam, hồng huống hồ đời người có biết bao mầu sắc có biết bao loại người khác nhau. Nếu chỉ chơi với những người có hứng thú như mình thì trong xã hội rộn ràng phức tạp sẽ không thể thích ứng được tốt, ta sẽ gặp phải nhiều người tính tình thích thú khác ta xa, nếu sống với họ, ta sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí
có thể phát sinh va chạm xung khắc. Cho nên, khi chọn bạn phải chọn những người có tính tình, có những nét tính cách khác với mình làm bạn mang tính tích cực. Có sự khác nhau, có nghĩa là có thể bổ sung cho nhau, cái mạnh của mình sẽ được đối phương chấp nhận, mặt thiếu của mình sẽ được mặt mạnh của đối phương bù đắp. Hai người khác nhau cùng chung sống sẽ ảnh hưởng lẫn nhau và bản thân mình cũng trở thành hoàn thiện.
Nói đến tìm sự khác nhau, thì bạn học khác giới thì có thể trở thành bạn bè được không? Có lần, một em trai hỏi tôi: "Ở trong lớp, em nói chuyện với một bạn gái, thế là chúng nó nói rằng chúng em đang yêu nhau". Vì vậy, tôi phải triệu tập một cuộc họp lớn để cho bọn trẻ nói rõ ưu điểm của bạn trai và bạn gái. Các bạn trai nói: "Bạn gái tỉ mỉ, giữ được kỷ kuật, học tập tốt, biết làm việc gia đình". Bạn gái nói tiếp: "Bạn nam khoẻ, bạo dạn, nói to, thích chống lại bất công". Tôi nói với các em: "Bạn nam có ưu điểm của bạn nam, bạn gái có ưu điểm của bạn gái, cùng chơi với nhau sẽ cùng bù đắp cho nhau". Có một cháu gái còn nói với tôi một bí mật nho nhỏ: Khi chúng em nhẩy dây, nếu có bạn trai đứng xem, thì chúng em nhẩy rất hăng". Một bạn nam nói: "Mỗi lần chúng em đánh nhau, nếu có bạn gái vây lại xem thì chúng em đánh rất hăng". Ở thời đại học sinh, tình bạn ngây thơ trong trắng giữa các bạn học sinh trai và gái có khi còn ghi lại cho đời ta những cảm giác dịu ngọt. Nhớ lại khi tôi học tiểu học, trong tổ học tập chúng tôi có một bạn trai không hay nói, suốt ngày lầm lì như khúc gỗ. Tôi thường giúp đỡ anh ta học. Vài năm sau khi tôi gặp lại anh ta trên phố. Anh ta chỉ nói một câu: "Mẹ mình bảo cậu có rỗi đến nhà mình chơi". Tôi đến nhà, thấy giữa buồng có một cái bàn nhỏ trên bầy la liệt nào táo, chuối tiêu, lê, tôi rất ngạc nhiên. Anh ta nói: "Lúc còn bé cậu giúp mình học tập, cậu ăn đi!". Việc nhỏ như vậy, đã hơn 20 năm mà anh ta còn nhớ. Về sau, mẹ tôi nói, trong thời gian tôi xa nhà, rất nhiều bạn nam đến nhà giúp mẹ tôi công việc, trong đó có anh bạn này. Anh ta thường giúp mẹ tôi chở than, chở rau cải, làm được nhiều việc. Mỗi lần nghĩ đến việc đó, tôi rất cảm động, những năm tháng của thời kỳ niên thiếu làm cho tôi hiểu được thế nào là lương thiện.
Sở dĩ tôi đề xướng nguyên tắc kết bạn phải tìm sự khác nhau, chủ trương bạn học nam kết bạn với bạn học nữ, học sinh khá kết bạn với học sinh kém, con trẻ thành thị kết bạn với con trẻ nông thôn, vì tôi mong rằng để những đứa trẻ khác nhau đó quan hệ với nhau, gặp gỡ nhau, sẽ làm cho chúng trưởng thành được toàn diện, trở thành con người có thể thích ứng với xã hội, giao tiếp rộng rãi được với xã hội mà không phải là con người xa lánh, cô đơn.
2) Chọn bạn đời.
Sự lựa chọn này là một vấn đề rất quan trọng trong cuộc đời sau này mà đứa trẻ phải lựa chọn. Làm phụ huynh, chúng ta không được lẩn tránh vấn đề này, phải thành thực nói cho con em mình biết, chọn người bạn đời như thế nào, lấy tiêu chuẩn gì để chọn người bạn đời.
