TỐ CHẤT CƠ BẢN NHẤT CỦA MỘT CON NGƯỜI LÀM NGƯỜI VĂN MINH HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu Giúp con đi đến thành công (Trang 61 - 65)

2. Gia đình bảo vệ con trai như thế nào.

TỐ CHẤT CƠ BẢN NHẤT CỦA MỘT CON NGƯỜI LÀM NGƯỜI VĂN MINH HIỆN ĐẠ

LÀM NGƯỜI VĂN MINH HIỆN ĐẠI

Đất nước chúng ta đi lên hiện đại hoá thì trở ngại lớn nhất là vấn đề tố chất của con người. Vốn có thể tích luỹ, kỹ thuật có thể sáng tạo cũng có thể đưa đến, nhưng tố chất của con người thì không thể nào dẫn dắt được mà phải dựa vào chúng ta tự nâng cao.

Thế nào là tố chất? Tố chất là phẩm chất cơ bản ổn định, phát huy tác dụng lâu dài của con người được thông qua sự giáo dục huấn luyện và ảnh hưởng của điều kiện môi trường mà con người đạt được, bao gồm tư tưởng, kiến thức, sức khoẻ, phẩm chất tâm lý của con người.

Hình thành tố chất của con người, chủ yếu là ở giai đoạn nhi đồng tiểu học và trung học cho nên cổ nhân đã có câu: "Thiếu thành nhược thiên tích, tập quán thành tự nhiên" (Lúc bé tập thành đuợc tính nết, sau quen thành tự nhiên).

Nhà giáo dục nổi tiếng Trung Quốc, Diệp Thánh Đào cho rằng: "Giáo dục chính là bồi dưỡng thói quen". Từ đặc điểm tâm sinh lý của đứa trẻ, thời kỳ ấu thơ có thể rèn luyện được nhiều nhất, thời kỳ này giáo dục và bồi dưỡng đối với đứa trẻ, chúng tương đối dễ tiếp thu mà cũng tương đối dễ hình thành tập quán đạo đức, tập quán học tập, tập quán sinh hoạt, tập quán lao động và tập quán vệ sinh tốt. Ngược lại, nếu trong giai đoạn này ta không chú ý giáo dục phẩm chất đạo đức thì đứa trẻ có thể nuôi thành một số thói quen xấu, đợi lớn lên rồi mới sửa chữa thì tương đối khó khăn hơn.

Tố chất của một người "cao" hay "thấp", thường thường có thể nhìn thấy ở cử chỉ ngôn ngữ, tập quán văn minh khi tiếp xúc với người khác. Một nghiên cứu sinh muốn đi đào tạo ở nước ngoài, kiểm tra các mặt đều đủ tiêu chuẩn, dến đại sứ quán để làm thủ tục. Người của sứ quán khi nói chuyện với anh ta thấy anh ta có tác phong xấu: Nếu không ngắt lời người khác thì lại tuỳ tiện lục lọi. Rút cục người của sứ quán khi nhận xét đã không cho nhập cảnh vì nghiên cứu sinh này thiếu phong cách của người có học và lễ tiết cần thiết.

Lời nói, thái độ và hành động văn minh giống như tờ giấy giới thiệu, giấy thiệu bản thân với người khác. Cha mẹ cần phải rèn tập cho con cái trở thành người văn minh hiện đại là thực sự yêu thương con, cũng là chịu trách nhiệm cuộc đời của con cái.

"Chúng ta những người làm bố làm mẹ đều phải thực sự nghĩ rằng, chúng ta rèn rũa những đứa con thành những hình tượng như thế nào, thì mai sau chúng ta sẽ đem lại cho dân tộc những hình tượng như vậy! Xây dựng văn minh tinh thần là trách nhiệm của mõi người chúng ta. Chúng ta thử nghĩ nếu nhân dân của một dân tộc mà không hiểu được văn minh, lịch sự, không biết tuân thủ kỷ luật, thì dân tộc đó còn sức sống gì đáng nói, nói chi đến phát triển nữa!".

Tố chất của con cái chúng ta tốt hay không, có thể ảnh hưởng cả đến một dân tộc. Sự cạnh tranh của thế giới tương lai, chính là sự cạnh tranh tố chất con người , mà con người của thế hệ này lại sản sinh trong bàn ty của chúng ta.

