VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC TRONG TAY CÁC BÀ MẸ Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Giúp con đi đến thành công (Trang 40 - 51)

2. Gia đình bảo vệ con trai như thế nào.

VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC TRONG TAY CÁC BÀ MẸ Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm.

Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm.

Có người mẹ trẻ đã hỏi tôi: "Theo chị chức trách của người mẹ chủ yếu là cái gì?" Tôi trả lời: "Là bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, giáo dục con cái thành người".

Tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, đối với gia đình, đối với bản thân con cái đều hết sức quan trọng. Một người không có tinh thần trách nhiệm thì người đó không thể tin tưởng được; lãnh đạo và nhân viên một cơ quan không có tinh thần trách nhiệm, thì cơ quan đó sớm muộn sẽ đổ; công dân của một xã hội không có tinh thần trách nhiệm, thì xã hội đó khó có sự gắn bó; thế hệ sau của một đất nước không có tinh thần trách nhiệm, thì đất nước đó vĩnh viễn không còn hy vọng; người mẹ của một dân tộc không có tinh thần trách nhiệm, thì dân tộc đó chắc chắn sẽ diệt vong.

Vận mệnh của dân tộc, nằm trong tay hàng ngàn hàng vạn các bà mẹ ngày nay; sự hy vọng của dân tộc cũng gửi gắm ở hàng nghìn hàng vạn những người con sẽ tiếp nối sau này.

Trách nhiệm của người mẹ vô cùng to lớn!

Hơn một trăm năm trước đây, cụ Lương Khải Siêu (Trung Quốc) đã nói: "Thiếu niên mạnh, thì đất nước mạnh". Thế hệ trẻ mạnh hay yếu trực tiếp quan hệ đến bộ mặt và vận mệnh của dân tộc trong tương lai. Đó tuyệt đối không phải là việc riêng của mỗi người chúng ta. Bởi trong thời đại ngày nay, cuộc cạnh tranh của thế giới tương lai là cuộc cạnh tranh của tố chất con người. Trong tố chất con người thì tinh thần trách nhiệm là hết sức quan trọng.

Giả sử, do chúng ta giáo dục con cái không tốt khiến chúng từ nhỏ đã không có tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, chỉ biết nhận sự yêu thương, mà không biết yêu thương người; đối với bố mẹ không có tinh thần trách nhiệm, chỉ biết đòi hỏi, mà không biết đền đáp, đối với tập thể không có tinh thần trách nhiệm, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến người khác; đối với xã hội không có tinh thần trách nhiệm, vô pháp vô thiên tự do hoành hành; đối với đất nước không có tinh thần trách nhiệm, chỉ nghĩ đến hưởng thụ, không nói đến cống hiến, thì mẹ của những người con đó chẳng phải đã có tội với người xưa hay sao?

Không nên hàm hồ, đừng nên oán thán, mà chúng ta phải nhận rõ ngay trách nhiệm của ngưòi mẹ, để bằng mọi tâm huyết của mình bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho con cái!

Người con của đất nước phải có trách nhiệm đối với đất nước.

Thế hệ sau của một đất nước không có tinh thần trách nhiệm, thì đất nước ấy không còn có hy vọng. Trước ngày kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc 45 năm, một lần tôi tham dự cuộc toạ đàm "Người cùng tuổi với nước cộng hoà", tôi gặp Lương Hiểu Thanh - nhà văn nổi tiếng, anh cũng là lớp thanh niên trí thức như chúng ta. Trong cuộc toạ đàm anh đã nói những lời rất có ý nghĩa... Một thầy giáo trường trung học ở nước Mỹ trong buổi khai giảng đầu tiên đã nói: "Thưa các cô, thưa các vị, từ ngày hôm nay, các vị là những người công dân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ".

Ngày nay tôi cũng phải nói với các bạn sinh viên rằng: "Thưa các cô, thưa các vị, chúng ta không nên đặt mình thành những đứa trẻ!" Đã có một vị giám đốc xí nghiệp hỏi tôi: "Chị cho tôi biết, khi tuyển chọn người trong sinh viên thì phải chọn người như thế nào? Tôi nói với ông ta, hễ có sinh viên nào còn tự xưng mình là "bé trai", "bé gái" thì nhất thiết không nên chọn. Điều đó chứng tỏ họ vẫn chưa tốt nghiệp "nhà trẻ cao cấp", căn bản chưa thể đảm nhận được trách nhiệm mà xã hội giao phó".

Lời nói của Lương Hiểu Thanh, tôi rất đồng tình. Trong các bài viết của một số sinh viên hoặc khi họ nói chuyện với những sinh viên khác, tôi phát hiện thấy trạng thái tâm lý "trẻ con" của một số sinh viên còn rất nặng, họ không có lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm mà người thanh niên cần có. Tôi nhắc nhở các sinh viên rằng, tinh thần trách nhiệm là tiếng nói trong lòng mà mình ra, nếu chúng ta cứ có thói quen kiến dưỡng bản thân thì không bao giờ trưởng thành được!