Có một cháu gái học lớp 6 hỏi tôi, "thích" và "yêu" có phải là một không. Tôi nói với cô bé, không phải là một. Thích là biểu hiện tình cảm của một người đối với người khác hoặc việc khác, còn yêu là quan hệ tình cảm giữa một người con trai và một người con gái. Em nói: "Em thích một bạn nam ở trong lớp em có thể lấy được bạn ấy không? Bạn ấy cao, mặt trắng trẻo, học rất giỏi, có sức quyến rũ". Tôi nói với cháu: "Hiện nay thì không được, bởi vì người sẽ còn thay đổi". Tôi nêu cho em một thí dụ: Khi tôi còn nhỏ, trong ban phụ trách đội cũng có một cậu như thế, làm đến Chi đội trưởng, bạn học nữ đều rất thích anh ta. Sau 30 năm khi tôi gặp lại anh này thì thấy đã thay đổi: Người chẳng cao hơn một chút, mặt cũng chẳng còn trắng trẻo nữa, đâu còn được hấp dẫn như ngày xưa. Tôi nói với cô bé này: "Việc mà em cần làm hiện nay là chôn chặt tình cảm của em đối với anh ta vào tận đáy lòng. Đợi sau 10 năm, các em đều đã trưởng thành, lúc đó em xem lại xem mình còn thích anh ta nữa không, nếu còn thích thì sẽ liên hệ với anh ta, đợi cho đến tuổi được kết hôn sẽ lấy nhau".
Nghe tôi nói, em cảm động phát khóc, em bảo: "Vì anh bạn trai này mà bố mẹ em mắng em không biết bao nhiêu lần, thầy cô giáo, bạn học chế giễu em. Họ càng nói, em lại thích gần anh ta. Nhưng chị thì lại khác, chị chân thành, thẳng thắn nói với em nhiều như vậy". Xem ra cô bé có nhận thức nghiêm túc đối với mối tình này.
Có một buổi tối mùa hè tôi đi xe đạp về nhà, trên đường gặp một thanh niên, anh nói: "Tôi uống nhiều rượu quá, không biết đường về nhà nữa chị chỉ giúp cho tôi về tiểu khu Kinh Tùng đi lối nào?" Tôi nói với cậu ta, mình cũng đi về đường đó. Cậu ta liền đạp xe theo tôi, rồi tự giới thiệu: "Tôi là Bành Tiểu Cương làm ở bộ phận sửa chữa điện. Chị tên là gì? làm ở đâu?" Tôi nói thực với anh ta. Anh ta nói: "Thế ra chị là chị Tâm Giao, vậy chị có biết em đang nghĩ gì không?" Tôi nói không biết. Cậu ta nói: "Em muốn tìm cô gái thật đẹp để làm bạn mà sao tìm mãi không được?" Tôi chân thành nói với cậu ta: "Rèn sắt thì thân thể phải thật cứng, con gái họ thích những đứa con trai đàng hoàng mạnh mẽ". Trên đường đi, tôi lại nói với anh ta thế nào là khí chất của người con trai chân chính, và bảo anh ta muốn tìm được người con gái tốt phải làm thế nào. Cậu ta cảm kích nói:" Chị nói hay lắm! Em năm nay đã 22 tuổi lớn bằng này mà không có ai nói cho em biết điều đó!"
Qua việc này, tôi có nhiều suy nghĩ. Thanh thiếu niên thời đại ngày nay, khá nhiều em thế giới tình cảm rất nghèo nàn, nhưng người làm bố, làm mẹ chúng ta thì lại rất dè dặt trong việc hỏi han và xây dựng về mặt này cho chúng. Đó là thiếu sót của người bố người mẹ và cũng là thiếu sót của công tác giáo dục. Một cô giáo trẻ đến gặp tôi, cô nói: "Bạn nam của em là một sĩ quan ở tiền tuyến biên giới. Em đến đơn vị anh ta, thủ trưởng đơn vị đều rất thích em. Nhưng em lại rất mâu thuẫn, lấy bộ đội thì có khả năng sống xa nhau lâu dài. Hiện nay, anh ấy muốn cưới, em không biết có nên đồng ý hay không".
Tôi chân thành nói với cô ta: "Làm bộ đội có nghĩa là cống hiến, làm vợ bộ đội thì phải chuẩn bị cho sự cống hiến. Nếu chồng cô bị thương, cô phải trông nom suốt đời. Nếu chồng cô hy sinh, cô phải nhận lấy trách nhiệm nặng nề và phụng dưỡng bố mẹ anh ta; nếu vì công tác mà phải sống xa nhau lâu dài, cũng không được oán trách. Nếu làm được những điều đó, thì cô và anh ta lấy nhau; nếu cảm thấy không làm