Phải nghĩ đến người khác.

Năm chữ rất bình thường mà chính là quy tắc quan trọng để làm người.

"Mỹ đức xuất lương tài" (Từ đạo đức đẹp đẻ ra được tài năng). Thói quen văn minh tốt đẹp là do sự bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt. Chỉ có giáo dục đứa trẻ từ nhỏ đã luôn luôn "nghĩ đến người khác", nói

lời văn minh, tuân thủ kỷ luật trật tự, thì sau này lớn lên mới có thể có hành động tự giác văn minh lịch sự được.

Một học sinh của tôi sang Anh để bảo vệ học vị thạc sỹ, ở trong một gia đình người Anh. Sau khi về nước, em nói với tôi: "Ở nước Anh, bố mẹ giáo dục con cái quan tâm đến người khác từ những việc rất nhỏ. Thí dụ, ra vào nơi công cộng, bố mẹ thường nhắc các con khi đẩy cửa vào, phải quay đầu lại nhìn phía sau có người không, nếu có người phải giúp người khác giữ lấy cánh cửa, khi người ta đã giữ được cửa rồi thì mới buông tay, để tránh cửa đập vào người phía sau. Tuy chỉ là một động tác rất nhỏ, nhưng em phát hiện mọi đứa trẻ đều làm như vậy cả".

Trong cuộc sống của chúng ta những việc như vậy thường bị mọi người bỏ qua. Rất nhiều người lớn khi vào cửa, thường đẩy mạnh cửa vào, rồi buông tay, cánh cửa tự động khép có quán tính rất lớn dễ đập vào người phía sau. Hay thí dụ có những người vừa vứt bừa bãi vỏ trái cây, họ không nghĩ rằng có thể làm cho người khác ngã; có người đi xe đạp tùy tiện nhổ đờm, họ không nghĩ rằng có thể nhổ vào người phía sau, còn có người làm ồn ào nơi công cộng không nghĩ đến việc làm ảnh hưởng đến người khác làm việc và nghỉ ngơi. Họ không biết trong cuộc họp trên bục người ta đang nói mà bên dưới có người nói chuyện riêng, là không tôn trọng người nói trên bục; thày cô giáo giảng bài, học sinh chuyện trò ở dưới là không tôn trọng thầy cô; nói cười to trên ô tô buýt là không tôn trọng người xung quanh và cũng là làm sao nhãng sự chú ý của người lái xe. Mọi việc, mọi lúc muốn cho đứa trẻ "nghĩ đến người khác" không phải là việc dễ.

Một người muốn tồn tại trong xã hội mà xa rời người khác thì không thể được. Một cá nhân dù có vĩ đại đến mấy, đều không thể xa rời người khác. Nếu không xa rời được thì phải luôn luôn nghĩ đến người khác. Thuận người, thuận mình, quan tâm người khác, biết cách hợp tác với người khác, trân trọng lao động của người khác...

Một đạo lý xem ra rất đơn giản, nhưng nói lên lại rất phức tạp, vì nó không những là quá trình sản xuất của một thứ mà còn đề cập đến mỗi con người và xã hội.

Năng lực một người rất có hạn, nếu không có sự giúp đỡ của người khác, thì chẳng làm được gì. Hiểu rõ mối quan hệ giữa lao động của người khác với bản thân là điều rất quan trọng để xây dựng phẩm cách nghĩ đến người khác.

"Tin tưởng ở người khác, tin tưởng tất cả mọi người là điều rất quan trọng, có thể ta mới biết tôn trọng người. Các bà mẹ chúng ta cần phải làm cho con cái hiểu rõ nguyên tắc làm người đó.

Cụ Diệp Thánh Đào, nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc về mặt giáo dục con cái có những nét độc đáo.

Khi dạy con sửa chữa bài văn, trước hết đòi hỏi các con phải mở miệng đọc to bài văn lên, cụ nói "Dù miệng nói không ra tiếng, thì trong bụng cũng phải đọc. Đọc vài lần, sẽ biết được đúng hay không". Vì văn là viết cho người khác xem. Còn đọc là đứng trên vị trí của người đọc. Khi đọc, câu chữ không thông thoáng, thuận tai sẽ lộ ra ngay.