Tôi nói với các bạn sinh viên rằng: "Muốn yêu nước, muốn thành tài, thì trước tiên phải thành người. Nếu các anh là những người không có tinh thần trách nhiệm, thì dù cho tài giỏi đến đâu cũng không ai dám giao cho trọng trách?"

"Có người nói: Trí dục nắm không tốt sẽ thành thứ phẩm; đức dục nắm không tốt tất nhiên sẽ thành loại vật phẩm nguy hại".

"Các bạn thanh niên có mặt ở đây không ai muốn mình là loại thứ phẩm hoặc vật phẩm nguy hại mà đều muốn trở thành vật phẩm tinh xảo, muốn vậy phải ra sức, phải chuẩn bị tốt để đón tiếp sự thách thức của thế kỷ 21.

Hiện nay trong xã hội đang có một danh từ rất thời thượng: "định vị". Hàng hoá có định vị trên thị trường, báo chí tạp chí có định vị của người đọc; bản thân chúng ta cũng nên nghĩ xem, chúng ta có định vị gì:

Tôi và các bạn sinh viên nêu lên 3 định vị:

Trước tiên là mối quan hệ giữa sinh viên chúng ta với Tổ quốc. Chúng ta là công dân của đất nước, là người chủ của thế kỷ 21, toà lâu đài thế kỷ 21 sẽ do tay ta dựng nên, cho nên chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc mình, với nhân loại.

Hai là mối quan hệ giữa chúng ta và gia đình. Với gia đình, chúng ta là con của bố, mẹ, hy vọng của gia đình gửi gắm ở chúng ta, hình ảnh đẹp đẽ của gia đình tương lai do chúng ta vẽ nên, hạnh phúc của gia đình sẽ quyết định ở chúng ta có mang lại hạnh phúc cho người khác. Ở điểm này, chúng ta có trách nhiệm với gia đình.

Ba là đối với bản thân chúng ta. Chúng ta là người chủ vận mệnh của mình. Ngày nay của chúng ta là để chuẩn bị cho ngày mai, là cơ sở cho ngày mai, cho nên chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm đối với ngày nay.

Tôi nói với các bạn sinh viên: "Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm không thể khước từ đối với đất nước, đối với gia đình, đối với bản thân. Tan cuộc họp một sinh viên xúc động nói: "Trước kia chúng em luôn oán xã hội coi thường giá trị của sinh viên chúng em. Nay thì đã rõ, trước hết chúng em phải tìm cho đúng vị trí của mình, nhận lấy trách nhiệm mà lớp người chúng em ngày nay phải đảm nhiệm, như thế bản thân mới thật có giá trị".

Những người mẹ trẻ, nhìn lại bước đường mà chúng ta đã đi qua, chúng ta có thể cảm thấy tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống có tác dụng lớn lao biết chừng nào!

Làm sinh nhật cho ai.

Phải thực sự làm sinh nhật cho người già. Để con cái biết rằng: sinh nhật của bản thân chính là ngày "Vất vả của người mẹ".

Trong lòng ngưòi mẹ bao giờ cũng nhớ rất rõ ngày sinh của con mình.

Nhớ lại khi còn bé, mỗi lần đến sinh nhật của tôi, mẹ tôi thường tự làm lấy loại mỳ sợi còn có tên là mỳ trường thọ. Mỳ này rất thơm, lại cho thêm trứng gà, nấm hương, mộc nhĩ, rau kim trâm...

Khi lớn khôn, có lúc bận quá quên mất cả ngày sinh của mình. Nhưng mẹ tôi vẫn không quên. Người làm sẵn mỳ rồi nhắn tôi về ăn. Tôi vừa ăn ngấu nghiến, vừa nói: "Ngon lắm, ngon lắm, mẹ nấu mỳ bao giờ cũng ngon!". Có khi, đúng ngày sinh nhật của mình, nhưng tôi lại đi công tác xa, mẹ tôi vẫn cứ nấu mỳ, ai đến thì ăn.

Không phải mẹ chỉ yêu riêng tôi, mà với cả sáu anh chị em chúng tôi, mẹ đều làm như vậy. Tôi cũng thường đựơc gọi về nhà, ăn mỳ sinh nhật của anh chị em khác.

Khi còn bé tôi rất ngạc nhiên: mẹ nhớ giỏi thật, sinh nhật của các con mẹ không bao giờ quên.

Tuổi nhi đồng vô tư. Trước đây tôi không bao giờ hiểu được sâu sắc bố mẹ mong mỏi rất nhiều đối với sinh mệnh mới ra đời.

"Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ". Chỉ đến khi tôi sinh con, tôi trải qua biết bao đêm ngày vất vả, trải qua trận đau đớn chưa từng thấy, tôi mới hiểu rõ được tại sao người mẹ nhớ rất kỹ ngày sinh của con mình, tại sao người mẹ thấy con cái ăn uống ngon lành thì cảm thấy rất sung sướng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng từ đó, tôi cũng giống mẹ tôi, nhớ rất kỹ ngày sinh của con. Lúc đó tôi mới rõ, đối với người mẹ, ngày sinh của con không cần học thuộc mà vẫn nhớ kỹ, vì đó là ngày người mẹ phải vất vả nhất.

Làm người mẹ, toàn bộ tâm tư đều ở đứa con. Ngoài việc hàng ngày cho bú sữa, giặt tã lót, khi ốm đau bế đi bệnh viện... rồi thì tính toán làm sinh nhật cho con, chạy khắp phố mua bánh sinh nhật, chụp ảnh sinh nhật...

Rất nhiều bà mẹ còn hơn hẳn tôi. Sinh nhật của con mua rất nhiều vật quý giá, có người còn mời cơm khách, thậm chí mở hẳn cuộc họp mặt... sinh nhật của con cái ngày càng bày biện vẽ vời. Cho đến một hôm, một bà mẹ trẻ khóc nói với tôi: "Con trai em, hàng năm đến sinh nhật cháu mọi người trong nhà đều phải mua rất nhiều quà cho nó. Khi cháu 12 tuổi, tôi cho cháu mấy trăm đồng để chuẩn bị sinh nhật, tôi dặn cháu đến sinh nhật con ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại đều đã hẹn đến chúc mừng sinh nhật con. Kết quả thật không ngờ, cháu mang tất cả đi mua đồ chơi không mua một chiếc bánh nào. Bốn cụ già từ xa đến thăm cháu mà không có cái bánh mời các cụ". Nói đến đây, chị chảy nước mắt: "Con em trong lòng nó không hề có một ai!". Lòng tôi bị xúc động rất lớn. Nếu làm sinh nhật như vậy sẽ đem lại cho con cái điều gì?

Có một lần khi tổ chức hoạt động tư vấn của "chị Tâm Giao" tôi hỏi bọn trẻ con: "Các em ai biết được ngày sinh của bố mẹ?" cả hội trường chỉ lèo tèo vài cánh tay giơ lên. Lại một lần nữa tôi bị xúc động mãnh liệt. Tôi bắt đầu tỉnh ngộ, làm mẹ rút cục để lại cho con cái những gì?

Không bao lâu xảy ra một sự kiện. Ngày 12 tháng 9 là ngày sinh của tôi. Hôm ấy lại là ngày chủ nhật. Sáng sớm con tôi phải đến trường dự lớp, lúc sắp đi cháu đẩy cửa buồng tôi nói khẽ: "Mẹ ơi, các thứ cho mẹ, con để ở ngoài".

Tôi bước ra xem thấy ở cửa có một cái túi mừng sinh nhật rất đẹp, mở ra coi trong đó có một tấm thiếp mừng rất to, trong đó viết: "Mẹ ơi, lời chúc mừng mẹ của đứa con 15 tuổi đều tập trung trong tấm thiếp nhỏ này", bên dưới còn vẽ một cậu bé trai miệng có một câu: "Ngày mai càng đẹp hơn!".

Xem đến đây tự nhiên tôi chảy nước mắt! Trong thiên hạ người mẹ nào lại không gửi gắm ngày mai của mình vào đứa con? Tôi cảm nhận được sự an ủi của người mẹ khi nuôi dưỡng đứa con trai thành người, tôi thấm thía lời của mẹ tôi nói, "của cải cả cuộc đời mẹ chính là 6 đứa con!".

Lúc đó tôi lại nghĩ ngày 12 tháng 9 cũng là ngày sinh nhật của bà chủ nhiệm tờ báo chúng tôi, bà đã hơn 60 tuổi, công tác ở toà soạn đã hơn 40 năm. Trưa hôm đó lại đúng dịp đồng chí Vu Lam giám đốc xưởng phim nhi đồng Trung Quốc do công việc mời chúng tôi ăn cơm. Tôi nghĩ nên mang chút quà đến mừng bà chủ nhiệm để mừng ngày sinh nhật của bà. Tôi đi mua một bó hoa tươi và một tấm thiếp

mừng. Khi tôi đến nhà hàng thì mọi người đã có mặt. Tôi chẳng nói lời xin lỗi mọi người mà đi ngay đến bà chủ nhiệm tặng bó hoa rồi nói: "Thưa bác, em xin thay mặt cả nhà, chúc sinh nhật vui vẻ!". Bác Thẩm vội vã đứng dậy ngượng ngùng nói nhỏ: "Ấy! Cô không nên tặng hoa tôi trong trường hợp này". Đồng chí Vu Lam nghe thấy chúng tôi chúc sinh nhật, liền cùng mọi người đứng dậy hát bài: "Chúc mừng sinh nhật vui vẻ".

