Gia đình bảo vệ con gái như thế nào.

Một phần của tài liệu Giúp con đi đến thành công (Trang 28 - 30)

Đối với "bé gái", tức là con gái tuổi nhi đồng, người mẹ nên dạy con kiến thức và bản lĩnh để "tự bảo vệ". Như:

- Không nên để chìa khoá ở nơi dễ thấy;

- Tan học về nhà muộn hoặc nhà xa, tốt nhất kết bạn cùng về; trên đường xảy ra bất cứ việc gì đều phải nói cho cha mẹ biết không được giấu;

- Ở nhà một mình phải khoá cửa, người lạ đến gọi không được mở; - Không nên để con trai va chạm vào người;

- Gặp phải kẻ xấu ngăn chặn phải kêu to;

- Có kẻ đuổi theo phải chạy vào nơi đông người;

- Gặp người đối xử thiếu lễ độ, một là lờ đi không quan tâm, nếu nghiêm trọng thì bằng cách lớn tiếng trách lại, không nên sợ hãi...

Là mẹ phải quan sát kỹ, khi phát hiện con gái có gì không bình thường, phải kiên trì hỏi han; nghe thấy tình hình gì, cũng phải bình tĩnh, không được hoảng hốt vội vã. Trong thế giới bao la, việc gì cũng có thể xảy ra, "vấp một lần, khôn một chút", con cái gặp phải việc phiền phức, khi giải quyết được, sẽ có thêm một chút khả năng.

Đối với con gái tương đối lớn đã là thiếu nữ, nhất là thiếu nữ ở tuổi thanh xuân thì người mẹ càng phải quan tâm, nên tâm sự với chúng với tư cách là bè bạn, làm cho chúng hiểu, phẩm cách quan trọng nhất của người con gái là tự tôn, tự trọng. Người con gái không biết tự tôn, tự trọng sẽ bị người khác, kẻ khác khinh rẻ.

Ở tuổi thanh xuân, là thời kỳ quá độ từ tuổi thiếu niên sang thành người lớn. Về mặt cơ thể, mười mấy tuổi về sinh lý nhiều bé gái bắt đầu có kinh, vú đã nổi lên, ý thức về giới tính bắt đầu phát triển, thích giao tiếp với người khác giới, muốn hiểu biết về giới tính, xuất hiện những hình ảnh mộng ảo về yêu đương, có bé gái đã bắt đầu có tình cảm hâm mộ người khác giới. Bé gái ở thời kỳ này đôi khi có những hành động hoang tưởng, nhẹ dạ, thiếu trách nhiệm.

Một lần một bé gái học cấp II ở Bắc Kinh gọi điện thoại đến, em gọi liên tục: "Chị ơi! Chị ơi!' Tôi nghe có điều uẩn khúc khó nói, liền an ủi em: "Không hề gì, việc gì cũng có thể nói với chị Tâm Giao dược". Thế là cháu nói lên khổ tâm của mình: "Cháu có một bạn học ở cấp I là bạn trai quan hệ rất tốt, sau này đi lính. Độ trước về qua Bắc Kinh, cháu rủ bạn đó và mấy bạn khác đến nhà uống bia. Về sau, cháu bị say đã giữ bạn trai đó lại. Hiện nay cháu nghi mình có thai. Tôi hỏi cháu tại sao không nói cho bố mẹ biết. Cháu nói: "Không nói cho họ biết được, vì bố mẹ ai cũng có người tình". Tôi đoán được, tối hôm đó chắc cha mẹ cháu đều không về nhà. Tôi hỏi cháu, tại sao không nói với bà nội hoặc bà ngoại. Cháu bảo không được, các bà sức khỏe đều kém. Cháu đã dùng điện thoại công cộng ở cạnh đường để nói chuyện với chúng tôi.

Tôi nói: "Chị rất cảm ơn em đã tín nhiệm chị, gọi điện thoại cho chị. Nhưng em cần phải tự trọng. Yêu đương và hôn nhân là hai việc khác nhau, điều em vừa nói đúng ra không nên xảy ra trước khi kết hôn. Điều then chốt hiện nay là làm thế nào giải quyết sự việc cho tốt. Em có đến phòng khám thai sớm để xét nghiệm nước tiểu, xem có thai thật không. Nếu thật có thai em đến ngay chỗ chị, chị sẽ nói em cách giải quyết; nếu không có, thì em nên tiếp thu một bài học". Kết quả tôi chờ rất lâu, không thấy em gọi điện thoại đến. Tôi đoán em không có thai, nhưng rút cục đã có quan hệ tình dục với người khác.

Sự việc này, bố mẹ và thầy cô giáo em gái đó đều không biết, em đã nói với "chị Tâm Giao". Trong cuộc sống chúng ta, chung quanh ta, nếu con gái ta phát sinh quan hệ tình dục với người khác, thì ta làm thế nào? Người bố không nên quát: "Mày cút đi!". Người mẹ không nên khóc lóc: "Mày làm cho tao mất mặt!". Nếu chúng ta nói như vậy, thì con chúng ta mãi mãi không trở về bên ta. Điều quan trọng là phải để cho chúng hiểu được tính chất nghiêm trọng của sự việc này, thực sự được bài học, sau này

không phạm lại sai lầm như vậy. Bởi vì con cái chúng ta thực tại đang sống trong một xã hội thoáng rộng hơn rất nhiều so với cuộc sống của chúng ta trước kia.

Nếu một ngày nào đó con chúng ta hỏi: "Mẹ ơi, mẹ ơi mẹ quan hệ với bố như thế nào?". Ta cần phải trả lời chân thật, mà không nên qua quýt lẩn tránh.

Tôi có một bạn đồng nghiệp rất tốt, lúc thường trong tâm trí của con cái có địa vị khá cao, con cái sau khi vào trung học một hôm đột nhiên hỏi chị: "Mẹ ơi, mẹ lấy bố như thế nào?". Người mẹ trả lời: "Mới tí tuổi mà đã nghĩ đến chuyện đó? Tư tưởng phức tạp!". Cô con gái nghe thấy thế rất cụt hứng. Một hôm, nhân lúc mẹ không có nhà cháu liền hỏi bố. Bố không những không phê bình mà con gái nói rõ cho con gái biết. Nó mừng lắm nói: "Chỉ có ba là biết tâm sự, mẹ con chỉ giả tạo".

Về mặt tình cảm với bạn khác giới, về hôn nhân khi đứa trẻ đang còn mờ mịt rất cần thiết được bố mẹ bền bỉ dẫn dắt. Một khi xảy ra chuyện gì, dù đánh, dù mắng cũng không còn tác dụng. Lúc này đứa trẻ rất cần sự quan tâm và thông cảm của bố mẹ, nếu không được như vậy chúng sẽ mất hết lòng tin, cũng có thể bùng nổ, bỏ đi. Cho nên cha mẹ không thể cưỡng bức con cái tránh tiếp xúc với những việc đó, mà phải chính xác dìu dắt chúng.

Một phần của tài liệu Giúp con đi đến thành công (Trang 28 - 30)