Diệp Thánh Đào phản đối trẻ con làm văn dùng câu chữ lắt léo tối nghĩa, phản đối đọc những câu sáo rỗng. Cũng tức là không phải chỉ để biểu hiện bản thân mà không nghĩ đến người khác có hiểu hay không. Rất nhiều việc bản thân cho rằng đã rõ, nhưng khi viết ra, dòng suy nghĩ không thể hiện rõ ràng, khiến người khác xem không hiểu. Diệp Thánh Đào nói với bọn trẻ: "Viết văn phải nghĩ đến người khác, nghĩ đến người đọc, phải tự mình đổi vị trí, làm người đọc để xem xem văn viết như thế nào". "Phải nghĩ đến người khác" là một nguyên tắc quan trọng khi cụ viết và cũng là một nguyên tắc quan trọng cụ vì con người, dù trong những việc rất nhỏ cũng thể hiện điều này. Một lần Diệp Thánh Đào cho con trai là Diệp Chí Thành mang cây bút đến, người con cứ cắm cúi tiện tay cầm bút đưa lên. Không ngờ ngòi bút đâm phải tay bố. Cụ nghiêm túc nhắc nhở con: "Đưa đồ vật cho người, phải trước

hết nghĩ xem người nhận có thuận tiện không. Nếu đưa con dao, cái kéo, cũng làm như vậy, thì sẽ có thể làm bị thương tay người khác!". Cứ như vậy nay một chút, mai một chút, ngày tháng trôi qua, ba anh em nhà họ Diệp không những học được viết văn, mà còn học được làm người. "Phải nghĩ đến người khác" chỉ 5 chữ bình thường mà ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là một trong những nguyên tắc để làm người. Nguyên tắc này, nếu chờ đến khi con trẻ đi học mới nói cho chúng thì đã muộn, phải ngay từ nhỏ cho chúng biết, và theo nguyên tắc đó mà làm người.

Vậy ai nói cho con cái biết? Tất nhiên là người mẹ và người bố. Trách nhiệm của bố mẹ là dạy con nên người. Học làm người là nền tảng của sự nghiệp con người thành công. Mà đạo lý làm người phần lớn không phải học được khi ngồi trong lớp, mà là trong sinh hoạt, bố mẹ giáo dục cho con cái vào bất cứ lúc nào.

Nhớ lại khi còn nhỏ, mẹ tôi thường nói với tôi, ở nhà ai không về kịp ăn cơm, thì phải để phần thức ăn, cơm riêng, dó là quy định của gia đình tôi. Không những anh chị em chúng tôi làm như vậy, con tôi cũng học được việc nghĩ đến người khác.

Thông thường ngày thứ bảy, chúng tôi về nhà ông bà ăn cơm tối. Một lần, tôi về muộn, đã quá giờ ăn. Mẹ tôi nói: "Cậu con trai của con thương mẹ lắm. Tối nay nó xào rau, bóc tôm xào với bí, rất thơm. Thấy con chưa về nó cứ nhất định muốn chờ con về mới ăn cơm, nhưng chờ mãi chẳng được, nó chọn những con tôm to nhất dành cho con, nó ăn con bé nhất. Nó rất thích ăn tôm, lại tốn rất nhiều công phu, mà bản thân chẳng ăn được mấy. Thằng bé này khá đấy".

Lời nói của mẹ khiến tôi cay cay mũi. Con tôm hôm đó tôi ăn thấy rất ngon. Con cái tiếp nhận tình thương yêu của mẹ là một thứ hạnh phúc; còn người mẹ tiếp nhận tình yêu của con cái là một sự hưởng thụ. Bởi vì con cái chính là thành quả của tình yêu mà người mẹ thực hiện.

"Nghĩ đến người khác" đúng là một thói quen. Muốn nuôi thành thói quen tốt ở con cái phải do người mẹ nhắc nhở. Khi tôi còn bé, có khi sáng sớm dậy, tôi mở đài rất to, mẹ tôi bảo: "Sáng sớm có người vẫn chưa dậy, con mở đài nhỏ kẻo ảnh hưởng đến người khác". Từ đó, tôi luôn luôn chú ý không làm phiền đến hàng xóm. Đã mấy lần chuyển nhà, nhưng quan hệ với hàng xóm đều tốt .