Lời ca của chúng tôi chưa dứt, thì ở bàn bên cạnh lại có tiếng hát vang lên. Tôi nhìn theo thấy một đám người lớn đứng hát vây quanh một cái bàn, một em bé chỉ khoảng 10 tuổi ngồi ở đó, trịnh trọng tiếp nhận người lớn đến chúc rượu, chúc phúc. Nghe nói, cậu bé này hôm nay mừng "thượng thọ" 10 tuổi. Lúc đó trong lòng tôi thấy rất khó chịu, mất đi sự cân bằng về tình cảm: một bà chủ nhiệm mấy chục năm công tác cho thiếu niên nhi đồng mà khi nhận bó hoa do học sinh của mình mừng sinh nhật còn cảm thấy ngượng ngùng, nhưng một đứa trẻ 10 tuổi khi thấy bao người lớn bầy tiệc chúc thọ, nó lại tỏ vẻ rất đàng hoàng, không hề xúc động! Tôi có một nghĩ đáng sợ: bố mẹ đã dùng tiền đổi lấy sự ích kỷ, bạc tình bạc nghĩa của đứa con mình!

Tôi đột nhiên cảm thấy trong vấn đề làm sinh nhật cho con cái, chúng ta những người làm bố làm mẹ đã mắc phải sai lầm: năm này qua năm khác, tốn bao nhiêu tiền về làm sinh nhật cho con, đặt chúng ngồi trên đầu bàn tiệc, rồi tán tụng; năm này qua năm khác đứa trẻ lớn lên, căn bản sẽ không hiểu tình nghĩa, không nhận biết tình nghĩa, thậm chí bạc tình với bố mẹ!

Nói chuyện với người bạn cũ về việc này, ông cũng có đồng cảm như vậy. Ông đã từng làm cuộc điều tra trong sinh viên ở Nhật, sinh viên Nhật khi được hỏi đều ghi nhớ ngày sinh của bố và của mẹ, nhưng lưu học sinh Trung Quốc học ở đó thì không nhớ được.

Ở Nhật Bản, con cái gọi ngày sinh nhật của bố mẹ mình là "ngày mẹ vất vả", đến ngày sinh nhật chúng mời bố mẹ mời ăn cơm, còn đến cúi lạy bố mẹ. Vì ngày chúng được sinh ra là ngày người mẹ đau đớn nhất, vất vả nhất.

Về điểm này, những người làm mẹ đều tự mình thể nghiệm được.

Có thể thấy, con cái đền đáp ơn nuôi dưỡng của mẹ từ xưa đã là mỹ đức truyền thống của dân tộc. Nhưng ở thời đại sinh ít con ngày nay, thì hầu như đã quên sạch cả!

Tại sao con tôi biết gửi quà và tấm thiếp chúc mừng vào ngày sinh nhật của tôi, chủ yếu là chịu ảnh hưởng của việc giáo dục truyền thống tôn trọng người già trong gia đình tôi.

Ở nhà tôi mỗi người con đều rất hiếu thảo với bố mẹ. Hàng năm, mừng sinh nhật của bố mẹ đều làm rất long trọng, năm nào cũng vậy. Anh chị em chúng tôi đối với bố mẹ có tình cảm chân thực và sự tôn kính xuất phát từ đáy lòng, luôn ảnh hưởng đến con tôi, cảm nhiễm sang con tôi.

Dần dần, chúng cũng biết tôn kính người già. Coi sinh nhật của người già còn quan trọng hơn sinh nhật của bản thân: người già đau ốm, con cháu đều đến thăm, chủ động chăm sóc.

Con trai tôi là học sinh trung học, đã nấu một món ăn ngon. Cả nhà đoàn tụ, có lúc do nó cầm trịch; cháu Chu Múi hễ rỗi rãi, là lại ra tay nấu nướng. Thời gian ông ngoại ốm nặng nằm liệt trên giường, cháu thường đến lau rửa người cho ông, bưng bô đổ vịt, không hề sợ bẩn sợ mệt.

Con cái hiểu được việc tôn kính người già, biết nhớ đến người già. Nếu bận việc về muộn, liền nghĩ đến gọi điện thoại về nhà, để người nhà khỏi mong; sinh nhật của mẹ, biết gửi tấm thiếp mừng... những việc đó xem như không lớn, nhưng thể hiện một tinh thần trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là tài sản tinh

Một phần của tài liệu Giúp con đi đến thành công (Trang 40 - 51)