Một ngày nghỉ, trên gác không có điện, không có nước. Nhà tôi ở tầng thứ 13, phải xuống tầng 1 xách nước. Việc này tất nhiên con trai tôi làm. Xách về được một xô nước, lại đi lần thứ 2, lâu không thấy con về, tôi hơi sốt ruột, ra đầu thang gác đợi. Một lúc tôi thấy nó tay xách một xô, một tay còn xách theo hai xô nữa, nhưng hai xô này không phải của nhà tôi. Thì ra con tôi xuống gác, thấy một bà cụ ở gác thứ 15 xách hai xô nước, nó chẳng nói chẳng rằng, đặt xô của mình xuống, giúp cụ xách hai xô lên gác, nó làm như vậy đã thành thói quen, nếu tôi không nhìn thấy, cháu sẽ không hề nói với tôi.

Lênin đã nói đúng: "Muốn làm được sự nghiệp lớn, phải bắt đầu từ việc nhỏ". Có một số bà mẹ trẻ chúng ta không chú ý giáo dục con cái từ sự việc nhỏ, bỏ qua nhiều cơ hội.

Một lần, tôi đang nói chuyện về giáo dục gia đình ở Cung Thanh niên Bắc Kinh giữa chừng đột nhiên có một bà mẹ trẻ xông vào, gọi to tên con, mọi người đều nhìn chị ta bằng cặp mắt chê trách. Tôi vẫn tiếp tục nói, chị ta liền rút lui. Hội trường trở lại yên tĩnh. Đột nhiên chị lại vào chạy lên hàng đầu túm lấy một cậu bé đang chăm chú nghe ở hàng đầu như bắt một con gà con lôi ra cửa vừa đi vừa nói: "Đồ khốn kiếp, tao giết chết mày!" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cả hội trường ngạc nhiên. Tôi thầm nghĩ: "Chị ta thật thiếu lịch sự và rất vô lý".

Tan cuộc họp, người mẹ đó dẫn con đến tìm tôi, chị vừa nói vừa khóc: "Chị Tâm Giao, chị nghĩ có tức hay không. Hai lần trước, đều do bố cháu dẫn đi nghe chị nói chuyện, hôm nay thằng bé vẫn muốn đến nghe, còn tôi mới dẫn cháu đi lần đầu. Nào ngờ nó chuồn đâu mất hút, làm tôi hoảng quá, gọi mãi

chẳng thấy đâu. Tôi nhìn kỹ thì ra nó ngồi lên hàng đầu. Cứ như tính nóng của tôi, thì tôi đã bợp cho nó một trận. Hôm nay tôi sợ ảnh hưởng đến chị nói chuyện, nên chỉ lôi nó ra ngoài đánh thôi...".

Chị ta nói biết bao nhiêu là lý do, nhưng không hề nói được một câu: "Thật xin lỗi, tôi đã làm phiền khi chị nói chuyện". Cứ như mọi sai lầm đều do đứa trẻ, còn chị ta không có khuyết điểm gì. Chị ta không hiểu rằng, hai lần xông vào hội trường đã làm ảnh hưởng đến người nói và người nghe. Nếu tôi có quyền, tôi thật muốn tước bỏ tư cách làm mẹ của chị ta. Vì chị ta bản thân không hiểu được đạo lý làm người, lại không biết cách giáo dục con cái.

Muốn cho đứa trẻ "nghĩ đến người khác", thì bản thân cha mẹ trước hết phải nghĩ đến người khác, không chỉ được nghĩ đến bản thân. Nếu bản thân bố mẹ không văn minh, không lịch sự, kém đạo đức mà ngược lại muốn con cái có được phẩm chất đạo đức tốt thành người văn minh, thì thật là khó mà tưởng tượng. Đứa trẻ cũng không tin không phục, thậm chí còn phản ứng lại bố mẹ.

"Rau nào sâu ấy, mẹ nào con ấy". Câu tục ngữ đó tuy có phần võ đoán, nhưng cũng đáng dược những người làm mẹ chúng ta suy nghĩ.

Một phần của tài liệu Giúp con đi đến thành công (Trang 61 - 65)